"Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật

Không chỉ là cơn ác mộng của bậc làm cha mẹ, là lời thách thức công lý, phim kỳ án "64" còn sở hữu cái kết bẻ gãy tất cả suy đoán của người xem.



Chuyển thể từ tiểu thuyết danh giá từng nhận được đề cử của Hiệp hội nhà văn trinh thám quốc tế (giải thưởng CWA International Dagger), hai phần của phim điện ảnh 64 được đánh giá là đủ xuất sắc và chân thực, tái hiện gần như trọn vẹn những trang sách đầy ám ảnh của tác giả Hideo Yokoyama ra đời từ ba trước đó.

Trailer phim điện ảnh Nhật đầy ám ảnh "Six Four"

Thông thường, các tác phẩm lấy chất liệu tội ác hình sự đều xoay quanh nhân vật chính là cảnh sát hoặc thám tử, rồi tập trung khai thác vụ án đang trong quá trình điều tra. Thế nhưng, 64 thì khác. Nhân vật chính trong phim là một chuyên gia truyền thông, trong khi bộ phim tiến hành phân tích tâm lý và hành động của những người chịu ảnh hưởng từ hậu quả của tội ác.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 2.
Hai phần của phim điện ảnh 64 đạt doanh thu xấp xỉ 32 triệu USD

Vào năm 1989, nữ sinh Shoko chỉ mới bảy tuổi đã mất tích trên đường đi học về. Cha mẹ cô bé bị kẻ bắt cóc gọi điện tống tiền với con số khủng khiếp 20 triệu yên (hơn 4 tỷ đồng). Gia đình cô bé đã chật vật để giao nộp đủ số tiền, nhưng con tin vẫn bị giết. Vài ngày sau, thi thể cô bé được tìm thấy ở trong cốp xe gần khu vực nhà ở, nhưng cảnh sát không cách nào truy bắt được tên hung thủ tàn ác.

Vì năm 1989 ở Nhật được tính là năm Chiêu Hoà thứ 64, vụ án đã được đặt biệt hiệu là kỳ án Rokuyon (Kỳ án 64). Yoshinobu Mikami (Koichi Sato) lúc đó là thám tử chịu trách nhiệm phá án. Nếu vụ án không được giải trong vòng 12 năm, cảnh sát sẽ đóng án và kẻ thủ ác sẽ thoát tội.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 3.
Cuộc xung đột giữa người làm truyền thông và người thực thi pháp luật

Đến năm 2002, suýt soát 14 năm sau vụ án 64, Mikami bấy giờ đã chuyển công tác đến phòng truyền thông của Cục cảnh sát và trở thành người phát ngôn cho cơ quan này. Ở ngưỡng thời gian vụ án 64 đã rơi vào ngũ cục, một vụ bắt cóc tống tiền mới đã diễn ra. Nhận thấy vụ án mới có quá nhiều điểm tương đồng với kỳ án 64, Mikami giật mình tìm lại những hồ sơ đã cũ, quyết tâm dấn thân truy tìm tên hung thủ thật sự, dù điều này đồng nghĩa với việc anh đã lạm quyền và tạo ra mâu thuẫn đối với đồng nghiệp cũ của mình.

Liệu có phải những tên tội phạm mới đã bắt chước tình tiết của vụ án cắc cớ 12 năm trước? Hay là kẻ thủ ác đã thật sự quay lại và thách thức cảnh sát? Liệu kỳ án 64 có được phơi bày? Chúng tôi sẽ để bạn tự tìm câu trả lời cho mình trong 240 phút của bộ phim đáng xem này.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 4.
Các nhân viên điều tra tức giận khi tìm ra sự thật

64 không phải là phim tường thuật một vụ án hình sự đơn thuần, cũng không nhằm tạo hiệu ứng khơi gợi sự phẫn nộ của dư luận về những tình tiết giật gân hay đặc biệt gai góc. 64 muốn đánh động đến một bộ phận con người, một tổ chức được xem là nòng cốt để giữ gìn những luân lý tốt đẹp trong xã hội: Những người thực thi pháp luật.

Khi vụ án 64 diễn ra, người người phẫn nộ, nhà nhà lên án, các cơ quan pháp luật cũng nhanh chóng vào cuộc. Thế nhưng không lâu sau đó, thái độ thiếu kiên trì và hời hợt trong quá trình điều tra của cảnh sát đã suýt chút nữa để lọt lưới kẻ ác.

Những hành vi man rợ đã diễn ra, những sinh linh vô tội đã bị tước đi quyền sống cơ bản nhất, gia đình nạn nhân phải gánh chịu những vết thương tâm lý không thể chữa lành. Ở đất nước được cho là văn minh và trọng luật pháp, người ta trông ngóng về những người mang quân hiệu, những "chiến sĩ công lý" có thật sẽ ra tay che chở cho họ. Thế nhưng nếu giới cảnh sát cũng là những người đầy thiếu sót, hậu quả kinh hoàng nào sẽ có thể diễn ra?

