Hàng loạt nhà hàng TQ tẩm thuốc phiện vào đồ ăn để giữ khách

Chủ một tiệm mỳ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc mới đây vừa bị bắt giam sau khi khai nhận đã tẩm hạt thuốc phiện xay mịn vào đồ ăn của nhà hàng hòng giữ chân khách.

Quán ăn tẩm thuốc phiện vào mỳ nói trên tọa lạc ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Chủ quán ăn này mới đây vừa thú nhận với cảnh sát rằng, ông ta đã tẩm 2 kg bột thuốc phiện nghiền từ nụ cây anh túc vào mỳ để giữ chân khách.

Loại bột này chứa các thành phần gây nghiện như mooc-phin và cô-đê-in. Ông ta khai đã mua số bột đó hồi tháng 8 với giá 600 nhân dân tệ (tương đương 2.100 triệu đồng).

Rõ ràng, số thuốc đó đã phát huy tác dụng. Chủ nhà hàng cho hay số lượng khách đã tăng vọt sau khi ông ta sử dụng loại gia vị “đặc biệt” của mình.

 Vì đồng tiền, chủ tiệm mỳ ở Trung Quốc đã tẩm thuốc phiện vào mỳ để giữ chân khách.

Vì đồng tiền, chủ tiệm mỳ ở Trung Quốc đã tẩm thuốc phiện vào mỳ để giữ chân khách.

Theo South China Morning Post, các nhà chức trách Trung Quốc cho biết liều lượng đó đủ gây nghiện, khiến khách hàng phải quay lại ăn. Cảnh sát chỉ vào cuộc sau khi một khách hàng quen của cửa hàng có kết quả xét nghiệm dương tính với chất gây nghiện.

Đáng nhấn mạnh rằng, đây không phải là nhà hàng đầu tiên ở Trung Quốc “phát minh” ra ý tưởng kinh doanh “ma quái” này.

Theo một báo cáo điều tra năm 2011, những sản phẩm thuốc phiện bất hợp pháp này được bán nhan nhản trong các khu chợ ở Thiểm Tây và khách hàng chính là chủ các nhà hàng ăn.

Trong lĩnh vực này, Thượng Hải cũng không chịu thua kém Thiểm Tây. Trong tháng 5/2015 vừa rồi, một chủ nhà hàng ở Thượng Hải đã nhận án 10 tháng tù vì cho thêm mooc-phin vào súp để “tăng thêm hương vị”.

 Vỏ cây thuốc phiện được sử dụng như gia vị ở Trung Quốc.

Vỏ cây thuốc phiện được sử dụng như gia vị ở Trung Quốc.

Tháng 3/2014, cảnh sát cũng đã bỏ tù một chủ nhà hàng khác vì tội sử dụng Narceine, một dạng thuốc phiện chiết xuất từ vỏ cây anh túc để kích thích vị giác đối với món tôm càng nổi tiếng xiaolongxia của cửa hàng.

Năm 2010, ba nhà hàng lẩu ở Thượng Hải cũng bị đóng cửa vì bỏ thuốc phiện vào đồ ăn.

Các chủ nhà hàng ở Trung Quốc từ lâu đã dùng chiêu trò này để giữ khách. Năm 2014, hai nhà hàng ở Quảng Châu cũng bị bắt quả tang cho bột thuốc phiện vào đồ ăn. Trước đó một năm, bảy nhà hàng ở Ninh Hạ cũng “giữ khách” bằng cách cho mooc-phin vào lẩu.

Ở Tứ Xuyên, các nhà hàng cũng thường xuyên dùng cô-đê-in làm “nguyên liệu bí mật” cho các món ăn của minh.

Năm 2004, Quý Châu trở thành điểm nóng của Trung Quốc trong việc sử dụng chiêu trò “giết người” này khi cảnh sát phanh phui đến 215 nhà hàng dùng mooc-phin cho vào lẩu để giữ khách.

 Rất nhiều nhà hàng bị phát hiện cho thêm mooc-phin vào lẩu để tăng hương vị.

Rất nhiều nhà hàng bị phát hiện cho thêm mooc-phin vào lẩu để "tăng hương vị".

Tuy nhiên, đó chỉ là một số những trường hợp bị phát hiện trong số hàng ngàn nhà hàng "nhúng tràm" ở Trung Quốc. Những vụ bê bối về an toàn thực phẩm này là vấn đề nhức nhối khiến chính phủ đau đầu và công chúng phẫn nộ.

Nguồn cung loại ma túy này chưa được xác định chính xác. Nhưng miền Tây Trung Quốc tiếp giáp với Tam Giác Vàng – khu vực trồng cây anh túc chủ yếu của 3 nước Myanmar, Lào và Việt Nam nên có khả năng nó đến từ khu vực trên.

Theo ghi chép, ma túy lần đầu được sử dụng làm thuốc gây mê trong phẫu thuật ở Trung Quốc vào năm 220 sau công nguyên và là nguồn cơn dẫn đến cuộc chiến tranh thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh Quốc trong những năm 1800.

Thất bại kép của Trung Quốc trong Chiến tranh Thuốc phiện vẫn còn là nỗi đau của dân tộc Trung Hoa.

Theo Soha/ Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất