Phiên tòa xét xử ngày 18/7 vụ thảm sát Bình Phước: Vũ Văn Tiến không thoát án tử hình

Sau nhiều phút nghị án, TAND cấp cao tại TP HCM tuyên y án tử hình đối với bị cáo Vũ Văn Tiến; 16 năm tù đối với Trần Đình Thoại về tội giết người.

15h59: Mẹ của tử tù Vũ Văn Tiến sau khi nghe tuyên án thì đi ra cổng toà rồi gục xuống khóc nức nở.  Chị gái Tiến cũng khóc theo mẹ. Người mẹ nói: "Con tôi còn ngu dại mà sao giờ chịu án tử hình?". Ảnh: Lê Quân


15h47: Tòa phúc thẩm tuyên giữ nguyên mức án tử hình đối với bị cáo Tiến; bị cáo Trần Đình Thoại 13 năm tội giết người và 3 năm tù tội cướp tài sản, tổng mức hình phạt là 16 năm tù.

Đối với Nguyễn Hải Dương không kháng cáo nên tòa không xem xét. Bị cái này đã bị tòa cấp sơ thẩm tuyên tử hình vì tội giết người và cướp tài sản.

15h39: Các bị cáo nghe chủ tọa phiên tòa tuyên án.

Các bị cáo nghe chủ tọa phiên tòa tuyên án. Ảnh: Lê Quân

15:16

Trước khi kết thúc phần tranh luận, đại diện gia đình bị hại nói: "Tôi tin tưởng vào tòa án và VKS, bởi vì vụ án quá rõ ràng. Mong tòa xử nhanh để kết thúc vấn đề, nhưng không vì thế mà bỏ lọt tội phạm, mức án không đủ tính răn đe cho xã hội. Thanh niên bây giờ quá dễ dàng gây án. Hành động của Tiến nói rõ tất cả.  Tại sao không thương tha cho gia đình tôi mà luật sư nói đánh người chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Quan điểm của gia đình vẫn muốn giữ nguyên hình phạt của bị cáo Tiến và tăng nặng hình phạt cho bị cáo Thoại".

15h18: Mẹ và chị Vũ Văn Tiến chắp tay, khóc òa

15h, kết thúc phần tranh luận. Chủ tọa Nguyễn Hữu Ba gọi ba bị cáo lên nói lời sau cùng.

Vũ Văn Tiến nói: "Bị cáo xin lỗi gia đình các nạn nhân. Nếu được sống bị cáo sẽ bồi thường thiệt hại".

Trần Đình Thoại: "Bị cáo xin lỗi. Mong HĐXX xem xét cho bị cáo".

15h5: Tòa vào nghị án. Lúc Tiến rời đi khỏi khu vực xử án, mẹ và chị gái của bị cáo Vũ Văn Tiến khóc nức nở, dù cả 2 đều cố gắng kiềm chế. Không gian phòng xử im ắng. Ảnh: Lê Quân


15h11: Trước khi kết thúc phần tranh luận, đại diện gia đình bị hại nói: "Tôi tin tưởng vào tòa án và VKS, bởi vì vụ án quá rõ ràng. Mong tòa xử nhanh để kết thúc vấn đề, nhưng không vì thế mà bỏ lọt tội phạm, mức án không đủ tính răn đe cho xã hội. Thanh niên bây giờ quá dễ dàng gây án. Hành động của Tiến nói rõ tất cả.  Tại sao không thương tha cho gia đình tôi mà luật sư nói đánh người chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Quan điểm của gia đình vẫn muốn giữ nguyên hình phạt của bị cáo Tiến và tăng nặng hình phạt cho bị cáo Thoại".

15h8: "Tiến chết sẽ ức, vì HĐXX không làm rõ những tình tiết giảm nhẹ"

Luật sư Lê Văn Nam - bào chữa cho bị cáo Tiến đồng ý với tranh luận của luật sư đồng nghiệp trong việc đấu tranh bảo vệ công lý. Theo ông Nam, Tiến cũng là con người, hành vi phạm tội đáng lên án. "Quan điểm của VKS tôi không đồng tình, chưa thể hiện thấy rõ hình phạt. Dư luận quan tâm nhiều, vẫn lên án cái ác nhưng vẫn phải bảo vệ lẽ phải", ông nói.

