Những thay đổi đáng sợ của vùng kín sau khi sinh

Cho dù sinh mổ hay sinh thường thì sau khi sinh con, các bà mẹ cũng phải đối mặt với những thay đổi như rạn da, bụng mỡ, thậm chí là thay đổi ở "vùng kín".

Được làm mẹ là một niềm hạnh phúc vô bờ, nhưng các chị em cũng đừng bỏ qua những vấn đềsau để giữ lửa cho hạnh phúc vợ chồng:

1. Tình trạng khô âm đạo

Sau khi sinh con, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể của bạn sẽ sụt giảm nên dễ dẫn đến tình trạng bị khô âm đạo. Nhất là khi bạn đang cho con bú, nồng độ estrogen lại càng sụt giảm thấp hơn và tình trạng "khô" càng trở nên trầm trọng hơn.

Cho đến khi bạn ngừng cho con bú thì cơ thể sẽ duy trì nồng độ estrogen trở lại như mức trước khi mang thai và tình trạng này không còn nữa.

Nếu tình trạng "khô âm đạo ảnh hưởng quá nhiều tới đời sống tình dục, bạn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.

Giai đoạn này, bạn cũng cần chia sẻ với chồng mình để anh ấy chú ý hơn trong khúc dạo đầu cũng như trong suốt cuộc "yêu", tránh làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của cả hai.

Ảnh minh họa
2. Đau nhức ở tầng sinh môn

Sau khi sinh, các khu vực xung quanh âm đạo của các mẹ có thể cảm thấy đau đớn và căng tức. Đặc biệt là khu vực tầng sinh môn, nếu bạn bị rạch và sau đó bị khâu lại vùng da này khi sinh thường. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau để giảm bớt cơn đau nhưng nên chú ý chọn loại thuốc không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy giữ cho khu vực tầng sinh môn và các bộ phận xung quanh sạch sẽ để nó mau liền và tránh viêm nhiễm. Vết đau tầng sinh môn sẽ giảm dần trong vòng 6 - 12 tuần sau khi sinh. Nếu bạn chăm tập bài tập các bài tập hỗ trỡ, tình trạng này có thể giảm nhanh hơn.

3.Vùng kín thâm đen

Sau khi sinh con xong, "vùng kín" sẽ bị sẫm màu và thâm đen. Sự thay đổi đó vừa là do tác động của những tổn thương trong quá trình sinh đẻ, vừa là do sự thay đổi của hormone trong cơ thể bạn sau khi sinh.

4. Thay đổi hình dạng

Việc âm đạo phải giãn quá nhiều lúc em bé đi qua sẽ mất khoảng 3 tuần sau sinh, mọi thứ mới dần quay trở về trạng thái cũ. Nhưng có 1 sự thật bạn vẫn phải đối mặt là "chỗ ấy" khó mà trở lại như ban đầu được, các cơ âm đạo cũng không thể đàn hồi tốt như trước khi sinh nữa, nhất là đối với những mẹ khó sinh.

Vì thế, nhiều mẹ cảm thấy "cô bé" rộng hơn, sự co bóp không còn như xưa khiến đời sống chăn gối bị ảnh hưởng không nhỏ.

Thay vì lo lắng, chị em hãy làm theo những lưu ý sau đây để mọi thứ sẽ sớm trở lại như cũ:

- Luôn vệ sinh cẩn thận và đúng cách bằng nước ấm, sạch, rửa nhẹ nhàng và lau khô ngay sau khi đi vệ sinh.

- Sử dụng đồ lót và quần áo bằng chất liệu cotton, vừa vặn và thoải mái để giữ cho vùng kín luôn thoáng, sạch. Tuyệt đối không mặc đồ chật gây bí và ra mồ hôi.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 2 tháng đầu để vùng kín có thời gian hồi phục.

- Tham khảo các bài tập để cải thiện sự co giãn của cơ âm đạo.

- Cơ thể bạn luôn cần có thời gian để bình thường trở lại. Vì thế, ngoài những lưu ý trên, điều bạn cần làm là giữ tâm lý thoải mái và cần có sự chia sẻ từ ông xã để hỗ trợ vợ sớm trở về trạng thái ban đầu.

Theo Sức khỏe gia đình

Tin tức mới nhất