Bài 'Bắt nạt' gây tranh cãi: Có gì 'lấp lánh' mà đưa vào sách giáo khoa?
Các nhà thơ, nhà phê bình văn học cho rằng, bài thơ "Bắt nạt" đọc thấy khiên cưỡng, gây khó hiểu cho học sinh. Nên chăng, chỉ đưa một vài trích đoạn phù hợp thay vì đưa cả bài thơ vào SGK.
Những ngày qua, dư luận lại tranh cãi về bài thơ Bắt nạt của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách ngữ văn lớp 6 tập 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Bài thơ gồm 8 khổ, nói về việc không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh không nên bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình.
Nhiều người cho rằng, bài thơ có ngôn từ dễ hiểu, phê phán việc bạo lực học đường nhưng cũng có ý kiến cho rằng, tính nghệ thuật của bài thơ không cao, tính giáo dục không rõ ràng, không phù hợp để đưa vào sách giáo khoa (SGK) cho học sinh.
Bài thơ "Bắt nạt" in trong sách Ngữ văn lớp 6, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" (Ảnh chụp lại sách điện tử).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn - Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội nhà văn Việt Nam - cho biết, tùy theo từng cấp học mà tác phẩm đưa vào SGK có tính thẩm mỹ khác nhau. Với cấp tiểu học, bài thơ không cần quá xuất sắc nhưng vẫn phải đạt tiêu chí như sự trang nhã, tính giáo dục.
"Những bài thơ đưa vào SGK cho học sinh cấp 1 góp phần định hướng tính cách các em. Nếu tùy tiện đưa bài nào cũng được thì rất nguy hiểm.
Trước đây, chúng ta đã có nhiều bài thơ của các tác giả Phạm Hổ, Định Hải, Nguyễn Ngọc Ký… nuôi dưỡng tâm hồn, giúp các em lớn lên thành một người tử tế. Không thể nói vì đổi mới SGK mà chúng ta đưa các bài thơ theo cảm tính được", ông Nhơn chia sẻ.
Nói về bài thơ Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn nhận định, đây là một tác phẩm "giả ngô giả ngọng", ngôn từ trong thơ không phải là ngôn ngữ của trẻ con.
"Đọc bài thơ thấy rất khiên cưỡng, giữa hồn nhiên và sự giả ngây ngô rất khác nhau. Bài thơ nhân danh "trẻ con" để nói nhưng không dành cho trẻ con.
Tôi được biết, bài thơ đã bị phản ứng vào năm 2021 nhưng vẫn được tái bản ở các năm học sau thì có thể đây là quan điểm của nhóm biên soạn.
Họ giữ chính kiến của mình mà không căn cứ vào nghệ thuật thi ca. Nhóm biên soạn không nghe dư luận mà vẫn dùng bài thơ này trong SGK vì quá tự tin nên mới bị phản ứng một lần nữa", ông Nhơn nêu ý kiến.
Thạc sĩ Lý luận phê bình Văn học Đinh Mỹ Hà cho biết, thế hệ 7X,8X từng thuộc lòng nhiều bài thơ trong SGK vì đó là những bài thơ hay, có văn vần, có tính thẩm mỹ, giáo dục nhân cách tốt, nhưng với bài thơ Bắt nạt, bà thấy rất kém duyên, không có tính nghệ thuật.
"Một bài thơ làm chơi, đọc chơi thì thế nào cũng được nhưng nếu được chọn đưa vào SGK phải thật chuẩn mực, có tính nghệ thuật cao.
Bài Bắt nạt tôi đọc thấy rất bình thường, tôi không hiểu bài thơ có gì "lấp lánh" mà đưa vào SGK? Sao nó lại vượt qua được hội đồng thẩm định nội dung tác phẩm?
Đoạn cuối đọc mới thấy trúc trắc, khó hiểu mà lại không ăn nhập gì với cả bài, nhất là câu: Vì bắt nạt rất hôi. Không phải tự nhiên mà bài thơ bị phản ứng liên tục như vậy", bà Hà thẳng thắn.
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt thì nêu quan điểm, việc đưa những chủ đề như bạo lực học đường, bắt nạt… vào thơ, văn thì rất nên ủng hộ nhưng với bài thơ Bắt nạt, anh nghĩ rằng, chỉ nên đưa một vài trích đoạn phù hợp để minh họa cho chủ đề thay vì đưa toàn bộ bài thơ.
"Ở góc độ độc giả, tôi thấy có vài đoạn thú vị, dễ thương và vài đoạn đúng là hơi gượng ép, lủng củng, thiếu logic...
Tuy nhiên, thơ ca phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm và cảm xúc cá nhân của người đọc, thế nên không có công thức nào để khái quát như thế này mới là hay và thế kia mới là dở", nhà thơ Nguyễn Phong Việt cho hay.
Nhiều tác giả thấy ngạc nhiên khi bài thơ "Bắt nạt" được in trong SGK vì sự trúc trắc, khó hiểu (Ảnh: Hoàng Hoàng).
Nói về thị trường thơ thiếu nhi hiện nay, anh Phong Việt cho biết, người Việt Nam làm thơ nhiều, xuất bản thơ cũng nhiều nhưng rất hiếm khi bán được.
"Số lượng các nhà thơ in thơ và bán được là rất khiêm tốn. Riêng về mảng thiếu nhi, giờ quá ít người chịu viết: Thứ nhất, đó là một đề tài không dễ với các nhà thơ.
Thứ hai là thơ thiếu nhi cũng không phải dễ bán so với truyện chữ, truyện tranh cùng đề tài nên chúng ta ít thấy thơ thiếu nhi là vậy", nhà thơ Nguyễn Phong Việt nhận định.
Theo Dân Trí
-
1 giờ trướcHậu vệ của Myanmar Soe Moe Kyaw cho biết, những lời nói của anh về Nguyễn Xuân Son đã bị hiểu sai ý.
-
1 giờ trướcĐám cưới của cầu thủ này được cho sẽ diễn ra vào tháng sau.
-
2 giờ trướcDù lên tiếng thông báo về việc chào đón con gái đầu lòng nhưng cho đến hiện tại, Long Chun vẫn quyết giấu kín mọi thông tin về "nửa kia" của mình.
-
2 giờ trướcChứng kiến màn trình diễn của Xuân Son trong trận ra mắt đội tuyển Việt Nam, tờ Chosun của Hàn Quốc đã phải dùng những câu từ mạnh nhất để miêu tả về anh
-
3 giờ trướcChuyên gia bóng đá cho rằng đội tuyển Indonesia thất bại cay đắng tại AFF Cup 2024 vì ban huấn luyện quá hiếu thắng trước Philippines.
-
3 giờ trướcXem clip nhiều người không khỏi thót tim đồng thời gửi lời khen đến người anh bình tĩnh, xử lý tình huống kịp thời.
-
4 giờ trướcĐây có thể được xem là lần hiếm hoi Xoài Non và Xemesis cùng xuất hiện tại một sự kiện kể từ khi ly hôn đến nay.
-
4 giờ trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
-
5 giờ trước"Cuộc chiến ẩm thực" thu hút thực khách của các nhà hàng tại Trung Quốc ngày càng sáng tạo
-
5 giờ trướcTrong lịch sử nước nhà có vị vua nổi tiếng với tài bắn súng, được sử sách ghi nhận như một thiện xạ.
-
6 giờ trướcCô gái trẻ 19 tuổi nhưng có ngoại hình kỳ lạ, da nhăn nheo, trông già như một bà cụ vì bị lão hóa sớm.
-
6 giờ trướcSau cú sốc năm 2004 thi đại học nhưng không nhận được giấy trúng tuyển, đến năm 2019, Trần Xuân Tú quyết định thi lại thì phát hiện sự thật chấn động.
-
7 giờ trướcSo với Công nương Kate, Vua Charles không giấu diếm việc bị bệnh ung thư ngay từ đầu.
-
7 giờ trướcXem xong ai cũng thốt lên: Họ cùng nhau lão hoá ngược à?
-
8 giờ trướcNgười đàn ông 71 tuổi cưới cô gái 32 tuổi vừa trẻ trung lại xinh đẹp. Trong đám cưới, vẻ mặt cô dâu cũng tràn đầy nụ cười, có vẻ cả hai đều rất hạnh phúc khiến ai cũng ngưỡng mộ.
-
8 giờ trướcChi tiết lịch thi đấu vòng bán kết AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) mới nhất: Đội tuyển Việt Nam gặp Singapore 2 trận.
-
9 giờ trướcBình luận viên Vũ Quang Huy cho rằng Nguyễn Xuân Son vẫn chưa thể hiện hết khả năng sau màn ra mắt ấn tượng trong màu áo đội tuyển Việt Nam.
-
9 giờ trướcSau khi kết thúc trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Myanmar, ống kính máy quay trên sân vô tình bắt được khoảnh khắc cầu thủ Xuân Son và Soe Moe Kyaw (ĐT Myanmar) có những trao đổi ngay trên sân.
-
10 giờ trướcHành động thể hiện cặp đôi này đang hạnh phúc thế nào.
-
12 giờ trướcKhông chỉ nam TikToker này mà dân mạng xem xong cũng rất thích thú trước món quà của Lê Tuấn Khang.