Người đàn ông 35 tuổi bị tổn thương gan do mắc sai lầm này khi chạy bộ

Sau khi đi khám, người đàn ông này hết sức bất ngờ và ngạc nhiên khi bác sĩ cho rằng gan của anh bị tổn thương bởi thói quen chạy bộ hàng ngày.

Người đàn ông 35 tuổi tên Vương (ở Thượng hải, Trung Quốc) vốn là người sống lành mạnh, không hút thuốc hay rượu bia, luôn kiểm soát cân nặng và chạy bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây, anh Vương cảm thấy đau hạ sườn phải và thường xuyên cảm thấy tức ngực, khó thở mỗi khi chạy nên đã đến viện khám. 

Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán anh bị suy giảm chức năng gan. Mặc dù mức độ không quá nghiêm trọng nhưng anh cần thay đổi lối sống và thói quen ăn uống của mình nếu không muốn sớm nhập viện. Đặc biệt, điều khiến anh Vương ngạc nhiên hơn khi bác sĩ cho rằng gan của anh bị tổn thương bởi thói quen chạy bộ hàng ngày.

Người đàn ông 35 tuổi bị tổn thương gan do mắc sai lầm này khi chạy bộ-1
Ảnh minh họa

Chạy bộ sai cách ảnh tạo gánh nặng cho gan

Điều tra bệnh sử, anh Vương cho biết để rèn luyện thể lực, anh thường xuyên chạy bộ. Mỗi ngày anh chạy khoảng 2 giờ đồng hồ và không có ngày nghỉ trong tuần. Khi chạy, anh luôn cố gắng đạt tốc độ cao nhất, chạy đến khi tức ngực, khó thở không chịu được mới dừng lại.

Thời gian gần đây, do tính chất công việc phải thường xuyên tăng ca nên anh thường xuyên thức đêm. Việc thức đêm triền miên khiến gan không đủ thời gian tự phục hồi, dẫn đến suy giảm chức năng. Triệu chứng tức ngực của anh không chỉ do chạy bộ sai cách mà còn liên quan tới hội chứng gan phổi, suy giảm miễn dịch.

Bác sĩ cho biết, chạy bộ vốn tốt cho sức khỏe nhưng nếu phương pháp không đúng sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là gan. Bởi gan là “nhà máy hóa chất” của cơ thể, chịu trách nhiệm giải độc, trao đổi chất và các chức năng quan trọng như dự trữ chất dinh dưỡng. Nếu tập thể dục quá mức trong thời gian dài, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn các gốc tự do và chất thải trao đổi chất, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho lá gan.

Chạy bộ mỗi ngày bao nhiêu là đủ?

Người đàn ông 35 tuổi bị tổn thương gan do mắc sai lầm này khi chạy bộ-2
Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu tại Mỹ khuyến cáo khoảng thời gian tốt nhất để chạy bộ nên 2-3 giờ mỗi tuần. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng tốc độ tối ưu khi chạy bộ mà chúng ta nên duy trì là 8km/h, tần suất không quá 3 lần/tuần và đương nhiên tổng số thời gian để chạy bộ không nên quá 2,5 giờ.

Để nói về độ an toàn cho 1 ngày chạy bộ bao nhiêu km thì an toàn?. Các chuyên gia khuyến cáo, nên duy trì chạy 3km mỗi ngày có đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Ngược lại, đối với những người chạy bộ trên 3 lần/tuần, chạy quá sức với tốc độ trên 11km/h thì có tỷ lệ tử vong cao hơn và giống như những người không luyện tập. Điều này cho thấy, mọi thứ nếu lạm dụng quá đều sẽ gây ra những bất lợi, không phải cứ tập thể dục nhiều là tốt, mà chúng ta cần tập tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình và tập đúng cách như vậy mới đem lại hiệu quả tốt nhất.

4 lưu ý khi chạy bộ để an toàn cho sức khỏe

- Trước khi chạy bộ bạn nên dành khoảng 5 phút khởi động toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các khớp tay, chân.

- Hãy bắt đầu với tốc độ vừa phải sau đó mới tăng dần tốc độ, tránh tăng tốc độ đột ngột.

- Tập cách thở đúng khi chạy để cơ thể luôn được cung cấp đủ oxy khi bạn tập luyện.

- Không nên duy trì lịch tập chạy một cách cứng nhắc. Bạn hãy nghỉ khi cơ thể mệt mỏi, nên chạy cách ngày để cơ thể có thời gian phục hồi.

Theo Sức khỏe đời sống

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-ong-35-tuoi-bi-ton-thuong-gan-do-mac-sai-lam-nay-khi-chay-bo-172240524223927332.htm?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR2Mnf6a4Z5Mk6lfleIm97lVR-2S43Bp5pZwNYjjACPcR_S85gxcD1pObjI_aem_ZmFrZWR1bW15MTZieXRlcw

sức khỏe thể dục

Tin tức mới nhất