Rubella - triệu chứng đơn giản nhưng đặc biệt nguy hiểm
Bệnh rubella lây nhiễm cao, đang lan nhanh tại Bình Dương, nhiều người chủ quan vì biểu hiện nhẹ, nhưng sau thời gian ủ bệnh sẽ tiến triển nhanh, đặc biệt nguy hiểm với thai phụ.
Rubella - mối nguy hiểm của thai phụ
Theo văn bản hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella của Bộ Y tế, bệnh rubella còn gọi là sởi Đức hoặc rubeon do virus rubella gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch ở vùng cổ chẩm, sau tai.
Bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, chết lưu. Đặc biệt gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh - CRS (bệnh tim, mù, đục thủy tin thể, điếc và chậm phát triển tinh thần) có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu có thai.
Bệnh có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn, trên lâm sàng, khó phân biệt với sốt phát ban và với sởi. Theo thống kê, 50% trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình.
Thời kỳ ủ bệnh từ 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải virus đến một năm sau khi sinh. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng chứa virus.
Cách xử lý khi người nhà mắc rubella
Người bệnh nhiễm virus rubella, cần cách ly và chăm sóc y tế trong 7 ngày kể từ khi phát ban. Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học, làm việc, không tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người). Nếu có dấu hiệu lên hoặc xuất hiện biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị và cách ly tại các cơ sở y tế và phải đeo khẩu trang.
Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh dưới một tuổi cần hạn chế tối đa cho tiếp xúc với người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai cho đến khi xét nghiệm nước tiểu, dịch ngoáy họng âm tính với virus rubella.
Nếu sinh sống trong vùng đang có ổ dịch, cần tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị).
Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi nhiễm bệnh, khi phải gặp cần đeo khẩu trang y tế và các trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh. Tránh tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa…), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
Mỗi gia đình cần thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào, đảm bảo không khí thông thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
Cần làm sạch đồ chơi, vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
Lau sàn nhà, nắm đấm cửu, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1-2 lần/ngày.
Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
Để phòng chống bệnh cần nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt tiêm vaccine là biện pháp quan trọng nhất. Có thể sử dụng vaccine dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella). Từ 9 tháng tuổi trở lên cần chú trọng tiêm một liều vaccine rubella cho trẻ em, nữ tuổi sinh đẻ và một số nhóm có nguy cơ mắc cao (cán bộ y tế, giáo viên…).
Theo văn bản hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sởi, rubella của Bộ Y tế, bệnh rubella còn gọi là sởi Đức hoặc rubeon do virus rubella gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch ở vùng cổ chẩm, sau tai.
Bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, chết lưu. Đặc biệt gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh - CRS (bệnh tim, mù, đục thủy tin thể, điếc và chậm phát triển tinh thần) có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu có thai.
Bệnh có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn, trên lâm sàng, khó phân biệt với sốt phát ban và với sởi. Theo thống kê, 50% trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình.
Thời kỳ ủ bệnh từ 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải virus đến một năm sau khi sinh. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng chứa virus.
Cách xử lý khi người nhà mắc rubella
Người bệnh nhiễm virus rubella, cần cách ly và chăm sóc y tế trong 7 ngày kể từ khi phát ban. Trường hợp bệnh nhẹ cho cách ly tại nhà (nghỉ học, làm việc, không tham gia các hoạt động tập thể, tập trung đông người). Nếu có dấu hiệu lên hoặc xuất hiện biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị và cách ly tại các cơ sở y tế và phải đeo khẩu trang.
Trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh dưới một tuổi cần hạn chế tối đa cho tiếp xúc với người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai cho đến khi xét nghiệm nước tiểu, dịch ngoáy họng âm tính với virus rubella.
Nếu sinh sống trong vùng đang có ổ dịch, cần tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng, thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị).
Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi nhiễm bệnh, khi phải gặp cần đeo khẩu trang y tế và các trang thiết bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh. Tránh tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa…), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
Mỗi gia đình cần thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào, đảm bảo không khí thông thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
Cần làm sạch đồ chơi, vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
Lau sàn nhà, nắm đấm cửu, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1-2 lần/ngày.
Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
Để phòng chống bệnh cần nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt tiêm vaccine là biện pháp quan trọng nhất. Có thể sử dụng vaccine dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella). Từ 9 tháng tuổi trở lên cần chú trọng tiêm một liều vaccine rubella cho trẻ em, nữ tuổi sinh đẻ và một số nhóm có nguy cơ mắc cao (cán bộ y tế, giáo viên…).
Theo Trí Thức
-
8 giờ trướcMột con cá sấu khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên đường băng sân bay ở Florida.
-
11 giờ trướcHai nguyên liệu chính của món canh này là trứng và cà chua. Trong đó, cà chua cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng và cách nấu món canh bổ dưỡng này.
-
18 giờ trướcTrở lại Việt Nam sau thời gian về thăm quê, vị khách Tây làm ngay việc đầu tiên là đi ăn các món đường phố. Anh đã thử nhiều món vừa lạ vừa ngon, trong đó có thịt quay Tây Bắc.
-
19 giờ trướcNhiều người mắc phải tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh.
-
22 giờ trướcLoại quả nhiệt đới quen thuộc với vị ngọt thanh và màu sắc hấp dẫn này không chỉ là món ăn tráng miệng ngon lành mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích đáng kinh ngạc.
-
1 ngày trướcDù tháng 11 đã cận kề nhưng những trận tuyết đầu mùa vẫn vắng bóng trên đỉnh Phú Sĩ, khiến nhiều du khách chờ đợi không khỏi bồn chồn.
-
1 ngày trướcDù chưa mở cửa, "thang dây tử thần" lơ lửng ở độ cao 1.500m nối 2 vách núi dựng đứng đang thu hút du khách ưa cảm giác mạnh trên khắp thế giới đăng ký trải nghiệm.
-
1 ngày trướcTháng 11 có khá nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm cả trong nước và quốc tế; cụ thể có những sự kiện nào trong tháng 11?
-
1 ngày trướcMột khách sạn hạng sang gần khu vực hồ Xuanwu ở thành phố Nam Kinh, Giang Tô, bất ngờ phải tiếp đón một "vị khách" không mời.
-
1 ngày trướcÍt ai biết rằng cảm hứng sáng tạo ra Doraemon lại đến từ một ngôi làng nhỏ bé nằm sâu trong nước Nhật.
-
1 ngày trướcMón tiết luộc giàu đạm hơn cả thịt lợn, thịt bò, là món ăn giúp bổ máu, thải độc, dưỡng phổi.
-
1 ngày trướcHạt tiêu rừng khô được bán ra với giá khoảng 300.000 đồng/kg, giờ đây đã thành đặc sản nổi tiếng của người dân vùng núi.
-
1 ngày trướcUBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, dù đã đi vào hoạt động kinh doanh hơn 30 năm, nhưng loại hình dịch vụ đạp vịt vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
-
1 ngày trướcLoại quả này dù xanh hay chín đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Người Nhật Bản vẫn coi đó là món ăn trường thọ, đem ngâm giấm tốt đến bất ngờ mà bạn nên thử dưới đây.
-
1 ngày trướcJay Fai, nữ đầu bếp đường phố nổi tiếng hàng đầu ở Bangkok, gần đây gây xôn xao khi thông báo dự định "đóng cửa quán" trong tương lai gần để nghỉ hưu.
-
1 ngày trướcVị khách Tây di chuyển quãng đường khá xa từ phía bắc TP Đồng Hới (Quảng Bình) đến TP Huế để thưởng thức món đặc sản trứ danh mà anh cho rằng “ngon hơn phở”.
-
1 ngày trướcSau sự cố bất ngờ, những hành khách có mặt trên chuyến tàu lượn siêu tốc tại công viên Parque del Café ở Montenegro, đã phải bám vào đường ray, tự leo bộ xuống mặt đất.
-
2 ngày trướcMột nam thanh niên 23 tuổi đã bị voi hoang giẫm chết khi đang cố gắng chụp ảnh "tự sướng" (selfie) ở tiểu bang Maharashtra.
-
2 ngày trướcNhững thợ vẽ hoá trang thu về trung bình trên 1 triệu/đêm trong dịp lễ Halloween tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM)
Tin tức mới nhất
-
8 giờ trước
-
8 giờ trước
-
8 giờ trước
-
9 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
6 ngày trước