Linh vật rồng bị chê xấu tệ, chuyên gia văn hóa nêu đặc trưng của rồng Việt
Theo chuyên gia khảo cổ Nguyễn Ngọc Chất, rồng là linh vật có trong văn hóa của Việt Nam và một số nước cùng khu vực. Tuy nhiên, rồng mỗi nước lại có những đặc điểm riêng.
Rồng Việt có nét đặc trưng riêng
Trong số 12 con giáp, rồng là con vật duy nhất do con người tưởng tượng ra mang nhiều năng lực siêu nhiên. Vì không có một hình mẫu cụ thể nên người dân và nghệ nhân mỗi nơi lại trình làng một linh vật rồng khác nhau.
Có nơi linh vật rồng được cho là giống giun hơn, có nơi bị cho rằng làm rồng lai Trung Quốc. Rồng ở Quảng Ngãi bị chê "xấu tệ" vì "không giống rồng". Gần đây nhất, hình ảnh rồng ở Nghệ An khiến nhiều người phì cười vì có vẻ ngoài trông như đang "giận dỗi".
Linh vật rồng ở Thanh Hóa bị chê giống giun (Ảnh: Thanh Tùng).
Hình dáng kỳ dị, không theo một khuôn mẫu nào của các linh vật rồng gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người đặt ra câu hỏi, rốt cuộc rồng Việt có những đặc trưng gì?
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Dân trí, nhà nghiên cứu - chuyên gia khảo cổ Nguyễn Ngọc Chất cho hay, rồng là linh vật có trong văn hóa của Việt Nam và một số nước cùng khu vực.
Tuy nhiên, rồng mỗi nước lại có những đặc điểm riêng. Rồng của Việt Nam có nét thân thiện, gần gũi chứ không dữ dằn như rồng của Trung Quốc hay Nhật Bản.
"Rồng Trung Quốc cũng như rồng Nhật Bản đầu bao giờ cũng dài hơn, răng nanh nhọn hơn, chân trước cầm ngọc. Rồng của Việt Nam đầu ngắn hơn, miệng ngậm ngọc. Thân hình, vây, bờm, sừng… của rồng Việt Nam mềm mại, uyển chuyển hơn", ông Nguyễn Ngọc Chất chia sẻ.
Một số linh vật rồng trình làng dịp Tết Nguyên đán 2024 (Ảnh: M. N).
Cũng theo vị chuyên gia này, trong văn hóa Việt, rồng gắn liền với đời sống tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Từ xưa người Việt có truyền thuyết dân gian Con rồng cháu tiên…
Vùng đất Việt Nam cũng mang hình dáng con rồng. Tên gọi các điểm chốt trên bản đồ từ biên giới phía Bắc đến vùng Nghệ An, Hà Tĩnh đều có yếu tố của rồng (Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Hàm Rồng…).
Người dân Việt từ xưa coi rồng là linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng như một vị thần có thể đem đến mùa màng bội thu.
Sau này, rồng được vương quyền hóa, thần hóa nên đại diện cho vương quyền và thần quyền. Trong Phật giáo, con rồng cũng có vai trò quan trọng nên xuất hiện nhiều ở các chùa chiền, đền miếu.
Rồng Việt Nam còn có đặc điểm là biến đổi theo tư tưởng chủ đạo của từng triều đại.
Lá đề chạm hình rồng đá, thời Lý, thế kỷ 11 - 13 ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Ông Nguyễn Ngọc Chất cho hay: Rồng của mỗi triều đại có nét riêng. Rồng thời Lý chịu ảnh hưởng từ Phật giáo nên nhẹ nhàng, mỏng manh như đang uốn lượn trong mây.
Thời Trần với tinh thần hào khí Đông A, rồng mạnh mẽ hơn, thân hình to, khỏe khoắn hơn. Thời Lê chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên rồng có những chuẩn mực nhất định. Rồng thời Mạc khỏe khoắn hồi cố lại yếu tố của thời Lê và thời Trần…
Rồng đá điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ (Ảnh: P. V).
Thời Lê Trung Hưng, văn hóa dân gian phát triển mạnh nên con rồng còn gắn với nhiều sinh vật khác. Đến thời Nguyễn, rồng quay lại các yếu tố như thời Lê… Nhìn chung, rồng Việt Nam qua mỗi thời đại có sự biến hóa nhưng không dữ dằn mà gần gũi, thân quen.
"Rồng mỗi thời kỳ có nét khác nhau nhưng vẫn xuyên suốt một tinh thần đặc trưng của văn hóa Việt, thể hiện sự quyền uy cao quý, tượng trưng cho sức mạnh, sự sinh sôi nảy nở, hài hòa viên mãn (rồng ngậm ngọc). Người Việt luôn tin rằng có rồng là có tất cả", vị chuyên gia này nói.
