"Ký sự Syria" và Phóng viên chiến trường: Đừng quay những thước phim diễn kịch nơi chiến sự!
Sau những tranh luận quanh Ký sự "Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" do nhà báo Lê Bình thực hiện, câu chuyện của nhà báo Nguyễn Sơn - người trực tiếp tác nghiệp ở chiến trường Afghanistan kể lại chắc hẳn sẽ có nhiều điều khiến độc giả bất ngờ.
Nhà báo Việt Nam duy nhất lọt vào chiến trường Afghanistan 2001 là Nguyễn Sơn, sinh năm 1966, du học tại Liên Xô suốt 15 năm. Anh từng làm việc qua các tờ báo Người lao động, Vietnamnet, Lao động. Hiện anh là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Si phim.
Chiến sự nổ ra ở đất nước Hồi giáo Afghanistan, phóng viên một số báo ở nước ta đã lên đường để theo dõi cuộc chiến này song tất cả họ mới chỉ đến được nước láng giềng Pakistan. Nguyễn Sơn là phóng viên đầu tiên và duy nhất của Việt Nam vào được lãnh thổ Afghanistan.
Sau 15 năm, lần đầu tiên Nguyễn Sơn kể lại vài cảm nghĩ của anh với bạn đọc Trí Thức Trẻ về những ngày tác nghiệp trong chiến trường này.
Chiến tranh là khi cuộc sống lộn tùng phèo, là đau thương, tang tóc. Nó diễn ra trên diện rộng, và bạn, với tư cách một phóng viên chiến trường, không thể nào bao quát hết được. Vì thế tìm được một góc nhìn là điều tối quan trọng đối với bạn. Cũng giống như tìm được nguồn sáng đối với người họa sỹ vậy.
"Có máu cho tớ bán báo nhé"
Loạt phóng sự đăng trên báo Người lao động mang tên "Nguyễn Sơn vào chiến trường Afghanistan" của tôi không có tham vọng bao quát một cuộc chiến tranh, nó chỉ là góc nhìn của một người Việt Nam đối với cuộc chiến tranh đó.
Trước khi đi, anh bạn phụ trách bán báo bảo nửa đùa nửa thật: "Máu. Phải đẫm máu cho tớ bán báo nhé".
Thế nhưng tôi vào Afghanistan, gần như không thấy máu.
Đây là điều bất ngờ thứ nhất.
Làm sao chiều anh ấy được?
Trận oanh kích của không lực Mỹ đẫm máu lắm cũng chỉ chết 2-3 người, tương đương một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Máu không thể là góc nhìn của tôi.
Câu thơ của Phạm Tiến Duật "Vành khăn tròn như một số không" từng ám ảnh tôi. Tôi muốn nhấn vào tính vô nghĩa của cuộc chiến tranh này. Muốn tố cáo Mỹ gây ra nó.
Lúc đó Obama chưa ăn bún chả ở Hà Nội nên tinh thần ghét Mỹ còn cao lắm. Nhưng Liên Xô cũng từng có mặt ở đây, Anh quốc cũng từng ôm đầu máu ở đây… Và cái xứ này được mệnh danh là "Sát thủ của các cường quốc" bởi bao nhiêu cường quốc phải thua chạy.
Càng đi sâu vào vùng chiến sự, tôi càng thấy cuộc chiến tranh ấy hoàn toàn không vô nghĩa. Họ chiến đấu, họ chịu khổ vì phẩm giá và niềm tin của mình. Trong cuộc chiến tranh vì những điều lớn lao ấy, trong sự khốc liệt khôn cùng của bom đạn ấy, con người buộc phải bộc lộ bản năng gốc của mình: họ yêu thương nhau.
Tôi xúc động khi một người phụ nữ từ bên kia chiến tuyến bò sang xin thuốc cho chồng và những người lính bên này chia sẻ phần thuốc men ít ỏi cúa mình cho bà ấy mang về. Còn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Habibullah Alohyar bảo tôi "người Afghan cho thuốc người Afghan thì có gì sai?".
Tôi đã đến chiến trường Afghanistan cùng lý trí, nhưng những người dân ở đó đã làm tôi thay đổi. Và tôi đã viết về cuộc chiến đó bằng trái tim.
