Một số nguồi tin cho rằng, gluten hoàn toàn lành mạnh và ai cũng có thể sử dụng nó hàng ngày, trừ những người mắc bệnh celiac (một chứng rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể không hấp thụ được chất béo). Còn về phía các chuyên gia y tế, họ khẳng định gluten là chất có hại với tất cả mọi người. Vậy gluten là gì? Chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn thế nào?
Gluten là gì?
Gluten là một họ tổng hợp các nhóm protein có trong ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, và các sản phẩm chế biến từ lúa mạch, lúa mì. Cái tên gluten xuất hiện sau khi quan sát quá trình bột mì được hòa với nước, protein gluten kết dính tạo thành hỗn hợp có độ đặc giống như keo dán.
Gluten không mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng đặc biệt. Thậm chí chúng còn chứa gliadine – chất gây ta hầu hết các tác hại về sức khỏe. Nên với những người có tình trạng sức khỏe yếu, gluten không phải lựa chọn ổn cho khẩu phần ăn hàng ngày của họ.
Có nên loại bỏ gluten ra khỏi các bữa ăn hàng ngày?
Một chế độ ăn uống không gluten (gluten free) đồng nghĩa với việc bạn chọn loại bỏ hầu hết thực phẩm ra khỏi thực đơn của mình, và đó là một quyết định cực kì khó khăn. Vì vậy, nếu không mắc chứng không dung nạp gluten (celiac), bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi khẩu phần. Bạn biết đó, khi loại bỏ hoàn toàn bất kì loại thực phẩm nào đang sử dụng, bạn có nguy cơ lớn phải đối mặt với việc thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Hơn nữa, việc cố gắng thay đổi chế độ ăn uống mới nhằm loại bỏ hoàn toàn gluten thường không mang lại tác dụng, vì chúng có mặt trong tất cả những thực phẩm bạn nạp vào. Loại bỏ gluten bằng cách thay đổi chế độ ăn? Đó là việc làm vô ích.
Xây dựng chế độ ăn gulten free thông minh
Nguyên tắc của chế độ ăn gluten free khỏe mạnh đó là sử dụng thực phẩm từ tự nhiên có lợi cho sức khỏe như: cá, thịt nạc, trái cây, rau xanh, các sản phẩn từ sữa ít béo, ngũ cốc không chứa gluten,… Hãy yên tâm, vì ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm ít chứa gluten trong nó.
Chỉ cần chọn lựa kĩ các thực phẩm nguyên chất, lành mạnh là vấn đề xây dựng chế độ ăn uống đã được khắc phục đáng kể:
Nhóm ngũ cốc không chứa gluten gồm: ngô, cơm gạo lức, hạt quinoa, hạt lanh, hạt kê, lúa miến, bột năng, bột hoàng tinh, bột kiều mạch, yến mạch. Trong số này, yến mạch không chứa nhưng lại rất dễ nhiễm gluten qua quá trình chế biến, vì vậy, hãy cẩn thận khi dùng chúng với thực phẩm khác.
Nhóm thực phẩm thông thường không chứa gluten gồm: rau dền, thịt nạc, cá, hải sản, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, trái cây, rau xanh, các cây họ đậu, quả hạch, củ, thảo mộc và các loại gia vị, các loại đồ uống – trừ bia.
Mèo
Theo Vietnamnet