Cuộc đời bi kịch của vị hoàng đế duy nhất chết vì mỗi đêm 'chơi' với 4 gái lầu xanh

Tuy hậu cung có cả trăm, cả nghìn cung tần mỹ nữ nhưng cuối cùng vị vua Đồng Trị lại chết ở tuổi 21 vì lây bệnh giang mai từ gái lầu xanh.

Hoàng đế Đồng Trị (1856–1875), tức Thanh Mục Tông, tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần (Tải Thuần), là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Hàm Phong với Lan Quý nhân Từ Hi.

Tháng 1861, Hàm Phong Đế băng hà, Thái tử Thuần đăng cơ trở thành Hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh, đặt niên hiệu đầu tiên là Kỳ Tường.

Cuộc đời bi kịch của vị hoàng đế duy nhất chết vì mỗi đêm chơi với 4 gái lầu xanh-1
Hoàng đế Đồng Trị

Từ khi Đồng Trị còn nhỏ, Từ Hi đã tuyển chọn 4 sư phó nổi tiếng cùng với sư trưởng Miên Du giáo dục con thật nghiêm khắc. Hàng ngày, họ nhồi nhét vào vị vua trẻ đủ loại kinh sách, từ bài học trị dân trị nước đến đạo làm người. Tưởng rằng làm vậy sẽ giúp con phát triển nhưng sức ép từ việc học cũng như kỳ vọng cao của mẹ khiến Đồng Trị chỉ thêm chán nản và lười biếng.

Vốn không có năng lực lại bị lấn át bởi quyền lực của mẹ là Từ Hi Thái Hậu, cộng thêm bối cảnh suy yếu của Trung Quốc thời Thanh Mạt nên Đồng Trị càng thêm lơ là quốc sự. 

Năm 1872,  Đồng Trị sắp sinh nhật lần thứ 18, cả hai bà mẹ là Từ Hi Thái hậu và Từ An Thái hậu bắt đầu lo lắng đến chuyện hôn nhân của vị hoàng đế trẻ. Vì Đồng Trị không ưa mẹ đẻ mà lại quý Từ An, nên đã chọn A Lỗ Đặc do Từ An giới thiệu và là người ông mến làm hoàng hậu còn phong cho Phú Sát thị (người mà Từ Hi chọn) làm Chính tam phẩm Huệ phi. Cũng bởi việc này mà Từ Hi thù ghét cả Đồng Trị lẫn Từ An.

Sau khi có vợ, Đồng Trị chỉ sủng ái một mình hoàng hậu và lạnh nhạt với Huệ phi vì nghĩ nàng là tai mắt của Thái hậu. Từ Hi thấy vậy nên ra chỉ dụ yêu cầu Đồng Trị đối xử công bằng với thê thiếp, đồng thời sai thái giám theo dõi nhất cử nhất động của ông. Đồng Trị phớt lờ chỉ dụ khiến Từ Hi nổi giận, cấm 2 vợ chồng Đồng Trị ở cùng nhau.

Cuộc đời bi kịch của vị hoàng đế duy nhất chết vì mỗi đêm chơi với 4 gái lầu xanh-2
Từ Hi Thái Hậu

Lối sống nhục dục dẫn tới cái chết vì bệnh giang mai

Không có thực quyền trong tay, ngay cả chuyện gia đình cũng bị cấm cản nên Đồng Trị sinh ra chán nản, đau khổ; ban đêm thường cùng với một vài hoạn quan trốn ra khỏi hoàng cung đi chơi, đến nơi tập trung gái lầu xanh ở phía Nam kinh thành để tìm kiếm thú vui thân xác.

Có những khi vì quá mải chơi về muộn, Đồng Trị còn không kịp thiết triều buổi sáng. Có giai thoại kể rằng, mỗi đêm vị vua trẻ thường mây mưa với không dưới 3-4 kĩ nữ, với đủ loại chiêu trò tình dục. 

Do ăn chơi sa đọa từ sớm nên sức khỏe Đồng Trị nhanh chóng suy sụp. Mới 20 tuổi nhưng cơ thể rất suy nhược, phần dưới liên tục bị sưng tấy. Tuy nhiên, Đồng Trị chẳng thèm quan tâm, vẫn tiếp tục đắm mình vào những cuộc ăn chơi thâu đêm.