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 5.
"Cha của nạn nhân vẫn lui tới sở cảnh sát suốt bảy năm sau đó"

Bộ phim không một lời oán trách hay kêu la. 64 chỉ từng chút một ngợi ca, dù đối tượng được vinh danh chỉ là những hành động và suy nghĩ mặc nhiên nhất. Mikami rời bỏ bị trí nhà phát ngôn để đề nghị văn phòng điều tra chỉnh đốn cách làm việc. Mikami bất chấp các mối quan hệ và địa vị để lao vào vụ án như loài thiêu thân. Đồng thời Mikami cũng thắp lên nhiệt huyết trong các lứa cảnh sát sau mình. Tất cả những gì nhân vật này làm đều giống như hiệu ứng cánh bướm, hành động tưởng nhỏ nhưng sức ảnh hưởng lớn.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 6.
Lứa cảnh sát trẻ ngỡ ngàng trước tiền bối của mình

Vậy mới nói, cái tôi của con người dù có khiến họ buông ra những lời chỉ trích cay độc đến thế nào, thì đứng trước những hành vi tốt đẹp người ta lại càng ngả mũ khâm phục và muốn tôn vinh hơn cả. Bản tính con người chính là hướng về cái thiện. Con người ai chẳng muốn được sống trong một xã hội mà cái ác hoàn toàn bị triệt tiêu?

Đồng hành cùng giới cảnh sát trong phim, 64 còn dành sự tôn trọng cho những người làm truyền thông. Nhân vật Mikami đã hoàn thành tốt vai trò đại diện của mình cho ngành truyền thông ở Nhật. Khi những người ngồi ở địa vị cao nhất trong ngành Tư pháp đề nghị anh ta giữ kín tình hình trước các cơ quan báo chí, người xem có thể lập tức nhận ra ngay sức ảnh hưởng của truyền thông mà bộ phim ngầm nhắn nhủ.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 7.

"Chúng ta phải đưa hung thủ trở lại với năm Chiêu Hoà 64. Vì gia đình nạn nhân cũng chưa bao giờ vượt qua được thời điểm đó."

Trong xã hội còn thiếu sót, chúng ta cần những người như Yoshikobu Minami. Anh ta là một "hạt giống" của ngành truyền thông tận tâm, tận lực và công minh đến mức có thể đem lại công bằng cho xã hội. Không ai khác ngoài một tiếng nói đại diện như Mikami lại có thể tác động và góp phần giải quyết một vấn đề tưởng như đã vô vọng.

Đối với giới cảnh sát trong phim, Mikami đóng vai trò thúc giục. Đối với những người dân trong phim, Mikami đóng vai trò trợ giúp. Còn đối với những nạn nhân đã khuất, Mikami chính là tia sáng duy nhất và sau cùng.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 8.
Thái độ quyết liệt và quyền lực mềm của Mikami đã đánh thức vụ án

Mặt khác, ở Nhật vào năm 1989, Thiên Hoàng Hirohito qua đời, đánh dấu thời kỳ chuyển giao sang chính quyền của Thiên hoàng mới Akihito, bắt đầu một bộ lịch mới và mở ra thời đại Bình Thành (Heisei). Vụ án 64 mang số hiệu trùng với năm trọng đại này, dường như gánh trọng trách đại diện cho những tàn dư thối rữa còn vướng lại từ những năm tháng cũ. Nó như thể những ung nhọt xấu xa mà người Nhật trăn trở để giải quyết trước khi bước vào kỷ nguyên mới. Theo như trong phim, những khó khăn ấy không thể biến mất ngay mà mất một thời gian khá dài. Thế nhưng họ vẫn không bỏ cuộc cho đến khi kết thúc. Đó cũng là một điều đáng khen.

Kỳ án 64”: Tội ác bắt cóc trẻ em gây ám ảnh giới cảnh sát và báo chí Nhật - Ảnh 9.

Trên tất cả, Mikami cũng là người cha của con gái mình. "Anh không trải qua cảm giác mất con, làm sao anh có thể hiểu gia đình nạn nhân cần anh đến thế nào."

64 đặt ra rất nhiều câu hỏi cho người xem. Liệu môi trường sống của chúng ta đã thật sự an toàn hay chưa? Liệu xã hội đã có biện pháp để bảo vệ con người hay chưa? Và liệu những người mang trọng trách bảo vệ chúng ta đã có đủ sự ủng hộ và động lực để làm việc hay chưa? Chúng ta có quyền trông chờ vào sự xuất hiện của một Yoshikobu Minami ở đời thật, hoặc chúng ta cũng có thể tự mình trở thành một cá nhân như vậy. Lựa chọn chính là ở mỗi con người.

Hai phần của phim điện ảnh 64 đã phát hành vào năm 2016 và thu về gần 32 triệu USD. Phim cũng đang được quảng bá trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật 2017.

Theo Trí Thức Trẻ


Kỳ án 64 bắt cóc trẻ em

Tin tức mới nhất