Nhà văn Gào muốn 'bẻ cong luật pháp' hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?

Theo những gì nhà văn Gào thanh minh, việc cô bị cơ quan chức năng phạt là do bị hãm hại nhưng sự thật không phải như vậy.

Sự việc nhà văn Gào (tên thật là Vũ Phương Thanh) bị xử phạt vì quảng cáo và kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc được đăng tải trên trang thông tin chính thức của Sở Y tế TP. HCM, tuy nhiên cách người trong cuộc xử lý khủng hoảng đã khiến cư dân mạng lên án gay gắt.

Theo đó, khi thanh minh việc mình bị cơ quan chức năng "sờ gáy", nhà văn Gào dùng nhiều từ ngữ "đánh tráo sự thật" gay hiểu lầm, khiến nhiều người nghi ngờ cô bị oan khuất dù sự thật không phải như vậy.

Nhà văn Gào muốn bẻ cong luật pháp hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?-1
Thông tin Sở Y tế TP. HCM xử phạt hộ kinh doanh La Bo Re của nhà văn Gào (Vũ Phương Thanh) trên trang chính thức.

Nhà văn Gào muốn bẻ cong luật pháp hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?-2

Nhà văn Gào muốn bẻ cong luật pháp hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?-3
Toàn bộ bài thanh minh của nhà văn Gào trên group kín chứ không công khai trên trang cá nhân.

Cụ thể, trong group kín với khách hàng của mình, nhà văn Gào biện hộ rằng loại hàng mà Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt và bắt cô tiêu hủy là "hàng xách tay" - loại hàng do cô đi công tác mang về nên không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Vậy lẽ nào những người kinh doanh hàng xách tay đều bị phạt cả?

Thứ nhất, theo luật pháp, không có khái niệm "hàng xách tay" mà chỉ có Hàng hóa không có giấy phép nhập khẩu hoặc lưu thông; Hàng hóa không làm thủ tục hải quan; Hàng hóa lưu thông trên thị trường không có bất kỳ hóa đơn, chứng từ (hoặc có mà không hợp pháp); Hàng hóa không có tem nhập khẩu hoặc được dán tem giả… theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Các loại hàng này được xác định và xử lý như hàng nhập lậu. 

Loại "hàng xách tay" mà nhà văn Gào nói là "mang về từ những chuyến công tác" hoàn toàn có thể xác minh được nguồn gốc xuất xứ (là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng căn cứ theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP; Nghị định 124/2015/NĐ-CP và Nghị định 185/2013/NĐ-CP; Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005) dựa trên hóa đơn mua hàng, vé máy bay, nên chỉ trừ khi đó là hàng giả, hàng nhái, không ghi nguồn gốc trên nhãn mác, hàng tự gắn mác hoặc bị xóa mác gốc… thì mới không truy được nguồn gốc xuất xứ.  

Hàng không rõ nguồn gốc rất nguy hiểm do có thể là hàng giả, hàng nhái nên việc xử phạt đối với hành vi kinh doanh các loại hàng không rõ nguồn gốc này sẽ được căn cứ cụ thể vào trường hợp vi phạm cụ thể để áp dụng.

Nhà văn Gào muốn bẻ cong luật pháp hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?-4
Nơi nhà văn Gào kinh doanh mỹ phẩm "chưa rõ nguồn gốc xuất xứ"

Thứ hai, nhà văn Gào khẳng định "mình có pháp nhân" trong khi thông tin xử phạt ghi rõ "Bà Vũ Phương Thanh - Hộ kinh doanh La Bo Re". Như vậy, La Bo Re - cửa hàng của cô chỉ là "Hộ kinh doanh", đây là chủ thể kinh doanh được quy định trong chương VIII Nghị định 78/2015/NĐ-CP [Từ điều 66 trở đi] và nó không có tư cách pháp nhân. Việc nhà văn Gào nói "cán bộ bảo mình có pháp nhân" là không đúng.

Ngay cả việc nhà văn Gào giải thích việc cô "delay việc ký biên bản" và được xử phạt "mức thấp nhất" cũng là những điều phi lý. Theo quy định khoản 1 điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Và điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính”. Ở đây phát hiện vi phạm thông qua kiểm tra (có thể hiểu là quả tang) nên phải lập biên bản ký ngay chứ không “delay” được.

Nhà văn Gào muốn bẻ cong luật pháp hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?-5

Biên bản thanh tra mà Vũ Phương Thanh cung cấp khẳng định "toàn bộ các sản phẩm mỹ phẩm" của Labore đều không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng cô vẫn nói là "1 số hàng xách tay về chứ không bán". Vậy Gào sai hay cán bộ thanh tra đổ oan, ghi khống biên bản?

Việc lập biên bản sẽ là căn cứ tính thời hạn ra Quyết định xử phạt, với các trường hợp phức tạp, cần xác minh, giải trình thêm thì có thể gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt. Nếu thực sự có việc "delay" thì cũng là tạm hoãn ở phần ra Quyết định xử phạt và nộp phạt chứ không ai được phép "delay" ký biên bản. Nếu nhà văn Gào không ký thì cán bộ có quyền mời người làm chứng vào ký về việc này, và xem việc không hợp tác là tình tiết tăng nặng.

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP thì “mức thấp nhất” cho hành vi kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ phải là “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng” [Khoản 1]. Không có mức thấp nhất nào 25 triệu đồng (vì trong 12 khoản mức thấp nhất lần lượt là 2,5,6 trăm ngàn; 1,2,3,5,7,10,15,20,30 triệu]. Đặc biệt điểm a khoản 13 quy định hàng hóa là mỹ phẩm thì phạt gấp đôi. 

Nếu làm một tính toán nhỏ sẽ thấy áp dụng quy định và căn cứ vi phạm này, nhà văn Gào bị nhân đôi số tiền phạt, nếu lấy mức thấp nhất của xử phạt hàng hóa là 200.000 x 2 + mức thấp nhất của xử phạt quảng cáo là 15.000.000 sẽ ra 15.400.000 đồng sẽ không đúng. Trừ khi cô bị phạt mức thấp nhất về hàng hóa theo khoản 7 điều 21 NĐ 185/2013 là 5.000.000 đồng x2 + mức thấp nhất phạt quảng cáo sẽ ra 25.000.000 đồng. Điều này có nghĩa hàng hóa vi phạm trong trường hợp này có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Nhà văn Gào muốn bẻ cong luật pháp hòng tẩy trắng tội bán mỹ phẩm không nguồn gốc?-6
Nhà văn Gào càng thanh minh càng lộ nhiều sơ hở về việc dùng hoàn cảnh "phải nuôi con" để lấy tình thương của cư dân mạng

Lẽ ra, sự việc có thể đã lắng xuống nếu nhà văn Gào không thanh minh khi bản thân không am hiểu về luật. Nếu thực sự có cán bộ "thông cảm" với hoàn cảnh nuôi con của nhà văn Gào mà bẻ quy trình méo mó như cách chị kể, tức là đã làm sai quy định thì rất có thể sẽ cần cô phối hợp làm rõ thông tin này vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của Sở Y Tế TP.HCM.

Hành động kinh doanh mỹ phẩm ảnh hướng đến sức khỏe con người thực sự không phải là chuyện có thể dùng tình để bẻ cong luật pháp.

Buu
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/nha-van-gao-bi-boc-me-tay-trang-toi-ban-my-pham-gia-n-227323.html

nhà văn Gào mỹ phẩm giả

Tin tức mới nhất