Cuộc đời bi kịch của vị hoàng đế duy nhất chết vì mỗi đêm chơi với 4 gái lầu xanh-3
Không có quyền lực lại bị ngăn cấm chuyện gia đình, hoàng đế Đồng Trị đã tìm niềm vui thú ở chốn lầu xanh. (Ảnh minh họa)

Cho tới ngày 21/10 năm Đồng Trị thứ 13, tức năm 1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị gió lạnh và phát bệnh lạ. Ban đầu cơ thể chỉ hơi mệt mỏi, khó ở nhưng sang ngày hôm sau, bệnh tình nặng thêm tới mức nằm liệt giường. Các thái y trong cung được huy động chẩn đoán bệnh tập thể nhưng mỗi người một ý. Trong khi đó, bệnh tình của Đồng Trị ngày một xấu thêm, các thái y trong cung buộc phải phân nhau túc trực.

Mười ngày sau đó, bệnh tình Đồng Trị bỗng nhiên nặng thêm thấy rõ, tay chân không còn sức lực, toàn thân mềm nhũn, sốt cao, trên người xuất hiện rất nhiều các đốm màu đỏ. Thái hậu Từ Hi nghe tin nghĩ đó là bệnh đậu mùa. Các thái y trong cung không dám nói rõ, tuy nhiên, ai cũng biết rằng căn bệnh mà Đồng Trị mắc không phải bệnh đậu mùa mà là bệnh giang mai.

Hai vị Hoàng Thái hậu không ai muốn đem chuyện xấu trong hậu cung công khai với dân chúng nên tuyên bố rằng Đồng Trị mắc bệnh đậu mùa. Hai năm sau vị vua này chết, sử chép là do bệnh "thiên hoa" (đậu mùa), nhưng dân gian thì cho rằng ông mắc bệnh giang mai, bộ phận sinh dục bị lở loét.

Chỉ sau một vài tuần lâm bệnh, hoàng đế Đồng Trị qua đời ngày 13/1/1875, từ giã cõi đời khi mới 21 tuổi mà không có con nối dõi. Vụ việc này đã trở thành một sự kiện bê bối lớn và chưa từng có trong lịch sử các đế vương Trung Quốc: Hoàng đế "chơi" gái bán hoa, lây bệnh mà chết. 

Cuộc đời bi kịch của vị hoàng đế duy nhất chết vì mỗi đêm chơi với 4 gái lầu xanh-4
Vì ăn chơi sa đọa nên hoàng đế trẻ đã mắc giang mai và qua đời ở tuổi 21.

Bệnh giang mai nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường lây lan qua quan hệ tình dục. Bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Con đường lây truyền phổ biến nhất là thông qua tiếp xúc với người bị nhiễm trùng trong khi hoạt động tình dục. Các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ hoặc trầy xước trên da hoặc màng nhầy.

Nếu không điều trị bệnh giang mai có thể dẫn đến sự phá huỷ toàn bộ cơ thể. Thêm vào đó, bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và với phụ nữ có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm trong quá trình mang thai. Điều trị có thể giúp ngăn ngừa những phá huỷ của bệnh giang mai đối với cơ thể trong tương lai nhưng không thể khắc phục hoặc loại bỏ được những phá huỷ của bệnh đã gây ra trước đó.

Những biến chứng có thể gặp do bệnh giang mai gây nên:

Những vết sưng nhỏ hay khối u được gọi là gummas. Những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Gummas thường biến mất sau khi điều trị bằng kháng sinh.

- Vấn đề về thần kinh. Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thống thần kinh bao gồm: Đau đầu, đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực; sa sút trí tuệ, mất cảm giác đau và nhiệt độ, rối loạn chức năng tình dục ở nam giới (bất lực), bàng quang không tự chủ...

- Vấn đề về thị giác như tình trạng thị lực kém, mất phản xạ ánh sáng, cơ mắt bị tê bì, thần kinh thị giác bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.

- Vấn đề tim mạch. Bệnh giang mai có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Chúng có thể bao gồm phình (phình động mạch) và viêm động mạch chủ - đây là động mạch chính của cơ thể và của các mạch máu khác. Bệnh giang mai cũng có thể làm hỏng van tim.

- Nhiễm HIV. Người lớn mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc loét sinh dục khác có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hai đến năm lần. Một vết thương giang

- Giang mai có thể dễ dàng chảy máu, cung cấp một cách dễ dàng cho HIV xâm nhập vào máu trong hoạt động tình dục.

- Biến chứng khi mang thai và sinh nở. Nếu đang mang thai, người mẹ có thể truyền bệnh giang mai cho thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh làm tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong trẻ sơ sinh trong vòng một vài ngày sau khi sinh.

Theo Gia đình & Xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cuoc-doi-bi-kich-cua-vi-hoang-de-duy-nhat-chet-vi-moi-dem-choi-voi-4-gai-lau-xanh-d241439.html

bộ phận sinh dục

Tin tức mới nhất