Ông Nam nói thêm, vụ án quá nghiêm trọng, ai cũng căm phẫn, nên VKS có thiếu khách quan trong việc định mức án cho các bị cáo. Tòa sơ thẩm cũng đồng tình hàng loạt tình tiết giảm nhẹ. "Nếu bị cáo Tiến bị tuyên tử hình thì chết phải tâm phục khẩu phục. Nhưng đằng này Tiến chết sẽ ức, vì HĐXX không làm rõ những tình tiết giảm nhẹ", luật sư nói. Trong ảnh: Luật sư bào chữa tranh luận. Ảnh: Lê Quân


15h: Luật sư đề nghị suy đoán vô tội cho bị cáo

Ngay sau khi đại diện VKS có ý kiến tranh luận, luật sư Phạm Quốc Hưng đề nghị HĐXX nên áp dụng suy đoán vô tội cho các bị cáo. Trong tranh luận của VKS nói rằng đã bàn bạc kế hoạch, mời VKS chứng minh. Trong quá trình điều tra không thấy chứng tỏ điều đó.

Luật sư Hưng nói: “Nói đi ăn phở nhưng quán phở chưa mở cửa thì về nói đi ăn phở chưa đạt. Không thể nói như vậy được. Không thể lập luận nói Thoại đi như vậy là đồng ý thực hiện tội phạm với Dương. Đúng là Thoại không có hành vi ngăn cản, báo cáo cơ quan chức năng. Thoại có trình bày khi Thoại không đi nữa, sợ và mãi đến khi đọc báo mới biết. Không có bằng chứng cho thấy rằng Thoại biết Dương là người thực hiện vụ giết người đó".

Luật sư Hưng phản biện tiếp, không có căn cứ để kết luận Thoại hoàn toàn đồng ý với Dương về tội giết người. Càng không có căn cứ để nói Thoại đồng ý với Dương giết người với tình tiết tăng nặng. Về mặt thực tế hành vi của Dương sao Thoại biết được?

"Chúng tôi cho rằng VKS hãy xem xét vấn đề không phải là trừng phạt con người như thế nào, mà trừng phạt để đảm bảo uy tín của Nhà nước, không tùy tiện, không suy đoán. Làm sáng tỏ công lý, sự thật vụ án. Mong VKS và HĐXX xem xét Thoại không giết người vì không có bằng chứng chứng minh càng không có căn cứ Thoại giết người như tình tiết tăng nặng định khung", ông Hưng phát biểu.

Sau khi nghe ý kiến của luật sư Hưng, đại diện VKS nói rằng "không cần tranh luận. VKS đánh giá bản án sơ thẩm chính xác".


14h50: "Thoại là đồng phạm với Nguyễn Hải Dương"

VKS tranh luận tiếp tục tranh luận với ý kiến của luật sư Phạm Quốc Hưng - bào chữa cho bị cáo Thoại. Đại diện VKS cho rằng bị cáo Thoại biết rõ động cơ, ý định của Dương là không chỉ cướp của mà mà còn giết người. Thoại đã cùng Dương mang theo hung khí đến nhà nạn nhân để cướp của và giết người. Lý do khách quan không thực hiện được ý định là do cháu Vỹ không nghe máy. Đây là trường hợp không phải là chuẩn bị phạm tội mà đã bắt tay vào thực hiện.

Thoại biết ý định của Dương mà lại không tố cáo, ngăn cản, còn cung cấp dao cho Dương. Thoại là đồng phạm với Dương, cũng phải chịu chung trách nhiệm như án sơ thẩm tuyên. Trong ảnh: Bị cáo Dương được dẫn giải vào tòa vào chiều 18/7. Ảnh: Thanh Tùng



14h40:Đại diện VKSND cấp cao phát biểu quan điểm tranh luận 5 vấn đề mà luật sư Lê Văn Nam nêu ra trong sáng nay. Đại diện VKS cho rằng, bị cáo Tiến siết cổ để Dương đâm nhiều nhát vào 6 nạn nhân gia đình ông Mỹ. Trong đó có cháu Vỹ, Tố Như không có tiền nhưng hung thủ vẫn cố giết. Như vậy, bị cáo quá coi thường, man rợ, giết người vô cớ và đây là tình tiết phạm tội mang tính chất côn đồ.

Phiên tòa sơ thẩm cho thấy, bản án đã đánh giá rõ vai trò từng người. Nhận định Dương là kẻ tổ chức cầm đầu, trực tiếp ra tay sát hại các nạn nhân. Tiến là người giúp sức đắc lực. Các tình tiết giảm nhẹ, án sơ thẩm đã xem xét tính nhân đạo, VKS không tranh luận thêm.

"Tiến có các tình tiết giảm nhẹ vì bị Dương lôi kéo khống chế, có 5 lần nói với Dương là đi về, không tiếp tục nữa. Tuy nhiên, Tiến chỉ dừng lại ở lời nói chứ không dừng lại ở hành động. Trong quá trình phạm tội, Tiến có nhiều cơ hội để về, bỏ chạy nhưng không làm, cho thấy bị cáo có cùng ý chí với Dương trong việc giết người. Không có căn cứ thể hiện Tiến bị Dương đe dọa khống chế. Cấp sơ thẩm đã xử đúng người đúng tội. Tuy nhiên vẫn có cơ hội cho Tiến là bị cáo đã gửi thư cho Chủ tịch nước xin tha tội chết", đại diện VKS nói.

14h30: Vũ Văn Tiến, Trần Đình Thoại được cảnh sát dẫn giải vào tòa.

'Tien siet co de Duong giet 6 nguoi la qua man ro' hinh anh 2

'Tien siet co de Duong giet 6 nguoi la qua man ro' hinh anh 3
Ảnh: Lê Quân (Zing)

14h: Phòng xử án đã đủ người nhà nạn nhân, thân nhân các bị cáo và rất đông người dân đến tham dự phiên tòa. Các luật sư cũng đã vào vị trí. Chiều nay, phiên tòa tiếp tục phần tranh luận. 14h20, lực lượng cảnh sát đã áp giải 3 bị cáo vào vành móng ngựa.

Clip Vũ Văn Tiến xin giảm án tử : Tại phiên tòa Vũ Văn Tiến cho rằng hình phạt ở phiên tòa sơ thẩm quá nặng, không thỏa đáng. Tiến xin tha tội chết vì không cố ý giết người. "Bị cáo sợ chết", Tiến nói.



11h50: Sau phần trình bày trên, chủ tọa tuyên bố tạm nghỉ. 14h phiên tòa tiếp tục.

10h58: Luật sư của Trần Đình Thoại bào chữa cho bị cáo. Theo luật sư này, trong bản án sơ thẩm nêu Dương rủ thoại đi giết người, cướp tài sản và Thoại đồng ý là không đúng. Thoại chỉ đồng ý đi cướp, hoàn toàn không đồng ý giết người.

Thoại cũng không bàn với Dương phải mua một con dao Thái Lan mà là Dương yêu cầu Thoại mua dao. Luật sư cho rằng bản án ghi như trên là làm xấu đi tình trạng pháp lý của bị cáo Thoại.

Ngoài ra, hành vi giết người của Dương nằm ngoài ý chí của Thoại, Thoại không cùng ý chí, không đồng ý giết người. Vậy nhưng bản án sơ thẩm quy kết Thoại là đồng phạm của tội giết người với hàng loạt tình tiết định khung tăng nặng như giết nhiều người, giết người mang tính chất man rợ, giết trẻ em... là vô lý.

Theo luật sư mức án 13 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên về tội giết người với Thoại là không đúng. Từ đó, luật sư đề nghị tòa xem xét tuyên bố Thoại không phải là đồng phạm của tội giết người, bị cáo chỉ đồng phạm với tội cướp tài sản mà thôi.

Sau phần bào chữa của các luật sư, Tiến và Thoại không bào chữa bổ sung.

Về phía bị hại, đại diện các nạn nhân không đồng tình với quan điểm bào chữa của các luật sư. Theo bị hại, không phải Tiến không có ý định giết người. Bởi lẽ khi Dương chích điện ông Mỹ vẫn còn tỉnh, Tiến đã quát Dương "mày chích kiểu gì vậy?" là để Dương thực hiện chắc chắn, trót lọt hành vi phạm tội.

Em gái bà Nga cho rằng không thể bao biện cho hành vi của Tiến. Gia đình bà không phải không mời được luật sư nhưng tội của các bị cáo đã quá rõ.

10h30: Quá trình điều tra, Dương cũng khai rằng chỉ rủ Tiến đi cướp tài sản, không bàn bạc với Tiến sẽ giết người vì Tiến sẽ không dám tham gia. Dương cũng khai rằng khi thấy Tiến do dự, Dương trừng mắt và giơ dao để Tiến khiếp sợ. Hậu quả vụ án nằm ngoài ý chí chủ quan của bị cáo Tiến. Luật sư Nam cũng đưa ra một số tình tiết khác đề nghị tòa xem xét...

10h16: Phiên tòa kết thúc phần thẩm vấn, bước sang phần tranh luận. Đại diện VKSND Cấp Cao phát biểu quan điểm về vụ án.

Theo VKS, tại phiên tòa hôm nay lời khai của các bị cáo phù hợp với hồ sơ vụ án. Tiến là người đã trực tiếp siết cổ 6 người để Dương gây án một cách nhanh chóng. Hành vi của Tiến đã giúp sức tích cực cho Dương gây án.

Tại phiên sơ thẩm, tòa đã xem xét một số tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Tiến như: gia đình có công với cách mạng, lần đầu phạm tội...Tuy nhiên, xét đến mức độ nghiêm trọng của vụ án nên mức án tử hình mà cấp sơ thẩm đã tuyên là có căn cứ. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Tiến không có tình tiết giảm nhẹ nào mới nên đề nghị không chấp nhận đơn kháng cáo.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước
Người nhà của các bị cáo gục xuống bàn khi nghe đại diện VKS Cấp Cao phát biểu
quan điểm về vụ án


Đối với Thoại, VKS cho rằng có đủ căn cứ xác định Trần Đình Thoại giữ vai trò đồng phạm trong vụ án. Con dao mà Thoại đã mua cho Dương chính là hung khí Dương đã dùng để gây án. Mức án 13 năm tù với bị cáo Thoại về tội giết người là phù hợp.

Đối với bà Trần Thị Trinh, VKS nhận thấy không đủ cơ sở cho rằng bà Trinh có liên quan đến vụ án cũng như việc bà Trinh không tố giác tội phạm.

Từ đó, VKSND Cấp Cao đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của các bị cáo cũng như đại diện hợp pháp của nạn nhân, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Mức án của 3 bị cáo được tuyên trong phiên tòa sơ thẩm:

- Nguyễn Hải Dương: Tử hình.

- Vũ Văn Tiến: Tử hình.

- Trần Đình Thoại: 16 năm tù giam.


9h55: Luật sư Lê Văn Nam thẩm vấn Vũ Văn Tiến.

Tiến khai khi thấy cháu Mỹ mở cửa Tiến bảo Dương "đừng có đâm" nhưng vừa dứt câu thì Dương đâm. Khi nhìn thấy Vỹ nằm đó, bị cáo đòi về và nói "tao không làm được đâu". Thế nhưng Dương nói thằng bé chết rồi giờ lên nhà lấy tiền thôi rồi về.

"Lúc ấy, bị cáo rất sợ, mất bình tĩnh nên sau đó làm theo lời Dương nói", Tiến khai và cho rằng khi siết cổ các nạn nhân, bị cáo không siết mạnh tay... Tiến vẫn cho rằng mức án tử hình với bị cáo quá nặng, bị cáo rất ăn năn.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước
Luật sư thẩm vấn các bị cáo

Sau phần thẩm vấn Tiến, luật sư bào chữa cho Trần Đình Thoại thẩm vấn Dương. Trả lời câu hỏi của luật sư là Thoại có giúp sức tích cực gì cho Dương không? Dương nói "không, Thoại chỉ mua giùm con dao". Dương cũng khai rằng trước đó Thoại đã ngăn cản sau đó không tham gia.

9h27: Tòa gọi Dương lên thẩm vấn nhằm làm rõ vai trò của bà Trinh trong vụ án.

Tại tòa, Dương khai bà Trinh có biết Dương quen Linh nhưng chỉ biết nhà Linh ở Bình Phước, bà Trinh cũng không biết nhà ông Mỹ. Đêm hôm trước, Dương rủ bà Trinh đến nhà ông Mỹ nhưng chỉ nói là đến nhà một người bạn lấy đồ, xe Dương mượn của bà Trinh nên bà đi theo. Đến nơi, bà Trinh cũng không đến nhà ông Mỹ mà đứng cách đó vài trăm mét.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước

Tại cơ quan điều tra, Dương khai khi vụ án xảy ra, bà Trinh hỏi Dương "mày có liên quan đến vụ này không?" - "Bà điên à", Dương trả lời. Tại tòa, sát thủ này vẫn giữ nguyên lời khai.

Từ đó, HĐXX mời đại diện nạn nhân đứng lên phân tích, nếu phía bị hại có thêm chứng cứ mới thì tiếp tục cung cấp để cơ quan điều tra xem xét.

Sau phần thẩm vấn của chủ tọa là phần thẩm vấn của các thành viên trong HĐXX, VKS và các luật sư.

Luật sư Lê Văn Nam thẩm vấn Dương nhằm làm rõ mối quan hệ giữa Dương và Tiến. Trả lời câu hỏi tại sao lại rủ Tiến tham gia? Dương khai hàng ngày Dương hay nghe lời Tiến nên Dương nghĩ rủ Tiến để dễ dàng chi phối.

Luật sư cũng đặt ra hàng loạt câu hỏi như tại sao trước khi gây án Dương lại đưa Tiến đi uống bia? Tiến chủ động tích cực giúp sức cho Dương gây án hay bị ép buộc? Dương thừa nhận đã hăm dọa làm cho Tiến sợ và Tiến chỉ siết cổ để nạn nhân khỏi chạy.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước
Vẻ mặt lạnh lùng của bị cáo Nguyễn Hải Dương

Luật sư hỏi tiếp: "Bị cáo đã có hành động gì để Tiến sợ?" - "Bị cáo cầm dao bấm và trợn mắt nhìn nên Tiến sợ". "Dương thấy thế nào khi vì bị Dương lôi kéo tham gia mà giờ Tiến phải lãnh án tử hình? Nếu không có Tiến, bị cáo có gây án được không?" - "bị cáo sẽ phải nghĩ cách khác", Dương thừa nhận.

9h23: Tòa mời đại diện hợp pháp của các nạn nhân lên để thẩm vấn.

Trước tòa, phía bị hại đề nghị tòa xem xét trách nhiệm hình sự với bà Trinh về tội không tố giác tội phạm. Theo phía bị hại, bà Trinh đã từng cùng Dương đến nhà ông Mỹ vào đêm hôm trước, bà Trinh cũng biết việc Dương từng có quan hệ tình cảm với Linh. Vậy nên, khi vụ án xảy ra không thể nói bà Trinh không biết.

Đối với Thoại, phía nạn nhân cho rằng mức án 13 năm tù là quá nhẹ. Bị cáo từng cùng Dương lên nhà ông Mỹ nhưng vì cháu Vỹ không mở cửa nên không thực hiện được chứ không phải bị cáo tự ý chấm dứt hành vi phạm tội.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước
Bị cáo Trần Đình Thoại trả lời thẩm vấn của chủ tọa

9h10: Phiên tòa bước vào phần thẩm vấn. Trả lời câu hỏi của chủ tọa về nội dung kháng cáo, Vũ Văn Tiến cho biết giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Tiến đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt về tội giết người. Theo bị cáo mức án trên quá nặng vì bị cáo không cố ý hành động.

Tòa hỏi Tiến vậy trước khi đến nhà ông Mỹ, bị cáo Nguyễn Hải Dương có nói sẽ giết người không? Tiến cho rằng Dương chỉ nói đi cướp, không nói sẽ giết người nên Tiến mới tham gia.

Tòa hỏi tiếp vậy những hành vi mà bản án sơ thẩm nêu có đúng không? Tiến thừa nhận là đúng. "Nếu không có sự giúp sức của bị cáo Dương có giết được 6 người không?" - "Dạ chắc không", Tiến bối rối.

Nam thanh niên này cho rằng vì Dương cầm con dao đứng sát bị cáo nên bị cáo sợ. Bị chủ tọa bác bỏ vì lời khai trên không có cơ sở và trả lời tiếp câu hỏi của tòa nếu không có sự giúp sức của bị cáo Dương có giết 6 người được không? Lần này Tiến trả lời "có thể có".

Sau khi thẩm vấn Tiến, chủ tọa gọi Thoại lên thẩm vấn. Thoại cho biết bị cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị xem xét tại tội danh giết người vì bị cáo không giết người. Ngay lập tức, chủ tọa đặt câu hỏi bị cáo có giúp Dương mua hung khí, lần đầu có cùng Dương đến nhà ông Mỹ thực hiện kế hoạch không?

Tại tòa, Thoại thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

8h40: Chủ tọa tóm tắt lại nội dung bản án sơ thẩm.

Các bị cáo cúi đầu khi nghe nhắc lại diễn biến tội ác. Đau đớn trước cái chết của những người thân, gia đình nạn nhân liên tục lau nước mắt, mẹ Tiến ngồi bần thần trước tội ác của con.



8h15: Hội đồng xét xử (HĐXX) bước vào phòng xử án, ông Nguyễn Hữu Ba - thẩm phán TAND Cấp Cao làm chủ tọa phiên tòa.

Trả lời chủ tọa, thư ký cho biết bà Trần Thị Trinh (31 tuổi) dì ruột của bị cáo Nguyễn Hải Dương - người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt. Về vấn đề này, đại diện VKSND Cấp Cao cho rằng sự vắng mặt của bà Trinh không thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa. Do vậy, VKS đề nghị tiếp tục xét xử.

thảm án, Bình Phước, xét xử
Bị cáo Vũ Văn Tiến tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Đinh Tuấn

thảm án, Bình Phước, xét xử

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước
Người thân của các bị hại mang di ảnh dự phiên tòa từ sáng sớm. Ảnh: Đinh Tuấn

Trước khi bước vào phòng xử án, một tình huống đã xảy ra khi hai người phụ nữ là chị và mẹ của bị cáo Vũ Văn Tiến đã bất ngờ quỳ lạy một người đàn ông.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước
Chị và mẹ của Vũ Văn Tiến quỳ lạy cha bà Nga




Theo quan sát của phóng viên thì người đàn ông đó là ông Nguyễn Dinh, cha của bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga, một nạn nhân trong vụ thảm sát ở Bình Phước. Để cứu con, bà Vũ Thị Thi (mẹ bị cáo Tiến) đã góp góp được 20 triệu đồng để đền bù cho gia đình bị hại, song bị từ chối. Gia đình bị cáo này cũng xin được hơn 10.000 chữ ký với nội dung xin cho Tiến thoát án tử.

thảm sát Bình Phước, vụ giết 6 người ở Bình Phước, Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, vụ án Bình Phước

Luật sư Lê Văn Nam bào chữa cho Vũ Văn Tiến cho rằng sự có mặt của bà Trinh là cần thiết. Luật sư Nam cho biết ông muốn thẩm vấn bà Trinh tại tòa để làm rõ một số vấn đề như tối hôm đó Tiến đi cùng Dương trong tình trạng như thế nào? Mối quan hệ hàng ngày giữa Dương và Tiến ra sao? Bà Trinh đã đưa cho Dương những gì vào hôm gây án? Hơn nữa bà Trinh đang bị phía gia đình nạn nhân kháng cáo nên sự có mặt của bà là cần thiết. Từ đó, luật sư đề nghị hoãn phiên tòa.

thảm án, Bình Phước, xét xử
Toàn cảnh phiên tòa sáng nay (18/7). Ảnh: Đinh Tuấn   

thảm án, Bình Phước, xét xử

thảm án, Bình Phước, xét xử
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh: Đinh Tuấn 

thảm án, Bình Phước, xét xử
Bị cáo Nguyễn Hải Dương.

Sau khi hội ý, HĐXX nhận thấy đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, HĐXX đã mở phiên tòa, những vấn đề liên quan đến bà Trinh đã được cơ quan điều tra làm rõ. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử nếu nhận thấy có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, HĐXX sẽ kiến nghị trong bản án. Tòa đồng tình với quan điểm của VKS khi cho rằng sự vắng mặt của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không thuộc trường hợp bắt buộc phải hoãn phiên tòa. Do vậy, tòa sẽ tiếp tục xét xử.

7h30:  Xe chở phạm của công an tỉnh Bình Phước đỗ trước sân tòa án. Hơn 5 phút sau, Nguyễn Hải Dương cùng 2 đồng phạm được dẫn giải xuống khỏi xe tù để lên phòng xử án.

thảm án, Bình Phước, xét xử
Các bị cáo được dẫn giải lên tòa. Ảnh: Đinh Tuấn

Nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí đã có mặt từ sớm để đưa tin, tường thuật trực tiếp diễn biến phiên tòa.


Theo Vietnamnet, Zing

Tin tức mới nhất