Làm gì để tránh lây nhiễm biến chủng Omicron?
Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, rửa sạch tay, ở nhà thoáng gió là biện pháp quen thuộc, hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm Omicron.
Đã hai tháng kể từ khi Omicron (hay B.1.1.529) được phát hiện. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Omicron vào nhóm các biến chủng đáng quan ngại chỉ sau một tuần phát hiện (26/11/2021).
Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đã xuất hiện ca lây nhiễm biến chủng Omicron ngoài cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho rằng độc lực của biến chủng này không đáng lo bằng Delta, song, không có nghĩa vì thế chúng ta được phép chủ quan.
Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi, sau đó lan ra ít nhất 110 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ảnh: Freepik.
Omicron là gì?
Lần đầu tiên được phát hiện ở Botswana và Nam Phi vào tháng 11/2021, biến chủng Omicron nhanh chóng xuất hiện ở khắp thế giới chỉ sau vài tuần. Tốc độ này nhanh hơn bất kỳ biến chủng nào được biết đến trước đó.
Giới chuyên gia lần đầu tiên biết đến Omicron sau khi phát hiện chúng có hơn 50 đột biến. Một số đột biến từng xuất hiện trong bộ gene của Alpha hay Beta và được cảnh báo có thể khiến nCoV lây lan nhanh hơn, kháng lại vaccine.
Đến nay, Omicron được phát hiện tại ít nhất 110 quốc gia, vùng lãnh thổ, nhanh chóng vươn lên trở thành biến chủng thống trị nhiều nơi.
Omicron có lây lan nhanh hơn các biến thể khác không?
Theo New York Times, biến chủng mới có khả năng lây lan cao hơn Delta gấp 2-3 lần. Bằng chứng sớm nhất cho sự lây lan nhanh chóng của Omicron đến từ Nam Phi, nơi nó nhanh chóng truyền bệnh từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Ở các quốc gia khác, giới nghiên cứu phát hiện những ca nhiễm Omicron tăng gấp đôi sau 2-4 ngày. Tốc độ này nhanh hơn nhiều so với Delta.
Tại Anh, các chuyên gia quan sát 121 người đầu tiên nhiễm biến chủng mới và nhận thấy Omicron có nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong cùng một hộ gia đình cao gấp 3,2 lần so với Delta.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân khuyến Omicron có tốc độ lan nhanh bất ngờ như vậy. Song, một vài manh mối, giả thuyết đưa ra như Omicron có khả năng lây nhiễm rất tốt ở niêm mạc mũi. Khi con người thở ra bằng mũi, nCoV có thể theo đó và thoát ra ngoài.
Các triệu chứng nhiễm Omicron
Dữ liệu sơ bộ cho thấy triệu chứng nhiễm biến chủng Omicron có một số khác biệt so với Delta hay bất kỳ chủng nào khác. Điển hình như người nhiễm chủng này ít khi bị mất mùi, vị - vốn là triệu chứng thường gặp ở người nhiễm biến chủng Delta.
Ngoài ra, bài báo được công bố vào cuối tháng 12/2021, được thực hiện tại Nam Phi cho thấy bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron thường có cảm giác ngứa kèm đau họng, nghẹt mũi, sau đó đến ho khan, đau cơ, đặc biệt là đau thắt lưng.
Song, các hướng dẫn về y tế hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng về việc triệu chứng nhiễm Omicron có khác so với trước đây hay không. Do đó, chúng ta vẫn cần quan tâm tới những dấu hiệu bất thường về đường hô hấp như ho, đau họng kèm sốt, mệt mỏi…
Omicron có nguy hiểm hơn?
Hiện tại, giới nghiên cứu chưa rõ liệu Omicron có độc lực mạnh hơn và khiến người nhiễm dễ chuyển bệnh nặng hơn không. Tuy nhiên, một số bằng chứng hiện nay cho thấy độc lực của Omicron nhẹ hơn Delta.
Bà Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi, là bác sĩ đầu tiên cảnh báo cho giới chức y tế Nam Phi về biến chủng mới. Chuyên gia của Nam Phi nhận thấy những F0 khỏe mạnh nhiễm biến chủng mới có các triệu chứng "bất thường nhưng nhẹ".
Bà Coetzee cũng nhận thấy điểm chung của tất cả F0 nhiễm biến chủng Omicron là gặp phải tình trạng đau cơ, mệt mỏi trong 1-2 ngày. Các triệu chứng đều không đặc hiệu.
Bên cạnh đó, trong công trình được đăng tải trên medRxiv ngày 12/1, nhóm chuyên gia tại Trường Y tế Công cộng, Đại học Cape Town, Nam Phi, kết luận độc lực của Omicron thấp hơn những biến chủng trước đó, góp phần giảm 25% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do Omicron so với Delta.
Tuy nhiên, một số dữ liệu cho thấy số ca nhập viện ở Nam Phi – nơi có ca mắc Omicron tương đối cao, tỷ lệ tiêm chủng thấp – đã tăng lên đáng kể từ đầu tháng 11.
Hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy Omicron gây bệnh nặng hơn biến chủng Delta. Ảnh: Times of India.
Vaccine có hiệu quả với biến chủng mới?
Đây là câu hỏi mà các hãng dược lẫn giới chuyên gia đang đau đầu tìm kiếm đáp án.
Các vaccine Covid-19 hiện tại hoạt động bằng cách huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra protein đột biến trên bề mặt virus, từ đó sản xuất kháng thể bảo vệ và tế bào T. Nếu protein đột biến trong biến chủng mới khác so với thiết kế của vaccine, khả năng bảo vệ có thể bị suy giảm.
WHO đang làm việc với các chuyên gia để tìm hiểu tác động tiềm tàng của Omicron với những biện pháp đối phó hiện có như vaccine. Vaccine Covid-19 được xem là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh nặng, tử vong. Theo kết quả hiện tại, các vaccine Covid-19 vẫn có hiệu quả với biến chủng Omicron.
Làm gì để bảo vệ bản thân khỏi lây nhiễm Omicron?
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và người khác khỏi Omicron hoặc bất kỳ biến chủng mới nào là tiêm phòng đầy đủ. Tại nhiều nước, mũi 3 là liều tăng cường cần thiết giúp tăng hiệu quả bảo vệ khỏi lây nhiễm Omicron.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng có những hướng dẫn về tiêm liều bổ sung và nhiều nhắc lại.
Với liều bổ sung, những người được tiêm là từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Loại vaccine tiêm liều bổ sung phải cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA. Khoảng cách tiêm một mũi bổ sung là ít nhất 28 ngày sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Với liều tiêm nhắc lại, những người được tiêm là từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế.
Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine, người dân sẽ được tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA. Nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau, mũi nhắc lại sẽ là vaccine mRNA.
Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm, người dân có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine vector virus (Astrazeneca). Mũi nhắc lại được tiêm cách mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc bổ sung ít nhất 6 tháng.
Bên cạnh tiêm vaccine, tương tự những chiến lược đã ứng phó với Delta, bạn luôn phải giữa khoảng cách an toàn, sẵn sàng làm việc từ xa; đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên; súc rửa mũi và họng hàng ngày; nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh nhà cửa, đảm bảo thông gió tốt trong nhà…
Các biện pháp phòng dịch không chỉ giảm cơ hội nhiễm virus của bạn, nó còn giúp giảm khả năng lây truyền nCoV cho những nhóm dân số dễ bị tổn thương, tử vong.
Theo Zing
-
11 phút trướcTổng thống Putin khẳng định sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, miễn là điều này không gây tổn hại tới "lợi ích quốc gia và người dân Nga".
-
14 phút trướcÔng Trump đã phản bác việc đảng Dân chủ gọi tỷ phú Elon Musk là "Tổng thống ngầm" của Mỹ, khẳng định ông Musk không thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
-
23 phút trướcLiên tiếp nhiều vụ ẩu đả, hành hung người khác sau va chạm giao thông khiến dư luận bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc khởi tố điều tra một số vụ án, bắt tạm giam đối tượng vi phạm. Điều này nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận khi cho rằng thói côn đồ trên đường phố phải được nghiêm trị để tạo môi trường văn minh khi tham gia giao thông.
-
27 phút trướcMặc dù đã uống rượu và không có giấy phép lái xe nhưng Đinh Văn Thát (Gia Lai) vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dẫn đến gây tai nạn chết người.
-
35 phút trướcCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 2 chị em ruột từ tỉnh Nghệ An vào Đắk Lắk tổ chức hành nghề mại dâm.
-
2 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
4 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
13 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
19 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
23 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
23 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
23 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
1 ngày trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
Tin tức mới nhất
-
8 phút trước
-
23 phút trước
-
35 phút trước
-
40 phút trước