Điều bất ngờ thứ hai
Là phóng viên Việt Nam ở chiến trường Trung Đông là một lợi thế. Khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Habibullah hỏi và tôi trả lời: "Tôi là một nhà báo Việt Nam. Ngài biết không? Một đất nước bé nhỏ ở Viễn Đông", vị Thứ trưởng lập tức thả chân đang vắt chữ ngũ xuống để thể hiện sự kính trọng: "Việt Nam. Các bạn đánh thắng Mỹ. Duy nhất. Việt Nam là đất nước khổng lồ".
Rồi mỉm cười, ngài nói tiếp: "Thật kỳ lạ. Mọi người khổng lồ đều tự nghĩ là mình nhỏ bé".
Tôi ra chợ, đến trường học, đến khu tị nạn, bệnh viện, truờng võ bị, cây xăng, chiến tuyến… đâu đâu họ cũng ồ lên khi cậu phiên dịch giới thiệu tôi là một nhà báo Việt Nam. "Việt Nam. Việt Nam thắng Mỹ" là câu khẩu hiệu mà các bạn ấy chào đón tôi.
Suốt 18 ngày của chuyến đi ấy, tôi luôn thầm cám ơn cha anh lớp trước đã tạo nên thương hiệu vô giá đó cho tôi có lợi thế hơn hẳn các bạn phóng viên các nước khác có mặt ở chiến trường này.
Thị thực của nhà báo Nguyễn Sơn
Một nguyên tắc sống sót: Đừng làm một người đang mang súng giật mình
Viết bài về chiến tranh cũng như viết bài về chống tham nhũng, ô nhiễm môi trường hay cú sút siêu đẹp thôi. Bạn cần có những kỹ năng như nhau, chịu sự nguy hiểm như nhau. Chỉ có mấy điều này hơi khác một chút.
Khi chĩa ống kính vào một người đang mang súng lên đạn sẵn, bạn đừng làm anh ta giật mình. Anh ta có thể bóp cò trước khi tìm hiểu xem bạn làm gì.
Trong chiến tranh, phản ứng của mọi người rất khác với phản ứng trong thời bình. Ở vùng an toàn, cơ quan phụ trách báo chí sở tại sẽ cho bạn tương đối tự do, nhưng khi vào vùng nguy hiểm, sự tự do của bạn có thể bị nghi là gián điệp và bạn bị những rắc rối không đáng có.
Máy ảnh, máy tính và tiền bạc trong người bạn có thể bị ai đó quan tâm, hắn sẽ can đảm hơn bởi biết sẽ chẳng ai rỗi hơi đi điều tra cái chết của một "nạn nhân chiến tranh" bị vứt dưới một cái hố nào đó.
Trong vùng chiến sự, các nhà báo thường đi chung với nhau, vừa để bảo vệ và hỗ trợ nhau, vừa để có nhân chứng cho những sự kiện mình cần phải chứng minh với tòa soạn.
Lưu ý thêm một điều nữa: những người lính được giao nhiệm vụ bảo vệ bạn ở vùng chiến sự nguy hiểm không bao giờ được mặc quân phục. Bởi phía bên kia có thể không bắn nhà báo, nhưng lại bắn những người bảo vệ bạn.
Thẻ hoạt động báo chí tạm thời do Chính quyền Tadjikistan cấp. Vì Liên minh
Phương Bắc không có điều kiện thẩm định trước cấp thẻ nên họ nhờ Tadjikistan
thẩm định giúp. Phải có thẻ này mới được cấp giấy giới thiệu tư cách phóng viên
chiến trường nói trên.Ảnh nhà báo Nguyễn Sơn cung cấp
Những thước phim diễn kịch nơi chiến sự
Tính trung thực là phẩm chất số một của bất cứ nhà báo nào. Ở vùng chiến sự, nó còn quan trọng hơn nữa. Bạn đi một mình, bạn nghĩ bạn muốn bịa ra cái gì thì bịa. Rồi áp lực thương mại buộc bạn phải bịa nữa. Nhưng đâu có đơn giản như thế.
Bạn nghĩ ra một câu chuyện không có thật trong vòng 30 phút, nhưng sau đó bạn đọc của bạn có nhiều nhiều ngày để soi xem nó có logic không, có đúng với các quy luật thời chiến không,… Bạn bị lộ chắc luôn.
Hồi tôi ở tiền đồn Dashti Kala, có những nhà báo bỏ tiền ra thuê các chiến binh bắn súng cho họ quay phim rồi vô cùng thích thú xem lại những thước phim ấy. Nhưng khi lên bản tin thời sự, trông nó rất ngây ngô.
Này nhé: ba anh lính chạy rầm rập trong khi một cậu bé đeo súng đứng ngây ra trên chiến hào, vô tư như không có chuyện gì xảy ra. Súng bắn phằng phằng phằng về phía đối phương rồi chẳng có ai giật mình hay cúi né vì bị bắn trả. Chiến binh ôm súng chạy thục mạng, nhưng khóe mắt lại giấu một nụ cười… Các chiến binh cầm súng là những diễn viên rất rất tồi. Bạn không đạo diễn được họ đâu.
Sau chuyến đi vào chiến trường Afghanistan, nhà báo lão thành Trần Ngọc Châu viết một bài báo dài 4 trang trên tờ Nghề báo "Nói chuyện với một nhà báo trẻ" để khuyên tôi: "Em là phóng viên Việt Nam đầu tiên đặt chân vào một chiến trường quốc tế, nhưng em cần hành động để em không phải là phóng viên Việt Nam duy nhất".
Tôi đã làm được. Trong những cuộc trò chuyện với Cam Ly của báo Tuổi trẻ, tôi không giấu bất cứ ngón nghề gì. Và hai năm sau, Cam Ly tiến vào Iraq, trở thành phóng viên Việt Nam thứ hai và nữ phóng viên Việt Nam đầu tiên có mặt trên chiến trường quốc tế.
Giờ đây, vào chiến trường quốc tế không còn quá khó như ngày ấy nữa, nhưng những kinh nghiệm của người đi trước chắc ít nhiều còn chút giá trị với các bạn.
***
Trích:
Xin làm bác sĩ cho Taliban
Khi chúng tôi chuẩn bị ra về thì bỗng thấy một phụ nữ Afghanistan trùm khăn kín mít bò từ bên kia lên. Tất cả đều dừng lại.
Giữa chốn tiền duyên, dáng dấp một phụ nữ bao giờ cũng gợi lên một sự chú ý trên mức cần thiết.
Gần nửa tiếng đồng hồ sau, người phụ nữ này mới bò lên được tới đỉnh đồi. Hai chú lính Liên minh phương Bắc ôm súng ra hỏi cái gì đó rồi một chú chạy vào báo cáo với chỉ huy.
Hóa ra là bên kia thung lũng có một chú lính Taliban bị trúng mìn mà bên đó hết thuốc, nên người nhà nhà chú ấy bò sang bên Liên minh phương Bắc xin thuốc kháng sinh về trị vết thương.
Tôi cùng cậu phiên dịch ra hỏi han người phụ nữ này. Không biết chị ta già hay trẻ, nhưng giọng nói rất trong trẻo. Chị ta nói bên kia thung lũng đang chuẩn bị rút lui (!) nên không có bác sĩ băng bó vết thương cho người nhà nhà chị. Tôi bảo "Tôi có học cứu chữa thương binh một thời gian. Tôi sẽ cùng chị về bên đó".
Cậu phiên dịch hốt hoảng: "Không được đâu. Người Afghanistan với nhau thì không sao, chứ ông là người nước ngoài, qua bên đó nguy hiểm lắm". Rồi cậu quay lại nói gì đó với người phụ nữ. Chị ta gật gật với cậu rồi gật gật với tôi. Không đoán nổi là chuyện gì. Hỏi thì cậu phiên dịch không nói.
Về đến Bộ Ngoại giao, tôi vào ngay phòng Habibullah thông báo tin Taliban bên kia thung lũng chuẩn bị rút lui.
Vị thứ trưởng cười rất tươi, bảo: "Đấy là cái mẹo của họ đấy. Bao giờ cho mẹ, cho vợ sang bên này xin thuốc men, họ cũng nói y như vậy. Lớ xớ mò sang là ăn đạn liền". Tôi bảo: "Biết thế sao vẫn cho thuốc?".
Habibullah nói: "Từ hồi tướng Massood còn sống, ông chủ trương binh lính đánh nhau, nhưng dân thường đứng ngoài cuộc chiến. Với lại người Afghan cho thuốc người Afghan thì có gì không tốt đâu".
Tôi được nguyên một bài học về đạo đức. Hóa ra dân tộc này văn minh hơn tôi vẫn tưởng rất nhiều.
-
4 giờ trướcTheo quan điểm của luật sư, vụ việc nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy với tốc độ cao, bấm còi inh ỏi... trên phố Hà Nội, gây tai nạn khiến người đi đường tử vong có dấu hiệu của hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.
-
8 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip tài xế xe buýt ở TPHCM vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại. Ngay khi nhận thông tin, cảnh sát giao thông đã vào cuộc xử lý.
-
9 giờ trướcCơ quan công an tại Đắk Lắk đang xác minh thông tin một nữ shipper bị nam thanh niên đánh đấm túi bụi, cầm rựa dọa chém gây bức xúc dư luận.
-
9 giờ trướcThế Anh, Bình hẹn nhau đến quán karaoke Bình Minh Nhớ ở Hà Nội mua ma tuý để sử dụng. Mỗi người sử dụng 1 viên ma tuý, viên còn lại nghiền ra cho vào cốc bia để cho Ch. uống.
-
11 giờ trướcNhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một phụ nữ ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng.
-
11 giờ trướcTại cơ quan công an, nữ sinh N.H.N cho biết, bản thân không nhớ sự việc gì đã diễn ra, lúc tỉnh dậy đã thấy mình trong bệnh viện. Khi nghe bạn kể lại sự việc, N. mới biết mình đã gây tai nạn chết người
-
13 giờ trướcXe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.
-
14 giờ trướcCông an tỉnh Đồng Nai xử phạt tài xế ô tô khách về hành vi chở 28 học sinh nhưng không có giấy phép lái xe.
-
15 giờ trướcSáng nay (4/11), TAND TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 để xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm.
-
15 giờ trướcTrong đơn kháng cáo, bà Trương Mỹ Lan đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” và mức án tử hình đối với mình, đồng thời xin miễn hơn 673 tỷ đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.
-
16 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 phụ nữ tử vong tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (Hà Nội), Công an quận Hoàn Kiếm đang điều tra, làm rõ nhóm "quái xế".
-
16 giờ trướcDự báo thời tiết 4/11/2024, khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có mưa vào giờ đi làm buổi sáng, trời rét. Trong gần như suốt cả tuần này, Miền Bắc sẽ mưa nhiều.
-
1 ngày trướcCơ quan chức năng Bình Thuận đang xác minh thi thể kẹt trong chân kè chắn sóng được phát hiện tại đảo Phú Quý, nghi là nam du khách chèo Sup hôm 26/10.
-
1 ngày trướcThạch Thị Sóc Sô Khone có chồng nhưng chưa có con. Để được chồng quan tâm và chu cấp, Khone mua bụng bầu giả bằng silicon để “ngụy trang”. Sau đó, cô ta vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh để hợp thức hóa việc sinh con của mình.
-
1 ngày trướcSau tai nạn, xe tải biến dạng phần đầu khiến 2 vợ chồng tài xế kẹt cứng trong cabin. Hàng chục người xúm lại phá cửa xe, giải cứu nạn nhân, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
-
1 ngày trướcCơ quan điều tra cáo buộc, Nguyễn Cao Trí đã 5 lần, 7 lượt hối lộ cựu Bí thư Tỉnh uỷ và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng
-
1 ngày trướcCho doanh nghiệp ứng trước số tiền trên 12 tỷ đồng nhưng không sử dụng để thi công dự án, giám đốc ban quản lý dự án huyện ở Quảng Nam bị khởi tố.
-
1 ngày trướcKhông chịu theo mẹ về ngoại, bé trai 3 tuổi khóc lóc gọi bố suốt dọc đường. Thấy vậy, người dân nghĩ bé bị bắt cóc nên ập đến bắt giữ người mẹ, bàn giao cho công an.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 3/11/2024, Bắc Bộ đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét. Trong khi đó, khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to kèm theo giông, lốc, sét.
-
2 ngày trướcĐối tượng Đỗ Văn Hòa khai nhận từng là sinh viên nhưng đã nghỉ học, làm nghề tự do trước khi vướng vào ma túy.
Tin tức mới nhất
-
4 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước