Đau lưng - bệnh đang đe dọa cột sống của người trẻ
Bệnh đau thắt lưng là triệu chứng rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nhưng với những người trẻ, bệnh này càng nguy hiểm.
Đau lưng - Triệu chứng không thể xem thường
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau. Vì vậy, với bất kì ai bị đau lưng đều cần phải được chăm sóc và điều trị đúng, trong trường hợp cần thiết cần phải được chăm sóc y tế kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Đau lưng ở người trẻ thường liên quan tới yếu tố chấn thương, có thể do mang vác nặng, lao động nặng hoặc vận động sai tư thế gây căng giãn cơ và hệ thống dây chằng vùng thắt lưng, do đó gây đau. Trong những trường hợp này, chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm lên vùng lưng bị đau kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ thì tình trạng đau sẽ giảm dần và khỏi.
Trong trường hợp, đau dai dẳng không đỡ hoặc kèm theo dấu hiệu đau, tê bì xuống một hoặc hai chân hay rối loạn đại tiểu tiện… thì bạn cần phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây đau lưng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng thường là do sau những chấn thương có thể gây nên những tổn thương về cột sống như: trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm cột sống… gây chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh đi ra từ tủy sống, do đó gây nên các rối loạn về tiểu tiện, rối loạn về cảm giác và vận động ở 2 chân. Những tổn thương này, nhẹ thì có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau, giãn cơ; nặng hơn sẽ phải phẫu thuật lấy khối thoát vị, giải ép thần kinh. Đối với những trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật mà càng để lâu thì khả năng phục hồi sau mổ càng kém do các rễ thần kinh bị chèn ép quá lâu, không còn khả năng hồi phục. Hậu quả dẫn tới bị teo cơ ở mông và chân, tiểu tiện không tự chủ.
Đau lưng ở người có tuổi là triệu chứng rất phổ biến, có thể không liên quan tới chấn thương mà xuất hiện tự nhiên và tồn tại dai dẳng, đau tăng dần lên theo tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau lưng ở những người cao tuổi là do thoái hóa xương khớp (thoái hóa cột sống). Cột sống bao gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau, giữa các đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm là một cấu trúc đàn hồi tốt, hình đĩa, có tác dụng đệm, giúp cột sống chịu lực tốt hơn. Mỗi đĩa đệm bao gồm một nhân nhầy ở giữa và một bao xơ chun chắc bên ngoài. Trong cột sống có một ống rỗng để chứa tủy sống.
Tủy sống mang các tín hiệu thần kinh từ não bộ tới các cơ quan chịu sự chi phối và ngược lại. Từ tủy sống có các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lỗ liên hợp của cột sống. Khi con người già đi, các cơ quan, bộ phận bị lão hóa và cột sống cũng vậy. Các thành phần của cột sống bị thoái hóa như: xuất hiện các chồi xương từ thân các đốt sống, hẹp các lỗ liên hợp (nơi đi ra của các rễ thần kinh), bao xơ đĩa đệm mất đi độ chun chắc làm cho nhân nhầy bị lồi ra hoặc thoát hẳn ra ngoài gây chèn ép vào tủy sống, hệ thống các dây chằng (dây chằng vàng, dây chằng dọc sau,…) bị dày lên gây chít hẹp ống sống.
Do đó, thoái hóa cột sống sẽ gây đau lưng, đau có thể lan xuống mông và chân, có thể kèm theo tê bì, rối loạn cơ tròn (tiểu tiện, đại tiện) tùy thuộc vào mức độ tổn thương của cột sống. Bệnh có thể được chẩn đoán dựa vào phim chụp Xquang cột sống thắt lưng, phim chụp cộng hưởng từ.
Điều trị đau lưng cách nào?
Phương pháp điều trị bao gồm các biện pháp dùng thuốc, không dùng thuốc và phẫu thuật.
Các biện pháp không dùng thuốc bao gồm: Các bài tập kéo giãn cơ, xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại… Điều trị thuốc chủ yếu là các thuốc giảm đau, chống viêm và giãn cơ. Các thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên cần tránh lạm dụng và tốt nhất nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống…
Ngoài ra, ở cả người trẻ và người già đau lưng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như: Các bệnh lý hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, các nhiễm trùng hệ tiết niệu,….), các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý khối u (u nang buồng trứng, u xơ tử cung…),….
Vì vậy, nếu bạn bị đau lưng kèm theo một trong các dấu hiệu như: sốt, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu hay ở phụ nữ có ra máu âm đạo bất thường, khí hư,…thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Như vậy, đau lưng là triệu chứng rất thường gặp nhưng không thể chủ quan và xem nhẹ. Nếu đau nặng hoặc đau dai dẳng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như trên thì bạn nên tới khám bác sĩ để được chăm sóc và điều trị phù hợp, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau lưng
Khi bạn dùng các thuốc giảm đau thì không nên lạm dụng vì hầu hết các thuốc này đều gây tổn thương niêm mạc dạ dày (viêm loét dạ dày, tá tràng). Một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm mạnh nếu dùng kéo dài hàng tháng hay nhiều tháng có thể gây ra nhiều biến chứng toàn thân (như: viêm loét dạ dày, tá tràng; loãng xương, teo cơ, rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể, rối loạn nội tiết, rối loạn nước và điện giải...). Điển hình là các thuốc nhóm corticoid. Tác dụng rất rõ rệt nhưng nếu dùng lâu dài hậu quả để lại rất nặng nề.
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau. Vì vậy, với bất kì ai bị đau lưng đều cần phải được chăm sóc và điều trị đúng, trong trường hợp cần thiết cần phải được chăm sóc y tế kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Đau lưng ở người trẻ thường liên quan tới yếu tố chấn thương, có thể do mang vác nặng, lao động nặng hoặc vận động sai tư thế gây căng giãn cơ và hệ thống dây chằng vùng thắt lưng, do đó gây đau. Trong những trường hợp này, chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp, chườm ấm lên vùng lưng bị đau kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau, giãn cơ thì tình trạng đau sẽ giảm dần và khỏi.
Trong trường hợp, đau dai dẳng không đỡ hoặc kèm theo dấu hiệu đau, tê bì xuống một hoặc hai chân hay rối loạn đại tiểu tiện… thì bạn cần phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây đau lưng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng thường là do sau những chấn thương có thể gây nên những tổn thương về cột sống như: trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm cột sống… gây chèn ép vào tủy sống và các rễ thần kinh đi ra từ tủy sống, do đó gây nên các rối loạn về tiểu tiện, rối loạn về cảm giác và vận động ở 2 chân. Những tổn thương này, nhẹ thì có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc giảm đau, giãn cơ; nặng hơn sẽ phải phẫu thuật lấy khối thoát vị, giải ép thần kinh. Đối với những trường hợp đã có chỉ định phẫu thuật mà càng để lâu thì khả năng phục hồi sau mổ càng kém do các rễ thần kinh bị chèn ép quá lâu, không còn khả năng hồi phục. Hậu quả dẫn tới bị teo cơ ở mông và chân, tiểu tiện không tự chủ.
Đau lưng ở người có tuổi là triệu chứng rất phổ biến, có thể không liên quan tới chấn thương mà xuất hiện tự nhiên và tồn tại dai dẳng, đau tăng dần lên theo tuổi. Nguyên nhân thường gặp nhất của đau lưng ở những người cao tuổi là do thoái hóa xương khớp (thoái hóa cột sống). Cột sống bao gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau, giữa các đốt sống là đĩa đệm. Đĩa đệm là một cấu trúc đàn hồi tốt, hình đĩa, có tác dụng đệm, giúp cột sống chịu lực tốt hơn. Mỗi đĩa đệm bao gồm một nhân nhầy ở giữa và một bao xơ chun chắc bên ngoài. Trong cột sống có một ống rỗng để chứa tủy sống.
Tủy sống mang các tín hiệu thần kinh từ não bộ tới các cơ quan chịu sự chi phối và ngược lại. Từ tủy sống có các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lỗ liên hợp của cột sống. Khi con người già đi, các cơ quan, bộ phận bị lão hóa và cột sống cũng vậy. Các thành phần của cột sống bị thoái hóa như: xuất hiện các chồi xương từ thân các đốt sống, hẹp các lỗ liên hợp (nơi đi ra của các rễ thần kinh), bao xơ đĩa đệm mất đi độ chun chắc làm cho nhân nhầy bị lồi ra hoặc thoát hẳn ra ngoài gây chèn ép vào tủy sống, hệ thống các dây chằng (dây chằng vàng, dây chằng dọc sau,…) bị dày lên gây chít hẹp ống sống.
Do đó, thoái hóa cột sống sẽ gây đau lưng, đau có thể lan xuống mông và chân, có thể kèm theo tê bì, rối loạn cơ tròn (tiểu tiện, đại tiện) tùy thuộc vào mức độ tổn thương của cột sống. Bệnh có thể được chẩn đoán dựa vào phim chụp Xquang cột sống thắt lưng, phim chụp cộng hưởng từ.
Điều trị đau lưng cách nào?
Phương pháp điều trị bao gồm các biện pháp dùng thuốc, không dùng thuốc và phẫu thuật.
Các biện pháp không dùng thuốc bao gồm: Các bài tập kéo giãn cơ, xoa bóp, chiếu tia hồng ngoại… Điều trị thuốc chủ yếu là các thuốc giảm đau, chống viêm và giãn cơ. Các thuốc này đều có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên cần tránh lạm dụng và tốt nhất nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống…
Ngoài ra, ở cả người trẻ và người già đau lưng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa như: Các bệnh lý hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, các nhiễm trùng hệ tiết niệu,….), các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ (viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý khối u (u nang buồng trứng, u xơ tử cung…),….
Vì vậy, nếu bạn bị đau lưng kèm theo một trong các dấu hiệu như: sốt, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu hay ở phụ nữ có ra máu âm đạo bất thường, khí hư,…thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Như vậy, đau lưng là triệu chứng rất thường gặp nhưng không thể chủ quan và xem nhẹ. Nếu đau nặng hoặc đau dai dẳng kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như trên thì bạn nên tới khám bác sĩ để được chăm sóc và điều trị phù hợp, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau lưng
Khi bạn dùng các thuốc giảm đau thì không nên lạm dụng vì hầu hết các thuốc này đều gây tổn thương niêm mạc dạ dày (viêm loét dạ dày, tá tràng). Một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm mạnh nếu dùng kéo dài hàng tháng hay nhiều tháng có thể gây ra nhiều biến chứng toàn thân (như: viêm loét dạ dày, tá tràng; loãng xương, teo cơ, rối loạn phân bố mỡ trong cơ thể, rối loạn nội tiết, rối loạn nước và điện giải...). Điển hình là các thuốc nhóm corticoid. Tác dụng rất rõ rệt nhưng nếu dùng lâu dài hậu quả để lại rất nặng nề.
Theo trí thức trẻ
-
1 giờ trướcDù có kích thước khổng lồ, phần thịt có thể ăn sống của loài ốc này lại vô cùng ít ỏi, thậm chí “chẳng bõ dính răng”.
-
3 giờ trướcNhững bông tuyết đầu mùa bắt đầu xuất hiện ở Paris từ ngày 20/11, khiến thủ đô của nước Pháp chìm trong màu trắng tinh khiết, đẹp lung linh và huyền ảo.
-
5 giờ trướcBộ lạc Himba ở phía Bắc Namibia là một trong những bộ lạc còn giữ được nhiều phong tục cổ xưa, phụ nữ không tắm bằng nước suốt đời, để ngực trần và chỉ quấn khố nhỏ.
-
6 giờ trướcTrứng là thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn vào thời điểm nào giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ sức khỏe não bộ thì không phải ai cũng biết.
-
8 giờ trướcTrứng và khoai lang được xem là thực phẩm vàng cho chế độ giảm cân vì chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lương calo thấp.
-
9 giờ trướcGần 200 con khỉ mới đây đã trốn khỏi khu Pho Khao Ton và hoành hành khắp Lopburi, thành phố du lịch nổi tiếng ở miền trung xứ chùa Vàng.
-
9 giờ trướcNhìn giống giun đất nhưng mang hương vị thơm ngon khó cưỡng, đặc sản này khiến không ít du khách nước ngoài lần đầu nhìn thấy phải “rùng mình”.
-
10 giờ trướcNgay sau khi được đăng tải, những hình ảnh về con hổ cái trong vườn thú đêm Chiang Mai, đã trở thành chủ đề gây sốt trên khắp các nền tảng mạng xã hội xứ chùa Vàng.
-
14 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
23 giờ trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất
-
1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
-
1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
1 ngày trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
1 ngày trướcĂn trứng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên ăn trứng buổi sáng và ăn trứng buổi tối sẽ có những sự khác biệt gì.
-
1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
1 ngày trướcĂn tỏi có phòng ngừa đột quỵ không là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng tham khảo các nhóm thực phẩm có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ dưới đây.
-
1 ngày trướcGiá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.
-
1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
Tin tức mới nhất
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước