Phim 'Mai' của Trấn Thành dán nhãn 18+: Học sinh vẫn vô tư vào rạp?
Theo ghi nhận của phóng viên, ở một số cụm rạp tại TPHCM, khâu soát vé khá lỏng lẻo, để "lọt" nhiều khán giả dưới 18 tuổi mua vé xem phim "Mai" dù tác phẩm này dán nhãn 18+.
Nhân viên rạp "nhìn mặt đoán tuổi" khán giả?
Phim Mai đang được xem là hiện tượng phòng vé mùa Tết Giáp Thìn. Đến nay, sức nóng của phim vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tình trạng "cháy vé", khán giả xếp hàng chờ mua vé diễn ra ở nhiều cụm rạp trên cả nước.
Tuy nhiên, đây lại là tác phẩm gắn nhãn T18 (dành cho khán giả từ 18 tuổi trở lên). Nhiều người đặt vấn đề rằng trước việc khán giả ùn ùn ra rạp, việc kiểm soát độ tuổi người xem được thực hiện như thế nào?
Tối 19/2, phóng viên Dân trí đã có mặt tại một số rạp chiếu phim ở TPHCM để tìm hiểu sự việc.
Phụ huynh dẫn con ra rạp xem "Mai" (Video: Quỳnh Tâm).
Theo quy định, để kiểm soát một cách hiệu quả nhất với các phim có dán nhãn T18, phía rạp phim sẽ yêu cầu khán giả phải xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc giấy tờ tùy thân khi mua vé. Tuy nhiên, trên thực tế, quy trình này được thực hiện khá lỏng lẻo.
Tại rạp một chiếu phim ở quận Tân Bình (TPHCM), khu vực bán vé trực tiếp cũng như khu vực soát vé mua online, nhân viên không thực hiện khâu kiểm tra giấy tờ tùy thân của khán giả một cách sát sao.
Từ 19h, hầu hết các suất chiếu Mai tại đây đều đã hết ghế, chỉ còn suất sau 23h. Dù hàng dài khán giả xếp hàng vào xem Mai, nhưng không ai cần phải chứng minh đã đủ tuổi xem phim hay chưa.
Khán giả ra rạp xem phim ngày 19/2.
Tương tự, tại một rạp chiếu phim khác ở quận Tân Bình hay một rạp ở TP Thủ Đức, khâu kiểm tra để xác định độ tuổi người mua vé phim Mai cũng diễn ra tương đối hời hợt.
Theo ghi nhận, nhân viên bán vé chủ yếu phân loại độ tuổi bằng cách hỏi trực tiếp người mua chứ không yêu cầu phải trình giấy tờ tùy thân hay tìm cách xác minh độ tuổi người mua vé.
Việc phân loại phim theo lứa tuổi được thực hiện theo kiểu phụ thuộc vào "tinh thần tự giác" của khán giả. Chưa kể, nhiều trường hợp khách đặt vé online từ trước, nhân viên rạp phim không có động thái xác minh kỹ mà chỉ... "nhìn mặt đoán tuổi".
Khán giả trẻ ra rạp xem "Mai" khá đông, nhưng khâu xác minh độ tuổi còn lỏng lẻo.
Khi học sinh "trót lọt" vào rạp
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, khán giả N.O. (học sinh lớp 11, quận Bình Thạnh) cho biết em đã xem Mai trong kỳ nghỉ Tết. Khi được hỏi về việc vì sao chưa đủ tuổi vẫn có thể vào rạp, N.O. cho biết em mua vé trực tiếp tại rạp, nhân viên không kiểm tra giấy tờ.
Tại một rạp chiếu tại TP Thủ Đức tối 19/2, chúng tôi cũng ghi nhận khán giả B.Q. (SN 2005) đi xem Mai cùng em trai sinh năm 2011. B.Q. cho biết đã đặt vé online và không bị kiểm tra độ tuổi hay phải xuất trình căn cước công dân.
Trước việc dắt em trai 13 tuổi vào rạp phim gắn mác T18, B.Q. nói: "Trước đây tôi chưa đủ 18 tuổi nhưng vẫn được vào xem các phim T18, nên đợt này tôi đặt vé luôn cho em trai".
Khán giả dưới 18 tuổi vẫn vô tư mua vé vào rạp xem "Mai".
Trường hợp khác, chị Quỳnh (SN 1973, quận Bình Thạnh) cũng lựa chọn ra rạp xem phim Mai cùng ông xã và con gái. Theo chị Quỳnh, con gái chị vừa tròn 18 tuổi. Lúc chị đến mua vé, phía nhân viên ở rạp hỏi về tuổi của con gái và yêu cầu xem căn cước công dân.
Chị Quỳnh nói thêm: "Ban đầu chúng tôi đắn đo về việc có nên cho bé xem phim cùng hay không. Bên cạnh đó, các bạn cùng lớp với bé cũng đã xem rồi nên chúng tôi thấy khá thoải mái. Con gái cũng nói rằng, nếu bố mẹ cho xem phim thì bé mới dám xem. Đến những đoạn 'cảnh nóng', bé sẽ tự che mắt lại".
Các nhà rạp nói gì?
Theo tiêu chí phân loại phim mới nhất tại Việt Nam áp dụng từ 20/5/2023, theo thông tư số 05/2023 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phim thuộc loại T18 dành cho người xem từ 18 tuổi trở lên.
Đây là những tác phẩm có nội dung chủ yếu dành cho đối tượng người lớn, có thể chứa những yếu tố nội dung nhạy cảm. Các cơ sở điện ảnh phải thông báo công khai đến khán giả tại các rạp chiếu phim thông tin về phân loại phim cũng như cách thức kiểm soát, kiểm tra tuổi đối với khán giả vào xem phim.
Mặc dù vậy, trước nay, việc kiểm soát độ tuổi khán giả tại rạp còn nhiều lỗ hổng. Nhiều ý kiến cho rằng khâu xác minh tuổi người xem chưa minh bạch, chuyên nghiệp.
Nhiều cụm rạp lờ đi việc xác minh tuổi vì dễ... mất khách, giảm sút doanh thu. Ở những dịp lễ Tết đông khán giả ra rạp, việc phân loại tuổi cũng khó thực hiện vì mất thời gian.
Trên thực tế, việc thực hiện phân loại đúng độ tuổi xem phim còn nhiều vướng mắc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc nội dung CGV Việt Nam - cho biết phía CGV luôn chú trọng chấp hành quy định của hệ thống phân loại phim theo độ tuổi. Việc kiểm tra độ tuổi được thực hiện ở khâu bán vé. Riêng đối với những khách hàng mua vé trực tuyến, hoạt động kiểm tra diễn ra ở cửa soát vé.
Trước câu hỏi về những vướng mắc của CGV Việt Nam trong việc phân loại độ tuổi khán giả xem Mai, ông Hải cho hay: "Thật ra trong hoạt động của rạp, việc xác minh tuổi khán giả chắc chắn là có khó khăn. Tuy nhiên CGV áp dụng nhiều biện pháp như thông báo, kiểm soát từ khâu mua vé trực tuyến tới khâu mua vé tại rạp.
Tại quầy soát vé, CGV cũng bố trí nhân sự để kiểm tra độ tuổi theo quy định và hỗ trợ khách hàng chưa đủ độ tuổi qua xem các phim khác phù hợp độ tuổi hơn", ông Hải cho biết.
Bảng hướng dẫn phân loại phim theo lứa tuổi tại một rạp chiếu ở TP Thủ Đức.
Ông Nguyễn Văn Hướng - đại diện quản lý rạp của Galaxy Studio - cho biết khâu kiểm soát độ tuổi khán giả luôn là vấn đề quan trọng và được nhà rạp lưu tâm. Tuy nhiên trong thực tế, để kiểm soát được độ tuổi theo đúng quy định có rất nhiều khó khăn.
"Thí dụ, dịp Tết, nhiều khán giả dẫn gia đình đi xem phim, gồm cả người lớn, trẻ nhỏ. Với những trẻ em dưới 18 tuổi, chúng tôi sẽ gợi ý các em xem phim khác phù hợp lứa tuổi.
Ở những thời điểm rạp vắng khách, việc đổi phim dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng ở những giờ cao điểm đông khách, việc đổi phim rất khó khăn. Cũng có nhiều nhóm khán giả muốn xem cùng gia đình nên không đồng ý việc đổi phim và bỏ về", ông Hướng nói với phóng viên Dân trí.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc khán giả mua vé online không phải trình giấy tờ khi đến cửa soát vé, ông Hướng cho biết: "Trong ứng dụng đặt vé, chúng tôi đều yêu cầu người mua bấm xác nhận đủ tuổi.
Tại quầy soát vé, nhân viên thường quan sát bằng mắt. Khán giả nào có vóc dáng nhỏ quá sẽ được yêu cầu trình giấy tờ tùy thân, thẻ sinh viên... Trường hợp họ không đủ tuổi, nhân viên đành xin lỗi, từ chối phục vụ và hoàn tiền".
Ông Nguyễn Văn Hướng cho biết thêm nếu rạp nào bị phát hiện chiếu phim không đúng độ tuổi quy định, trách nhiệm sẽ thuộc về cụm rạp đó.
"Thanh tra Cục điện ảnh hoặc các sở ban ngành đi kiểm tra đột xuất, nếu có trường hợp vi phạm sẽ xử phạt theo quy định", ông Hướng cho hay.
Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL quy định 6 mức phân loại phim, được xếp từ thấp đến cao: - Loại P là phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi - Loại K là phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ - Loại T13 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên - Loại T16 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên - Loại T18 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên - Loại C là phim không được phép phổ biến. Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin. Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim. Về chế tài xử phạt: Căn cứ tại khoản 5, Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4, Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim: Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim. |
Theo Dân Trí
-
4 giờ trướcNăm 2024, Triệu Lệ Dĩnh có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của mình.
-
9 giờ trướcTập 8 'Khi điện thoại đổ chuông' chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
-
14 giờ trướcTạp chí Time của Mỹ đã chọn ra 10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay nhất năm. Điều này chứng minh sự bành trướng của các tác phẩm nội dung tiếng Hàn ở thị trường Mỹ.
-
16 giờ trướcNhiều ý kiến cho rằng đạo diễn "Công tử Bạc Liêu" cần nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm vì đã xây dựng một tác phẩm hời hợt, thiếu chiều sâu và làm méo mó đi hình tượng nhân vật vốn quen thuộc với người dân.
-
18 giờ trướcSao nữ gây tiếc nuối vì sa đà vào việc chỉnh sửa nhan sắc dẫn tới khuôn mặt bị biến chứng.
-
1 ngày trướcSao cấp S của showbiz Việt tung dự án mới ngay thời điểm Phương Lan vướng ồn ào.
-
1 ngày trướcTrấn Thành khẳng định bản thân chưa từng so sánh mình với bất kỳ ai chứ đừng nói đến "vua hài" như Châu Tinh Trì.
-
1 ngày trướcTrấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết.
-
1 ngày trướcPhim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.
-
1 ngày trước"Mufasa: Vua sư tử" được kỳ vọng mang đến góc nhìn mới cho thương hiệu hoạt hình đình đám. Song, nội dung phim lại thiếu sáng tạo và không đủ chiều sâu nên chưa thể ghi điểm với giới phê bình.
-
1 ngày trướcThương Tín lúc hoàng kim có 4 vai diễn nhận được nhiều yêu mến của khán giả. Đó là những vai diễn nào?
-
1 ngày trướcTrấn Thành chính thức nhắc đến tin đồn Negav bị cắt vai, không còn được xuất hiện trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ".
-
2 ngày trướcTừng được mệnh danh là mỹ nam màn ảnh nhưng Lý Dịch Phong đã bỏ bê chăm chút khiến ngoại hình sa sút thấy rõ.
-
2 ngày trướcThời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
-
2 ngày trướcPhim với tựa đề "Công tử Bạc Liêu" nhưng lại xây dựng nhân vật mang những cái tên hư cấu, hời hợt về chiều sâu giá trị tác phẩm thông qua những thước phim.
-
2 ngày trướcLấy nhau đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên Son Ye Jin làm điều này cho Hyun Bin.
-
2 ngày trướcRachel Zegler, nữ diễn viên 23 tuổi được chọn đóng vai Bạch Tuyết trong bom tấn "Snow White" của Disney ra mắt năm sau gây tranh cãi vì nhan sắc và ngoại hình.
-
2 ngày trướcTrong "Không thời gian" tập 16, cô giáo Tâm xúc động và nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại khi cùng bộ đội đi tìm học sinh mất tích.