Nếu có dấu hiệu sau đây, tốt nhất nên nói không với trứng

Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây bệnh và để lại hậu quả khó lường.



Mặc dù trứng có nhiều ưu điểm: giàu dinh dưỡng, dễ ăn, dễ chế biến và tương đối lành tính. Nhưng bạn cần ăn uống khoa học.

Trong trứng còn chứa nhiều choline, một dưỡng chất thúc đẩy hoạt động của não và cải thiện trí nhớ. Vì vậy trứng rất tốt cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú, người không có cảm giác ngon miệng, người muốn ăn kiêng, hay bị chán ăn... vì thực phẩm này sẽ cung cấp một lượng lớn các vitamin, khoáng chất và protein để cơ thể không bị thiếu dinh dưỡng.

Tuy nhiên, vì lượng cholesterol cao trong lòng đỏ trứng gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu nên nếu ăn quá nhiều trứng có thể biến những người sức khỏe bình thường trở thành… bệnh nhân.

Để tốt cho sức khỏe, người có dấu hiệu sau đây tốt nhất không nên ăn trứng:
 

neu co dau hieu sau day, tot nhat nen noi khong voi trung - 1
Màu của trứng có khác nhau nhưng không khác biệt về giá trị dinh dưỡng. Ảnh minh họa
 

Sản phụ sau sinh

Quan niệm phụ nữ sau sinh, nếu sinh con trai ăn 7 quả trứng gà, còn sinh con gái 9 quả để hy vọng sau này con được khỏe mạnh, thông minh. Quan niệm này đến nay vẫn được nhiều sản phụ áp dụng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này không thực sự tốt, vì vài giờ sau sinh, cơ thể sản phụ mệt mỏi vì mất nhiều mồ hôi, cơ thể đang trong giai đoạn thiếu nước, khả năng tiêu hoá của cơ thể trong giai đoạn này cũng giảm đi rõ rệt. Nếu ăn nhiều trứng trong thời điểm này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu bởi các thành phần protein và chất béo trong trứng.

Vì vậy, chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1 đến 2 ngày và chỉ nên ăn từ 2-3 quả/ngày để đảm bảo khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Người đang sốt

Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như "lửa đổ thêm dầu", bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.

Người cơ địa dị ứng

Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng gà. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.

Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng gà và các loại trứng khác, người dị ứng trứng gà thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu cơ địa dị ứng với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Người mắc bệnh gan, thận

Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan.

Đối với người bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Lưu ý: Đối với người bị tiểu đường, mỡ máu không cần kiêng tuyệt đối, tuy nhiên cần hạn chế về số lượng.

Theo các chuyên gia, đối với người trẻ một tuần ăn từ 5 – 6 quả, trước 40 tuổi ăn một tuần 3 quả và sau 50 tuổi mỗi tuần nên ăn 2 quả.

Lựa chọn trứng tốt cho sức khỏe

- Trứng gà: Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe như: phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.

- Trứng vịt: Với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.

So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.

- Trứng cút: Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.

Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm). Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé.
 


Theo Gia đình và xã hội


chế độ ăn khoa học trứng giảm cân

Tin tức mới nhất