'Nhẫn' có ba cảnh giới: Người làm nên việc lớn luôn sở hữu cảnh giới cuối cùng

Vốn dĩ con người khi bị lưỡi dao kề vào tim, phải dùng tâm đối lại, kiên nhẫn là vượt qua, mới có thể làm nên đại sự.

Cảnh giới đầu tiên: Tiểu nhẫn

Người mang tiểu nhẫn chỉ cần sự yên ổn, giống như người xưa từng nói: “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao” hay “Một điều nhịn là chín điều lành”.

Tiểu nhẫn khó đạt đến cảnh giới “Biển lớn dung nạp trăm sông”, nhưng ít nhất, họ cũng dũng cảm chấp nhận những việc tốt và chưa tốt của mình. Người sở hữu tiểu nhẫn, việc không vui thì cho qua, khuyết điểm thì dung thứ, luôn lấy đại cục làm trọng.

Cảnh giới thứ hai: Đại nhẫn

Nhẫn có ba cảnh giới: Người làm nên việc lớn luôn sở hữu cảnh giới cuối cùng-1

Xưa kia, có tên vô lại chặn Hàn Tín giữa phố và nói: “Nếu ngươi gan dạ thì hãy chặt đầu ta đi. Bằng không, ngươi chỉ là kẻ hèn nhát, hãy chịu nhục mà chui qua háng ta”.

Hàn tín nghĩ: “Mình có thể dễ dàng giết hắn, nhưng giết người đền mạng, sao có thể khinh suất khi sự nghiệp chưa thành?” Vậy nên, ngài không nói gì mà chỉ bình thản chui qua háng gã vô lại đó. Mọi người có mặt cười ầm lên, cho rằng Hàn Tín là kẻ hèn nhát.

Người xưa có câu: “Việc nhỏ không nhẫn việc lớn sao thành?”, bậc trượng phu nhẫn càng cao, chí hướng càng vĩ đại. Người đại nhẫn không cầu mong yên ổn, mà là để đạt được sự nghiệp to lớn, khiến người đời nể phục.

Cảnh giới thứ 3: Nhẫn của người trí tuệ

Nhẫn của người có trí tuệ là giữ gìn tâm thái tốt, cam tâm tình nguyện khoan dung, không giữ trong lòng uất ức, dằn vặt. Người có trí tuệ sẽ biết lấy nhẫn làm vui, ung dung tự tại. Nhẫn mà không oán hận, cuộc sống sẽ luôn tràn ngập ánh dương ấm áp, tâm hồn nở hoa, cõi lòng an lạc.

Một vài phương pháp tu Nhẫn:

Nhẫn có ba cảnh giới: Người làm nên việc lớn luôn sở hữu cảnh giới cuối cùng-2

1. Niệm Phật: Luôn hướng về Phật pháp, không để tâm đến thế tục bên ngoài, giữ chân tâm thanh bạch

2. Không cố chấp: Không cưỡng cầu thứ không thuộc về mình, không chấp nhất những bi kịch đã qua. Vạn sự tùy duyên, cay đắng là nợ. Luôn tu rèn chính niệm, biết buông bỏ đúng lúc, như vậy bản thân sẽ không chuốc lấy tổn thương.

3. Nuôi dưỡng từ bi, hành thiện tích đức: Khi ai đó làm điều xấu với mình, hãy khởi lòng từ bi vì họ đang gieo nhân ác, quả nhận được sẽ chỉ là khổ đau. Lấy oán báo oán, nghiệp ác chất chồng, bản thân sẽ không bao giờ được giải thoát. Vậy nên buông bỏ tất cả, nuôi dưỡng từ bi, sẽ gặt về trái ngọt.


Theo Khoevadep


Phật giáo

Tin tức mới nhất