Dùng nước gì để bao sái, lau bàn thờ thu hút tài lộc trong Rằm tháng Chạp?

Để làm sạch bàn thờ, gia chủ có thể sử dụng loại nước đặc biệt này thay cho nước lã.

Ngày mùng 1, Rằm hay lễ Tết, các gia đình đều sẽ lau dọn bàn thờ, sắm lễ và thắp nén hương để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Bàn thờ là chốn linh thiêng. Thay vì sử dụng nước lã để lau dọn bàn thờ, gia chủ có thể lau bằng 1 trong 3 loại nước dưới đây để làm sạch uế khí, bụi bẩn.

Nước ấm

Dùng nước gì để bao sái, lau bàn thờ thu hút tài lộc trong Rằm tháng Chạp?-1

Cách đơn giản nhất để lau dọn bàn thờ là sử dụng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và các mảng bám lâu ngày trên bàn thờ và vật phẩm thờ cúng nhanh hơn so với nước lã thông thường.

Bạn chỉ cần đun sôi một ấm nước và để khoảng 20 phút cho nước nguội bớt. Sau đó, nhúng khăn sạch vào nước và vắt khô rồi đem lau bàn thờ cho sạch. Dùng khăm mềm lau lại một lần nữa cho bàn thờ khô ráo.

Nước ngũ vị

Dùng nước gì để bao sái, lau bàn thờ thu hút tài lộc trong Rằm tháng Chạp?-2

Nước ngũ vị dùng để lau bàn thờ còn được gọi là nước thơm, nước bao sái. Các nguyên liệu thảo mộc được xem là có khả năng tẩy uế, xua đuổi xui rủi trong gia đình. Hương thơm của ngũ vị còn giúp loại bỏ mùi ẩm mốc, xua đuổi côn trùng nhỏ, giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, thông thoáng.

Có thể dùng các loại thảo mộc như đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang để đun nước ngũ vị bao sái bàn thờ. Chỉ cần cho các nguyên liệu vào nồi, thêm 1,5 lít nước và đun sôi từ 3-5 phút. Sau đó, tắt bếp và để nước nguội bớt. Nhúng khăn sạch vào nước thảo mộc và lau bàn thờ, đồ cúng.

Một số lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Không xê dịch bát hương

Khi lau dọn bàn thờ, bạn cần chú ý không được xê dịch bát hương hay nhấc bát hương ra mà chỉ nên dùng khăn lau nhẹ hàng để loại bỏ bụi bẩn trên bát hương. Một tay giữ cố định bát hương, một tay lau mặt trước cửa bát hương (lau mặt nhật nguyệt trước rồi mới tới các mặt khác).

Hạn chế làm đổ vỡ đồ thờ khi lau dọn

Đồ thờ cúng được coi là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng, tôn kính với người thân, tổ tiên đã khuất. Vì vậy, theo quan niệm dân gian, việc làm đổ vỡ đồ thờ là điều đại kỵ, không may.

Nếu làm vỡ đồ thờ, gia chủ cần thay thế bằng món đồ mới và cúng tiến làm lễ sám hối an vị đồ thờ.

Không cầm bát hương lên đổ hết tro ra ngàoi

Khi rút chân hương, gia chủ phải giữ bát hương để vật này không bị xô lệch khỏi vị trí. Nếu muốn tái đảo lô hương, làm lại bát hương thì phải nhẹ nhàng rút chân hương và dùng thìa xúc tro đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương để tôn hương lại.

Theo người xưa, cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài là hành động gây tán tài.

Theo Xe và Thể thao

Xem link gốc Ẩn link gốc https://xevathethao.vn/uncategorized/ram-thang-chap-dung-dung-nuoc-la-de-lau-ban-tho-pha-thu-nuoc-nay-de-tu-tai-tu-loc-to-tien-phu-ho.html

rằm tháng chạp

Tin tức mới nhất