Đôi đũa giá 5 triệu đồng của 'ông hoàng xa xỉ' Thái Công có gì đặc biệt?
Trong một bài học dạy các ăn uống ''vương giả'', Thái Công chia sẻ những quy tắc trên bàn ăn để tương xứng với phong thái cũng như giá trị các món đồ sử dụng.
Vốn đã nổi tiếng là NTK thân cận của giới thượng lưu, nhưng thời điểm mà cái tên Thái Công thực sự ''gây sốt'' trên mạng xã hội là sau khi những clip khoe nhà, khoe đồ dùng hạng sang được đăng tải lên TikTok. Lý do cho cơn sốt này là bởi, tiêu chuẩn của Thái Công trong việc chọn lựa đồ dùng, thiết bị gia dụng luôn độc đáo và không giống ai, ngoài ra chúng còn có giá bán cực đắt.
Trong một bài học dạy các ăn uống ''vương giả'' , Thái Công chia sẻ những quy tắc trên bàn ăn để tương xứng với phong thái cũng như giá trị các món đồ sử dụng. Lần này, anh lựa chọn bộ dụng cụ gồm nhiều bát đĩa, cốc chén, thìa nĩa khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là đôi đũa có giá 4,9 triệu đồng được đặt trong chiếc hộp sang trọng. Tiếp đến là combo đựng nước chấm gồm nắp giá 4,5 triệu và bát 2,5 triệu đồng. Nói về lý do của việc ăn phải "vương giả" này, NTK Thái Công cũng chia sẻ: "Chén đĩa càng quý giá, bữa ăn càng sang trọng. Muốn người ta rối mắt phải bỏ ra mấy chục ngàn đô la và biết sắp xếp một bữa ăn sang trọng ra sao không phải là chuyện dễ".
Nâng tầm vật dụng trong văn hóa ăn uống
Nhưng đôi đũa của NTK Thái Công chưa phải là đôi đũa đắt nhất. Tính tới thời điểm hiện tại, đôi đũa, vật dụng không thể thiếu của nhiều gia đình châu Á, vừa được nâng lên tầm xa xỉ bởi Paul Amey, thợ kim hoàn nhiều năm kinh nghiệm tại công ty Erotic Jewellery, Úc.
"Chúng tôi thích bữa ăn sang trọng, ít nhưng chất lượng, đặc biệt là những món cao cấp đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng chưa bao giờ được phục vụ đúng cách bởi dụng cụ chuyên dụng. Vì vậy tôi quyết định tự làm..." Amey nói với tờ Gold Coast vào tháng trước.
Thợ kim hoàn nổi tiếng nước Úc đã mất tới 340 tiếng mới làm xong đôi đũa. Ngoài vàng 18K, nó còn được khảm kim cương, ngọc trai và gỗ mun.
Đôi đũa vàng lấp lánh ánh kim cương có thể khiến bất cứ ai trầm trồ. Khi được hỏi rằng nó có dùng để gắp thức ăn được không thì Amey gật đầu cái rụp. Thêm nữa, viên ngọc trai to đùng có thể tháo rời và dùng như vòng cổ.
Với giá bán niêm yết lên tới 139.000 USD (hơn 3,2 tỷ đồng), đôi đũa của Paul Amey đang giữ kỷ lục "đắt nhất thế giới."
"Rẻ nhất" trong danh sách này là đôi đũa Versace có giá dao động trong khoảng... 3 triệu đồng. Được thiết kế vô cùng đơn giản: với nước sơn đen bóng, phần đuôi có chút họa tiết đặc trưng của Versace, đôi đũa sẽ khiến bát cơm đĩa thịt chỉ mấy chục nghìn của bạn thêm phần cao sang phú quý chẳng kém gì món tôm hùm, vi cá mập...
Tiếp theo là đũa Louis Vuitton. Chiếc đũa này xuất hiện trong hộp sushi đắt nhất thế giới, được mệnh danh là tập hợp của những tinh hoa thượng hạng có một không hai: nước nghệ ủ trong 70 năm, giấm balsamic 12 tuổi từ Ý, gan ngỗng, cá hồi Na Uy, 12 viên đá quý hiếm được tìm thấy trên Palawan và 4 viên kim cương lớn của châu Phi, mỗi viên nặng 0,2 cara.
Ngoài ra, tất cả sushi được bọc bằng một lá vàng 24 cara có thể ăn được. Món sushi đắt nhất thế giới có giá lên tới 4.300 USD (khoảng 100 triệu đồng). Với cả một gia tài gói gọn trong khoanh sushi, dường như chỉ có cặp đũa 10 triệu đồng của Louis Vuitton mới xứng tầm.
Văn hóa dùng đũa khi ăn của một số quốc gia châu Á
Đối với nhiều nước châu Á, đũa là một vật dụng rất quen thuộc trong bữa ăn. Tuy nhiên, văn hóa dùng đũa ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau về cách sử dụng lẫn quan niệm.
Đũa là vật dụng quan trọng và vô cùng quen thuộc với người dân Á Đông, nó trở thành một nét văn hóa của người Á châu. Và cùng với lịch âm, nến, giấy, mực…, đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của phương Tây, cách đây 3.000 năm (thời Ân Thương) con người đã biết sử dụng đũa để gắp thức ăn thay cho việc bốc tay.
Văn hóa dùng đũa của người Việt Nam
Đối với người Việt, việc dùng đũa không chỉ đơn thuần là một công cụ để gắp thức ăn, nó còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế.
Hầu như khi khởi đầu các bữa ăn, đặc biệt là trong các bữa tiệc, trước khi gắp đồ cho chính mình, họ thường dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời mọi người quanh bàn. Còn trong suốt bữa ăn, nếu muốn tiếp đồ ăn cho người khác, phải đảo đầu đũa, đây là phép lịch sự tối thiểu nhất.
Nhìn chung, quy tắc dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách sử dụng đũa khi đã lên 5-6 tuổi. Và cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác, ngoài việc chống thẳng đôi đũa trong chén cơm bị coi là điềm gở, gắn liền với hình ảnh chén cơm cúng.
Ở Việt Nam còn kiêng gõ đũa vào nhau, gõ đũa vào bát hay các vật dụng khác tạo tiếng động khi đang ăn. Họ quan niệm rằng, điều này sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó kiêng gõ đũa là phép lịch sự mà người Việt rất đề cao.
Những đôi đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ. Thông thường, ở miền Bắc đũa sẽ được làm từ tre, còn ở miền Nam đũa thường được làm từ gỗ dừa.
Văn hóa dùng đũa của người Hàn Quốc
Cũng như các nước khác, đũa có vai trò rất quan trọng trong các bữa ăn của người Hàn. Người Hàn Quốc trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên mà chỉ dùng đũa, muỗng để gắp, múc thức ăn. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay.
Khi ngồi chung một bàn ăn, ai muốn gắp đồ ăn từ dĩa đựng thức ăn chung phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch, không bị dính đồ ăn hay cơm…
Đặc biệt, những đôi đũa của người Hàn thường dẹt, đầu đũa tròn và phía trên đầu còn có khắc những chữ “phúc”, “hỷ” bằng chữ Hán hoặc những hình ảnh tượng trưng cho cát tường.
Hầu như từ trong gia đình cho đến các quán ăn đều chỉ sử dụng đũa làm từ kim loại. Sở dĩ họ chuộng đũa kim loại vì vừa vệ sinh, vừa thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi ăn uống ở xứ sở kim chi thì việc cầm đũa thực sự cần có kỹ năng, hơi vất vả.
Văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc
Văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc cũng khá cởi mở, không có quá nhiều quy tắc. Đũa thường được giữ trong tay phải và việc sử dụng đũa bằng tay trái được coi là nghi thức không thích hợp ở đây.
Ngoài ra, nghịch đũa được coi là một hành vi xấu, còn gắp thức ăn cho người già, trẻ em sẽ được coi là chu đáo, lịch sự. Khi đi ăn với người lớn tuổi, người Trung thường để người lớn cầm đũa trước mình và người chủ nhà sẽ chủ động gắp thức ăn vào dĩa của khách trước.
Có một số điều kiêng kỵ khi dùng đũa mà bạn nên biết ở đây nữa là họ không bao giờ dựng đũa thẳng đứng trong chén cơm, nó gợi nhắc tới chén cơm cúng thể hiện cho điềm gở và sự chết chóc. Thêm nữa, gõ đũa vào thành bát cũng được cho là hành động bất lịch sự.
Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản
Ở Nhật Bản, hầu như trong các bữa ăn nào họ cũng đều dùng đũa. Bởi phần lớn các món Nhật đều được cắt nhỏ kể từ khâu chuẩn bị, chế biến. Hơn nữa, người Nhật cũng thường xuyên ăn cá nên việc dùng đũa sẽ giúp họ linh hoạt hơn trong việc loại bỏ phần xương.
Họ rất coi trọng đôi đũa, bởi bên cạnh vai trò là món đồ dùng thì nó còn có thể là tác phẩm nghệ thuật. Thường các gia đình ở Nhật đều sở hữu những bộ đũa quý khảm trai hoặc thếp vàng, những bộ đũa sơn mài được sơn vẽ cầu kỳ.
Nếu đến du lịch Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhiều nhà hàng ẩm thực ở đây chỉ phục vụ đũa trong bữa ăn (ngoài những món canh, súp… có muỗng đi kèm). Đó là lý do mà nhiều thực khách, nhất là khách Tây không biết dùng đũa, thường hay gặp khó khăn khi muốn dùng bữa tại những nơi như thế này.
Cách dùng đũa của người Nhật cũng khá hay ho, khi họ cảm thấy đã no và không muốn tiếp thêm đồ ăn nữa sẽ giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” - bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn. Việc này vừa thể hiện sự trân trọng đối với bữa ăn mà mình được phục vụ vừa là một phép lịch sự.
Ngoài ra, đối với văn hóa Nhật, việc ăn uống xì xụp không phải là bất lịch sự mà là thể hiện sự khen ngợi đối với tài nghệ của người đầu bếp.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
-
29 phút trướcMới đây khoa Liên Chuyên khoa của bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận và lấy dị vật xiên que đâm từ mũi đến hốc mắt của một bé gái.
-
29 phút trướcXuất hiện sau những cơn mưa rào, ở nơi khe núi còn đọng nước, dún đá được người dân Ninh Bình “săn lùng” về làm nguyên liệu chế biến món ăn.
-
1 giờ trướcSách bò nhìn bẩn nhưng lại là một trong những bộ phận ngon và bổ dưỡng nhất trong các nội tạng con bò.
-
2 giờ trướcVào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12, tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu ở Việt Nam thường bày bán một loại hồng có phần ruột như chocolate với giá lên đến hơn 1 triệu đồng/kg.
-
4 giờ trướcNhững củ khoai tây mọc mầm, có màu xanh, vị đắng dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc, thậm chí tử vong.
-
5 giờ trướcMột nam du khách 61 tuổi bất ngờ bị cá mập cắn đứt chân khi đang lướt sóng ở ngoài khơi công viên bãi biển Waiehu (Maiu, Hawaii).
-
6 giờ trướcMới đây, một quán cà phê ở Quảng Đông gây xôn xao dư luận khi công bố loại cà phê mới được phục vụ kèm thịt gà hấp rau mùi.
-
7 giờ trướcNgười Chăm ở An Giang chỉ sử dụng thịt bò do người Chăm bán. Còn nước dùng cho món phở được ninh từ nhiều loại xương, nêm nếm thêm đường phèn và nhiều loại gia vị, thảo mộc.
-
19 giờ trướcChủ nhà bức xúc vì người thuê lén chuyển đi trong đêm sau khi nhận "tối hậu thư" về khoản nợ tiền thuê nhà 6.800 SGD (gần 130 triệu đồng).
-
23 giờ trướcNgày Lập đông đánh dấu sự chuyển dịch của thiên nhiên từ mùa thu sang mùa đông; vậy Lập đông năm 2024 rơi vàongày nào, thứ mấy?
-
1 ngày trướcDù là quốc gia không giáp biển nhưng xứ triệu voi luôn thu hút du khách bởi những thác nước tuyệt đẹp, trong đó không thể không nhắc tới Tad Fane.
-
1 ngày trướcNhiều người đồn thổi uống nước mía vắt chanh chữa ung thư, vậy thực hư thế nào?
-
1 ngày trướcNho “trái tim mùa thu” là dòng nho nổi tiếng của Nhật Bản và khá đắt đỏ. Nhưng nay loại nho “quý tộc” này từ Trung Quốc tràn sang chợ Việt với giá rẻ bất ngờ.
-
1 ngày trướcMột nghiên cứu với hơn 21.000 người trên 40 tuổi phát hiện ra mối liên hệ giữa cà phê và mỡ máu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào giới tính.
-
1 ngày trướcSau bữa ăn, cô gái thấy đau bụng ngày càng trầm trọng, trán toát mồ hôi lạnh nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
-
1 ngày trướcMới đây, một dòng hải lưu xanh neon rực rỡ bất ngờ xuất hiện ngoài khơi bờ biển California khiến nhiều du khách thích thú.
-
1 ngày trướcTrong căn bếp nhỏ của gia đình anh Jens thường xuất hiện các món ăn Việt Nam như phở, thịt kho, bún cá,…
-
2 ngày trướcNhiều du khách bất ngờ khi phát hiện ra sự thật về tảng đá nổi tiếng trên đỉnh Wutong, đỉnh núi cao nhất Thâm Quyến.
Tin tức mới nhất
-
33 phút trước
-
37 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước