Không lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng về sách giáo khoa
Gần đây, nhiều tài khoản mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh chụp trang sách về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như "Giã gạo thổi cơm," "Bạn An dũng cảm," "Bắn tung tóe,"...
Trong quá trình triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, không ít lần trên mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh, nội dung sai sự thật hoặc không chính xác về sách giáo khoa khiến dư luận hoang mang, đồng thời, ảnh hưởng tới uy tín của ngành giáo dục.
Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia giáo dục khuyến cáo người dân nên thận trọng khi tiếp cận các nguồn thông tin không chính thống và không lan truyền những nội dung chưa được kiểm chứng, tác động tiêu cực tới quá trình dạy, học của thầy và trò các nhà trường.
Phê bình, góp ý sách giáo khoa cần đúng và trung thực
Từ đầu năm học 2023-2024 đến nay, nhiều tài khoản mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh chụp trang sách về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như "Giã gạo thổi cơm," "Bạn An dũng cảm," "Bắn tung tóe," "Bé xách đỡ mẹ," "Vẽ gì khó" …
Những nội dung này đã thu hút nhiều người xem và được lan truyền nhanh chóng, với các ý kiến bình luận tiêu cực về chất lượng sách giáo khoa mới, người viết sách giáo khoa và ngành giáo dục.
Tuy nhiên thực tế, các nội dung trên không có trong bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào đang được sử dụng tại các nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin khuyến cáo về vấn đề này, đồng thời có công văn đề nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) hỗ trợ xác minh, kiểm tra nguồn gốc các thông tin trên và có giải pháp ngăn chặn việc lan truyền thông tin sai sự thật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân đăng tải, bình luận xuyên tạc, khiến dư luận hoang mang, ảnh hưởng tới uy tín của ngành Giáo dục.
Hiện nay, có 3 bộ sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong các nhà trường gồm Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều.
Ngay từ khi mới ra đời, một số sách giáo khoa được giáo viên, phụ huynh phát hiện có “sạn," một số ngữ liệu chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà xuất bản chỉnh sửa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định đây không phải là ngữ liệu trong bất kỳ sách giáo khoa nào. (Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cho biết bên cạnh những văn bản được quy định trong chương trình phổ thông thì cũng có những văn bản tác giả sách giáo khoa tự lựa chọn.
Tuy nhiên, sự lựa chọn đó bao giờ cũng tuân thủ quy trình chặt chẽ, là sự xét duyệt của hội đồng thẩm định quốc gia qua rất nhiều vòng. Vì vậy, văn bản có nội dung không tốt, hầu như ko bao giờ có cơ hội xuất hiện trong sách giáo khoa.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Ngọc Thống, chủ biên môn Ngữ văn, Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, phụ huynh và người dùng mạng xã hội nên tỉnh táo phân tích khi tiếp cận với các nội dung, hình ảnh lan tràn trên không gian mạng.
Những hình ảnh sai sự thật về các nội dung trong sách giáo khoa tạo ra dư luận không hay, ảnh hưởng đến việc triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Ngọc Thống cho rằng việc phê bình, góp ý cho sách giáo khoa hay bất kỳ tài liệu, bài báo, công trình khoa học nào cũng là cần thiết và nên làm.
Tuy nhiên, động cơ và mục đích phê bình, góp ý, cũng như thái độ và cách làm cần trong sáng, tôn trọng lẫn nhau... đặc biệt cần nêu thông tin đúng và trung thực, có căn cứ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng... đừng chỉ nghe nói đâu đó rồi đưa lại không kiểm chứng.
“Khi nêu lên một hiện tượng nào, nhất là với sách giáo khoa, mọi người hãy chụp nguyên văn bài, trang bìa của sách, tên các tác giả và nhà xuất bản, năm xuất bản rõ ràng để thông tin được đưa một cách trung thực.
Nhiều người cũng không phân biệt được sách giáo khoa với sách tham khảo, sách ngoài thị trường và sách được lưu hành trong nhà trường, sách của những lần đổi mới trước và sách mới theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018...”, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Ngọc Thống bày tỏ.
Kiểm soát chặt chẽ các xuất bản phẩm trong nhà trường
Trước những thông tin sai sự thật, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan đã kịp thời lên tiếng cảnh báo nhưng hiệu ứng đám đông lan truyền vẫn khiến dư luận xã hội và phụ huynh lo lắng, băn khoăn về chất lượng các sách giáo khoa, sách tham khảo được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường hiện nay.
Do vậy, việc kiểm tra, giám sát chất lượng các xuất bản phẩm này cần được tăng cường hơn nữa để không bỏ sót, lọt những tài liệu, nội dung không phù hợp được đưa vào giảng dạy.
Bên cạnh việc quản lý chất lượng sách giáo khoa, từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 21/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Theo Thông tư, xuất bản phẩm tham khảo được lựa chọn sử dụng trong các cơ sở giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu snhư phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đối với từng cấp học, lớp học; đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và tính thẩm mỹ; phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng sử dụng.
Đồng thời, các sách tham khảo không trái với văn hóa, lịch sử, địa lý, đạo lý và thuần phong mỹ tục Việt Nam, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế; có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội và giữ vững chủ quyền quốc gia; không vi phạm các quy định của pháp luật.
(Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Giáo viên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, nhận định và đề xuất đúng, khách quan, tin cậy cho cơ sở giáo dục để lựa chọn được xuất bản phẩm tham khảo có chất lượng và sử dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu; kịp thời phản ánh với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về những xuất bản phẩm tham khảo không đúng với các quy định trên.
Người đứng đầu các cơ sở giáo dục có biện pháp chủ động ngăn ngừa các xuất bản phẩm tham khảo không đúng quy định xâm nhập vào nhà trường; dừng việc sử dụng xuất bản phẩm tham khảo có nội dung sai sót, không phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục và sách giáo khoa.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các nhà trường về việc sử dụng sách; đình chỉ việc sử dụng xuất bản phẩm tham khảo có nội dung sai sót, không phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục và xử lý theo thẩm quyền đối với những cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - tác giả từng có nhiều tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa, cho rằng việc đưa ra các nhận định về tác phẩm, đặc biệt là các bài trong sách giáo khoa cần hết sức cẩn trọng, có cái nhìn đa chiều, phù hợp.
Nhiều thông tin không chính xác đưa ở đâu đó vào chứ không phải trong sách giáo khoa.
Ở chiều ngược lại, khi lựa chọn những nội dung đưa vào sách giáo khoa cần phải chuẩn. Hiện nay, vẫn xuất hiện bài đưa vào như “báo tường," chúng ta bắt học sinh phải học mà quên mất rằng, những bài học trong chương trình phổ thông sẽ đi theo các em suốt đời, sau này làm gì cũng nhớ như in bài học đó. Vì vậy, phải chọn những tác phẩm có giá trị đích thực, tránh sự lộn xộn không đáng có.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Minh Hằng, Giảng viên Cao cấp Học viện Quản lý Giáo dục, chia sẻ khi tiếp nhận những thông tin không đúng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng phối hợp với cơ quan an ninh để vào cuộc xác minh những tổ chức, cá nhân cố tình đăng thông tin sai sự thật nhằm bôi xấu danh dự ngành Giáo dục và Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018. Đồng thời, cơ quan chức năng phải xử lý người vi phạm theo các chế tài của pháp luật thật nghiêm minh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nhà xuất bản, cần chủ động rà soát, kiểm tra xem những nội dung đó có nằm trong sách giáo khoa hay không? Nếu phản ánh đúng, Bộ cần tiếp thu, chỉnh sửa, hiệu đính theo quy định để đảm bảo tính chính xác về mặt ngữ liệu. Bởi ngữ liệu trong sách giáo khoa ngoài đúng về mặt chuyên môn phải đảm bảo tính sư phạm.
Bên cạnh đó, thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông Mới, giáo viên được giao quyền tự chủ và phát triển chương trình.
Thầy cô phải là người rà soát, nếu ngữ liệu trong sách giáo khoa chưa chuẩn có thể thay thế bằng nội dung khác cho phù hợp, đảm bảo tính khoa học.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
-
1 giờ trướcXe ô tô con chạy tốc độ cao trên đường ở Bình Dương tông vào xe máy và người đi bộ làm một người tử vong, sau đó tiếp tục va chạm với nhiều phương tiện khác trên đoạn đường hơn 3km.
-
1 giờ trướcDự báo thời tiết 15/11/2024: Bão Usagi với sức gió mạnh cấp 12 đang tiến vào Biển Đông. Trên đất liền, miền Bắc tiếp tục có nắng hanh, đêm và sáng sớm trời se lạnh.
-
12 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đang củng cố hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ xe tải chở 30 tấn gạch làm sập cầu.
-
13 giờ trướcSau khi lấy trộm được tiền, nhóm đối tượng tìm cách trốn thoát và đang bị lực lượng công an truy tìm gắt gao.
-
13 giờ trướcTrước khi nhận án tù, ông Duy Đức Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Bình Dương) đã liên tục có đơn gửi đến cơ quan công an tố giác cựu phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389.
-
13 giờ trướcMở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ 'mắt xích' cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và “cô tiên từ thiện” Trúc Phương.
-
16 giờ trướcKhi lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành cưỡng chế, tạm giữ phương tiện theo quy định, đối tượng không chấp hành, dùng tay đấm vào mặt 1 cán bộ công an.
-
16 giờ trước33 hộ dân tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị thiệt hại sau trận lũ quét sạt lở đất đã thực hiện bốc thăm lựa chọn vị trí nhà ở tại khu tái định cư.
-
18 giờ trướcMột số tài xế dùng thủ đoạn dán băng dính để sửa biển kiểm soát ô tô rồi vô tư lái xe quá tốc độ, lạng lách... khiến nhiều người lo ngại bị phạt nguội oan.
-
18 giờ trướcCa sĩ Chi Dân, người mẫu - diễn viên ngoại quốc An Tây, "cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương cùng bị bắt vì tham gia tiệc ma túy và đã bị khởi tố, tạm giam.
-
18 giờ trướcTrong lá đơn gửi cơ quan chức năng, ông Thích Minh Tuệ đề nghị mọi người không quay phim, chụp ảnh và đưa hình ảnh ông lên mạng xã hội để đảm bảo an ninh trật tự xã hội, an toàn giao thông và quá trình tu học.
-
18 giờ trướcLiên quan đến loại ma túy mới cực độc, mà đại biểu Quốc hội nhắc tới khi thảo luận về dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, cơ quan chức năng cho biết tên gọi của nó là Fentanyl, có thể thẩm thấu qua da và gây cho người tiếp xúc bị nhiễm độc, chỉ với 2mg có thể gây chết người.
-
19 giờ trướcNguyễn Đỗ Trúc Phương - người thường được gọi là "cô tiên từ thiện" vì có nhiều hoạt động nhân ái - vừa bị Công an TPHCM bắt giữ do liên quan đến ma túy.
-
21 giờ trướcCác ngành chức năng đang vào cuộc làm rõ vụ việc cô giáo ở Quảng Nam đánh học sinh lớp 6 bầm tím cả hai chân. Nhà trường tạm đình chỉ công tác 5 ngày với giáo viên để làm rõ vụ việc.
-
21 giờ trướcLiên quan đến nhóm "quái xế" gây tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), làm một cô gái tử vong, cơ quan công an đã khởi tố 20 bị can, bắt tạm giam 19 đối tượng để điều tra, xử lý.
-
22 giờ trướcTheo Bộ Công an, trường hợp giao xe cho người chưa đủ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe hoặc đã sử dụng rượu bia, ma túy điều khiển tham gia giao thông sẽ bị phạt.
-
22 giờ trướcMặc dù dự án 152 Trần Phú (quận 5, TPHCM) đã bị UBND TPHCM thu hồi, nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn đưa dự án này vào danh sách tài sản dùng để khắc phục hậu quả.
-
22 giờ trướcTrần Minh Hiếu mang nhiều tiền án, vừa chấp hành xong hình phạt tù về tội trộm cắp tài sản nhưng lại ''ngựa quen đường cũ'' thực hiện 10 vụ cướp tài sản với tổng giá trị tài sản khoảng 200 triệu đồng.
-
23 giờ trướcTrong tháng 10 vừa qua, Thủ đô Hà Nội có khoảng 15% người lao động tìm công việc có mức lương từ 10 - 20 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên mức thu nhập này không phải ai cũng tìm được.
-
1 ngày trướcTrong lúc dọn dẹp vệ sinh, lực lượng dân quân phát hiện chủ tịch UBND xã tại Bình Phước tử vong trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc, bên cạnh có thư “tuyệt mệnh”.
Tin tức mới nhất
-
9 phút trước
-
1 giờ trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
-
3 ngày trước