Cần có sự chuẩn hóa
Mấy năm gần đây, dịp Tết Nguyên đán, người dân nhiều vùng có thói quen làm linh vật theo con giáp của năm đó. Tuy nhiên, nhiều linh vật sau khi trình làng thường gây tranh cãi khi hổ giống heo năm Nhâm Dần, mèo giống chuột năm Quý Mão…
Trước thực trạng "loạn" linh vật, ông Nguyễn Ngọc Chất cho rằng, cần phải có sự chuẩn hóa.
Đầu rồng thời Trần (Ảnh: Cục Di sản Văn hóa).
"Trước đây, nhiều đơn vị, bảo tàng đã tổ chức những buổi trưng bày, giới thiệu các linh vật mang tính chất thuần Việt. Những buổi trưng bày ấy giúp công chúng hiểu biết nhiều hơn về các linh vật thuần Việt, tránh việc trưng bày, tung hô các linh vật ngoại lai.
Để các linh vật trong các dịp Tết vừa đẹp, vừa phù hợp với văn hóa Việt và truyền tải được các thông điệp về khát vọng, ước nguyện tốt đẹp trong năm mới cần có sự tham mưu từ chính quyền và các ban ngành chuyên môn.
Điều này tôi nghĩ không khó vì các tư liệu lịch sử, văn hóa có rất nhiều và đầy đủ", ông Chất nhấn mạnh.
Theo Dân trí
-
7 phút trướcCây khổng lồ cao hơn 9m, có vẻ ngoài đặc biệt. Chủ sở hữu chi khoảng 500 bảng Anh (hơn 16 triệu đồng) để cắt tỉa hàng năm. Du khách khắp nơi kéo đến đây để chụp ảnh, chiêm ngưỡng.
-
8 giờ trướcMột người mẹ trở thành hiện tượng mạng tại Trung Quốc khi thực hiện những động tác nhảy dây rất khó trong bộ trang phục truyền thống.
-
21 giờ trướcBố mẹ chồng của Michiko thường xuyên ăn đậu phụ cùng với natto (đậu tương lên men) và súp miso mỗi ngày.
-
1 ngày trướcĐược mệnh danh “hung thần đại dương” với vẻ ngoài xấu xí, dữ tợn nhưng cá mặt quỷ được xem như đặc sản nức tiếng Lý Sơn, có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn.
-
1 ngày trướcMới đây, một vầng sáng nhiều màu sắc bất ngờ xuất hiện trên bầu trời thành phố Bengaluru.
-
1 ngày trướcHồng là loại quả được yêu thích trong mùa thu, dưới đây là những lưu ý khi ăn hồng để không hại sức khoẻ.
-
1 ngày trướcƯớp lạnh bánh mì tạo ra tinh bột kháng, giúp giảm 39% chỉ số đường huyết so với khi ăn nóng, hình thành cơ chế tiêu hóa gần giống với chất xơ, nhờ đó giảm nguy cơ tích mỡ.
-
1 ngày trướcBãi biển dài nhất, vịnh có nhiều đảo nhỏ nhất, đầm phá lớn nhất, đảo có mật độ dân số thấp nhất,… là những điều thú vị của du lịch biển đảo Việt Nam.
-
1 ngày trướcĐạp xe trong nhà hoặc đạp xe ngoài trời đều có tác dụng nhất định với sức khoẻ, dưới đây là tác dụng của đạp xe thể dục ngoài trời.
-
1 ngày trướcTiết trời mùa thu se lạnh cũng là lúc những món canh bổ dưỡng, nóng hổi lên ngôi, điển hình là món canh sườn đậu xanh hạt sen.
-
2 ngày trướcNữ du khách cho biết, trong thời gian du lịch ở xã Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã bất cẩn đánh rơi chiếc ví khiến chị rất lo lắng.
-
2 ngày trướcKhông ít phụ nữ ở các vùng quê nghèo đã có hàng chục cuộc hôn nhân "ngắn chẳng tày gang" với những du khách giàu có để kiếm thêm thu nhập.
-
2 ngày trướcCác cư dân mạng đều rất bức xúc trước cách làm của nhà hàng này bởi không khác gì "lừa đảo".
-
2 ngày trướcCủ kiệu là món ăn dân dã, quen thuộc ở Việt Nam, nhưng với người Trung Quốc, củ kiệu thậm chí được ví như “linh chi” trong giới rau củ vì những giá trị dinh dưỡng của nó.
-
2 ngày trướcDi sản này cũng là 1 trong 5 điểm đến siêu ưu tiên mà Indonesia giới thiệu với du khách quốc tế.
-
2 ngày trướcĐôi khi chúng ta chỉ cần một ly nước uống phù hợp vào buổi sáng có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể.
-
2 ngày trướcSườn non kho nước dừa chế biến cực kỳ nhanh, đơn giản nhưng là món hao cơm mà người lớn, trẻ con đều rất thích.
Tin tức mới nhất
-
10 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
12 ngày trước
-
12 ngày trước
-
12 ngày trước
-
12 ngày trước
-
13 ngày trước