Phát hiện bộ xương mẹ ôm con tránh động đất từ 4.000 năm trước

Mới đây, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã công bố các bức ảnh về hai bộ hài cốt của hai mẹ con được tìm thấy trong một trận động đất cách đây 4000 năm trước.

Hồi đầu tháng 8 vừa qua, tại hội thảo về nền văn minh sớm Trung Quốc tổ chức ở Cam Túc, rất nhiều các bức ảnh chụp lại bộ xương của một người mẹ đang bảo vệ đứa con của mình trong một trận động đất diễn ra khoảng 4.000 năm trước đây đã được công bố.

Theo đó, đoàn khảo cổ đã thực hiện chuyến thăm dò tại các địa điểm khảo cổ Lajia và phát hiện ra vô số tàn tích còn lại của cơn địa chấn kinh hoàng trong quá khứ. 

Trong đó ấn tượng nhất phải kể đến di khảo người mẹ cố giang tay, đưa cả thân mình để che chắn cho đứa con nhỏ. Các nhà khoa học đã rất ấn tượng với di vật tìm được.

 
Những người tham gia khảo cổ đã rất xúc động khi đào được hóa thạch xương người mẹ che đất lở cho con trong vòng tay mình.
 
 
 
Xung quanh đó là biết bao xác người nằm la liệt. Hiện vẫn chưa có tài liệu nào công bố chính thức về sức công phá và tầm ảnh hưởng của trận động đất năm xưa tới cuộc sống của con người.
 
 
 
Địa điểm khảo cổ Lajia gắn liền với văn hóa Qijia của Trung Quốc (khoảng năm 2.200 TCN - 1600 TCN), một nền văn hóa thời đại đồ đồng sống xung quanh lưu vực sông Hoàng Hà.

Theo Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất