Nơi những cô dâu phải gào khóc liên tục cả tháng trước khi lấy chồng
Những cô gái dân tộc Thổ Gia ở Trung Quốc bị buộc phải khóc càng to càng tốt 1 tháng trước lễ cưới của mình, không chỉ vậy, họ còn phải rủ hết được phụ nữ trong gia đình... khóc cùng mình mới đạt chỉ tiêu.
Ngày lên xe hoa về nhà chồng là một trong những ngày trọng đại và hạnh phúc nhất cuộc đời người con gái. Tuy là ngày vui, nhưng nhiều cô dâu không thể kìm nén được cảm giác buồn thương khi phải xa gia đình, xa bố mẹ để về sinh sống ở một ngôi nhà khác.
Thế nhưng, không chỉ nghẹn ngào như những cô dâu bình thường, những cô gái dân tộc Thổ Gia ở Trung Quốc còn bị buộc phải khóc trong hôn lễ của mình, thậm chí còn phải khóc theo giai điệu "khóc gả" (khóc khi được gả về nhà chồng) truyền thống do tổ tiên truyền lại.
Các cô gái Thổ Gia buộc phải khóc trong hôn lễ của mình.
Những cô gái Thổ Gia dùng tiếng khóc để "chào mừng" ngày trọng đại của đời mình. Cô dâu sẽ bắt đầu khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, có những người thậm chí còn khóc từ trước đó vài tháng. Tuy không có quy định cụ thể về số ngày phải khóc, thế nhưng không có cô dâu nào được phép khóc ít hơn 3 ngày và thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút.
"Khóc gả" được coi là một nghệ thuật truyền thống của người Thổ Gia. Các cô gái của dân tộc này bắt đầu được học "khóc gả" ngay từ khi mới 12-13 tuổi. Trong mắt họ, những cô gái được gả về nhà chồng khóc càng to, càng não nề thì càng được nhà chồng đánh giá cao. Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái.
"Khúc khóc gả" được chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất định, như: khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô dì chú bác, khóc từ biệt tổ tông, ... hay khóc cho "một người nào đó".
Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái.
Phong tục này được cho là đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc (475-221 trước CN). Tương truyền, khi xưa công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên làm Hoàng hậu, lúc tiễn con gái về nhà chồng, mẹ của công chúa đã quỳ xuống khóc lóc dưới chân cô và dặn dò hãy trở về nhà càng sớm càng tốt. Người ta tin rằng câu chuyện này chính là khởi nguồn của "khúc khóc gả".
"Khóc gả" đã tồn tại hàng trăm về trước ở nhiều vùng phía Tây Nam Trung Quốc và thịnh hành cho tới tận khi triều đại nhà Thanh sụp đổ (1644-1911).
Theo lời những người cao tuổi ở một làng quê tại tỉnh Tứ Xuyên, trước khi Trung Quốc được giải phóng vào năm 1949, các cô dâu Thổ Gia buộc phải khóc trong đám cưới của mình. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng. Thậm chí, nhiều cô dâu còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội... không khóc trong lễ cưới.
Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng.
Thông thường, trước khi cưới 1 tháng, cô dâu sẽ phải ngồi khóc liên tục 60 phút mỗi ngày trong một căn phòng lớn. Tới 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình. Và trong 10 ngày cuối cùng của công cuộc "khóc gả", tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới được may mắn và suôn sẻ. Thậm chí, các cô dâu sẽ phải trải qua một cuộc hôn nhân bất hạnh chỉ vì khóc... không đạt.
Đối với người Thổ Gia, tiếng khóc biểu lộ cho niềm vui, sự gắn kết và tình yêu sâu sắc. Họ quan niệm việc khóc tập thể sẽ khiến cho bầu không khí đám cưới thêm phần náo nhiệt, đồng thời đẩy lùi những điều xui xẻo qua những lời than thở buồn bã và kéo niềm vui cùng với hạnh phúc tới.
Trước hôn lễ 10 ngày, tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu.
Bên cạnh đó, rất nhiều người lại cho rằng, các cô gái khi xưa bị gả về nhà chồng do "bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy", họ không có quyền lên tiếng hay tự quyết định cuộc đời của mình, vì vậy đã dùng tiếng khóc ai oán để thể hiện nỗi lòng và sự bất mãn với xã hội.
Hiện nay, tuy nghi lễ này không còn phổ biến như trước nữa, nhưng vẫn có rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi nó như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi "khóc gả" như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ.
Thế nhưng, không chỉ nghẹn ngào như những cô dâu bình thường, những cô gái dân tộc Thổ Gia ở Trung Quốc còn bị buộc phải khóc trong hôn lễ của mình, thậm chí còn phải khóc theo giai điệu "khóc gả" (khóc khi được gả về nhà chồng) truyền thống do tổ tiên truyền lại.
Các cô gái Thổ Gia buộc phải khóc trong hôn lễ của mình.
Những cô gái Thổ Gia dùng tiếng khóc để "chào mừng" ngày trọng đại của đời mình. Cô dâu sẽ bắt đầu khóc lóc cả tháng trước hôn lễ, có những người thậm chí còn khóc từ trước đó vài tháng. Tuy không có quy định cụ thể về số ngày phải khóc, thế nhưng không có cô dâu nào được phép khóc ít hơn 3 ngày và thời gian khóc mỗi ngày không dưới 60 phút.
"Khóc gả" được coi là một nghệ thuật truyền thống của người Thổ Gia. Các cô gái của dân tộc này bắt đầu được học "khóc gả" ngay từ khi mới 12-13 tuổi. Trong mắt họ, những cô gái được gả về nhà chồng khóc càng to, càng não nề thì càng được nhà chồng đánh giá cao. Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái.
"Khúc khóc gả" được chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất định, như: khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô dì chú bác, khóc từ biệt tổ tông, ... hay khóc cho "một người nào đó".
Người Thổ Gia coi việc có hát được "khúc khóc gả" hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái.
Phong tục này được cho là đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc (475-221 trước CN). Tương truyền, khi xưa công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên làm Hoàng hậu, lúc tiễn con gái về nhà chồng, mẹ của công chúa đã quỳ xuống khóc lóc dưới chân cô và dặn dò hãy trở về nhà càng sớm càng tốt. Người ta tin rằng câu chuyện này chính là khởi nguồn của "khúc khóc gả".
"Khóc gả" đã tồn tại hàng trăm về trước ở nhiều vùng phía Tây Nam Trung Quốc và thịnh hành cho tới tận khi triều đại nhà Thanh sụp đổ (1644-1911).
Theo lời những người cao tuổi ở một làng quê tại tỉnh Tứ Xuyên, trước khi Trung Quốc được giải phóng vào năm 1949, các cô dâu Thổ Gia buộc phải khóc trong đám cưới của mình. Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng. Thậm chí, nhiều cô dâu còn bị chính mẹ đẻ của mình đánh đòn vì tội... không khóc trong lễ cưới.
Cô dâu nào không khóc sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng.
Thông thường, trước khi cưới 1 tháng, cô dâu sẽ phải ngồi khóc liên tục 60 phút mỗi ngày trong một căn phòng lớn. Tới 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình. Và trong 10 ngày cuối cùng của công cuộc "khóc gả", tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới được may mắn và suôn sẻ. Thậm chí, các cô dâu sẽ phải trải qua một cuộc hôn nhân bất hạnh chỉ vì khóc... không đạt.
Đối với người Thổ Gia, tiếng khóc biểu lộ cho niềm vui, sự gắn kết và tình yêu sâu sắc. Họ quan niệm việc khóc tập thể sẽ khiến cho bầu không khí đám cưới thêm phần náo nhiệt, đồng thời đẩy lùi những điều xui xẻo qua những lời than thở buồn bã và kéo niềm vui cùng với hạnh phúc tới.
Trước hôn lễ 10 ngày, tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu.
Bên cạnh đó, rất nhiều người lại cho rằng, các cô gái khi xưa bị gả về nhà chồng do "bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy", họ không có quyền lên tiếng hay tự quyết định cuộc đời của mình, vì vậy đã dùng tiếng khóc ai oán để thể hiện nỗi lòng và sự bất mãn với xã hội.
Hiện nay, tuy nghi lễ này không còn phổ biến như trước nữa, nhưng vẫn có rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi nó như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ.
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi "khóc gả" như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ.
Theo Kenh14/ Tri Thức Trẻ
-
9 phút trướcTổng thống Putin khẳng định sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ, miễn là điều này không gây tổn hại tới "lợi ích quốc gia và người dân Nga".
-
12 phút trướcÔng Trump đã phản bác việc đảng Dân chủ gọi tỷ phú Elon Musk là "Tổng thống ngầm" của Mỹ, khẳng định ông Musk không thể trở thành chủ nhân của Nhà Trắng.
-
21 phút trướcLiên tiếp nhiều vụ ẩu đả, hành hung người khác sau va chạm giao thông khiến dư luận bức xúc. Cơ quan công an đã vào cuộc khởi tố điều tra một số vụ án, bắt tạm giam đối tượng vi phạm. Điều này nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận khi cho rằng thói côn đồ trên đường phố phải được nghiêm trị để tạo môi trường văn minh khi tham gia giao thông.
-
26 phút trướcMặc dù đã uống rượu và không có giấy phép lái xe nhưng Đinh Văn Thát (Gia Lai) vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, dẫn đến gây tai nạn chết người.
-
33 phút trướcCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa bắt quả tang 2 chị em ruột từ tỉnh Nghệ An vào Đắk Lắk tổ chức hành nghề mại dâm.
-
2 giờ trướcDự báo thời tiết 23/12/2024, các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, tiếp tục hứng chịu mưa lớn do ảnh hưởng của cơn bão đang hoạt động trên Biển Đông.
-
4 giờ trướcDự báo thời tiết dịp Giáng sinh và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng nhẹ; trong khi miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khả năng có mưa lớn.
-
13 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
19 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
23 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
23 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
23 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
1 ngày trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
Tin tức mới nhất
-
6 phút trước
-
21 phút trước
-
33 phút trước
-
38 phút trước