Quốc phục Việt thi quốc tế: Có nhất thiết phải là Áo dài?

(2Sao) - Ở các cuộc thi sắc đẹp lớn trên thế giới, hoa hậu của nhiều quốc gia đã có sự phá cách trang phục dân tộc vô cùng ấn tượng. Việt Nam có nên làm điều này?

Ở các cuộc thi sắc đẹp quốc tế, quốc phục luôn là phần thi không thể thiếu, giúp các hoa hậu giới thiệu được nét đẹp mang bản sắc quốc gia. Khi tham gia các đấu trường sắc đẹp, người đẹp Việt cũng luôn đầu tư chỉn chu cho quốc phục. Đa số các người đẹp đều chọn Áo dài mang đi thi. 

Áo Dài của những người đẹp thường được lấy ý tưởng từ những loài vật linh thiêng như rồng phượng, sáng tạo trên nét văn hóa vùng miền, hay dựa trên phong cách của một vị hoàng hậu nổi tiếng trong quá khứ...

Áo dài lộng lẫy, mang đậm chất hoàng gia của Phạm Hương và Trương Thị May trên
sân khấu Hoa hậu Hoàn vũ. 

Trong khi Áo dài của Thúy Vân thêu rồng tinh tế thì Áo dài của Diễm Hương mang các
họa tiết thổ cẩm đặc trưng của dân tộc miền núi phía Bắc. 

Áo dài thêu rồng sang trọng của Khả Trang và Áo dài "Vũ khúc hạc" của Thùy Lâm. 

Nhìn chung, quốc phục Áo dài của Việt Nam trên những đấu trường quốc tế thường rất sang trọng và quyền quý. Ý tưởng thực hiện những bộ Áo dài ấy cũng khá phong phú và giàu bản sắc. 

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu diện Áo dài mãi thì có đơn điệu quá không? Nét đẹp văn hóa, văn học, nét đẹp trang phục... của Việt Nam rất đa dạng. Dựa trên những yếu tố ấy, bàn tay tài hoa có thể sáng tạo nên những bộ trang phục dân tộc độc đáo, đảm bảo tính truyền thống nhưng vẫn mang tính hiện đại, gây được nhiều ấn tượng hơn cho bạn bè quốc tế. 

Chẳng hạn, áo tứ thân, nón ba tầm, váy xòe, khăn piêu, cồng chiêng, gốm sứ, trang phục của 54 dân tộc anh em Việt Nam, nét đẹp sông nước, những hình tượng truyền thuyết như công chúa Mỵ Nương, Mỵ Châu, Mẹ Âu Cơ... đều có thể trở thành nguồn ý tưởng đẹp, phát triển được thành những bộ quốc phục độc đáo. 

Chẳng hạn, những trang phục đậm đà bản sắc của các dân tộc anh em, các vùng miền
đều có thể trở thành quốc phục ấn tượng khi thi đấu quốc tế. 

Ở các cuộc thi sắc đẹp lớn trên thế giới, hoa hậu các nước không bó buộc mình phải sử dụng một bộ quốc phục duy nhất của quốc gia, mà còn phát triển những dạng trạng phục mới mẻ dựa trên nhiều nét đẹp văn hóa khác nhau tại đất nước của họ. Rất nhiều người đẹp đã thắng giải "Quốc phục đẹp nhất" vì sự sáng tạo ấy. 

Hãy cùng nghiêm ngưỡng những bộ quốc phục đột phá của các hoa hậu trên thế giới: 

Phá cách khỏi trang phục truyền thống, người đẹp Aniporn Chalermburanawong của
Thái Lan đã diện quốc phục lạ mắt trên sân khấu Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Bộ trang
 phục lấy ý tưởng từ xe tuk tuk - nét đẹp đặc trưng trên đường phố Thái Lan
và đã đoạt giải "Quốc phục đẹp nhất". 

Không còn là kimono truyền thống, người đẹp Nhật Bản Kurara Chibana diện bộ đồ phong
 cách kiếm kĩ samurai. Cô đã đoạt giải nhất Quốc phục tại cuộc thi Miss Universe 2006. 

Giải nhất Quốc phục Hoa hậu Hoàn vũ 2012 là người đẹp Trung Quốc Ji Dan Xu. Trang
phục rất độc đáo của cô lấy ý tưởng từ gốm sứ, đặc sắc hơn nhiều so với
một số dạng truyền thống khác. 

Không thắng giải Quốc phục tại Miss Universe 2012, nhưng Hoa hậu Mỹ Olivia Culpo
đã mang tới cho cuộc thi một bộ quốc phục tuyệt vời. Trái với sự tưởng tượng, Olivia
bất ngờ hóa thân thành Nữ thần tự do - một biểu tượng lớn của nước Mỹ. 

Đó là một số ví dụ cho việc biến tấu Quốc phục thành công dựa theo nhiều nét đẹp văn hóa khác nhau trong một quốc gia. 

Tất nhiên, Áo dài mang đậm bản sắc văn hóa Việt và nên được ưu tiên hàng đầu khi thi quốc tế. Nhưng nếu có một sự phá cách trang phục dân tộc mới mẻ, mà hợp thuần phong mĩ tục thì chắc chắn người đẹp sẽ gây ấn tượng với bạn bè trên thế giới hơn nữa. 

Tít 
Theo Vietnamnet

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao