Sài Gòn: Khổ sở leo thang cao 3m mới ra vào được nhà

Vẫn đang trong quá trình tranh chấp nhưng chủ nhân ngôi nhà 756/3 đã bịt kín lối đi duy nhất khiến ông bà lão sống trong nhà 756/5 (quận Thủ Đức, TP. HCM) phải khổ sở leo thang ra vào nhà nhờ lối thoát hiểm của nhà hàng xóm.

Muốn vào nhà phải... qua 3 "cửa ải"

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Trần Văn Sơn (số 756/5 Kha Vạn Cân, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, TP. HCM) nhưng phải mất thời gian khá lâu mới tìm đúng địa chỉ. Bởi trong con hẻm 756, số nhà 756/3 kế tiếp là 756/7 chứ không hề thấy số nhà 756/5 như dãy số thông thường. Hỏi người dân xung quanh mới biết căn nhà của ông Sơn (số 756/5) nằm lọt thỏm phía sau và lối đi duy nhất bị bịt kín bởi cánh cổng của căn nhà số 756/3. 

a5-8f3cd
Nếu tìm bên ngoài hẻm 756 thì hoàn toàn không có số nhà 756/5 của gia đình ông Sơn vì cổng đã bị bịt kín.

Đang loay hoay gọi cửa thì bà Đỗ Thị Tuyết (62 tuổi, em dâu ông Sơn) từ đầu hẻm nói với: "Không vào được đâu, bị "nhốt" rồi, phải đi vòng qua đây mới vào nhà được". Bà Tuyết hướng dẫn chúng tôi đi vòng ngược ra đường Kha Vạn Cân đến một xưởng cơ khí rồi xin phép chủ xưởng đi nhờ lối đi để vào nhà. 

Cùng chúng tôi đi qua xưởng cơ khí vào nhà, bà Tuyết không khỏi ái ngại vì sự phiền phức này khi phải nhờ vả: "Đây có thể là "cửa ải" đầu tiên để vào nhà". Chưa hết, qua khỏi xưởng cơ khí, bà Tuyết tiếp tục dẫn chúng tôi vượt qua "cửa ải" tiếp theo là men theo đường thoát hiểm rộng khoảng 40cm (đủ một người đi, không vận chuyển đồ đạc được) gập ghềnh, có nước đọng và mùi ẩm mốc. Đến "cửa ải" cuối cùng, có vẻ như gian nan nhất khi phải leo thang tre cao 3m để đi xuống. Bức tường là điểm tựa của chiếc thang cũng nứt nẻ, có nguy cơ sập đổ là nỗi sợ của gia đình.

a4-8f3cd
Lối đi chật hẹp bị đọng nước và ẩm mốc gây mùi hôi khó chịu.

a1-8f3cd
Bà Tuyết tuổi đã cao nên rất mệt mỏi khi leo cầu thang ra vào nhà.

Vượt qua 2 cửa ải, chúng tôi mới vào được tới nhà. Vừa leo từ thang xuống đất, bà Tuyết than thở: "Leo thang ra vào thường xuyên mệt mỏi quá, không biết còn khổ thế này đến bao giờ...?".

Trước mắt chúng tôi là ngôi nhà rộng 383 m² do ông Sơn đứng tên, được bao bọc bởi những căn nhà xung quanh, phía trước có một lối đi duy nhất nhưng đã bị bịt kín. Bà Tuyết cho biết, do ông Sơn không ở đây nữa nên để lại căn nhà này cho bà và ông Trương Văn Thức (70 tuổi, em ruột ông Sơn) cùng con cháu sinh sống từ năm từ năm 1971 và sử dụng lối đi trước nhà lúc đó là khoảng đất trống. 

a3-8f3cd
Cánh cổng trước nhà gia đình bà Tuyết nhưng hiện tại đã không còn tác dụng vì lối đi bị bịt kín.

a9-8f3cd
Chủ nhà số 756/3 đã tự ý dùng đồ đạc ngăn cản không cho gia đình nhà số 756/5 ra vào.

Ngồi trong nhà nhìn ra chiếc thang với sự bất lực, ông Thức chia sẻ: "Họ xây kín cổng cao tường lúc gia đình tôi đi vắng, khi về nhà rất bất ngờ không hiểu chuyện gì luôn và cũng không thể nói được gì vì họ đã làm như vậy rồi. Bây giờ "nội bất xuất, ngoại bất nhập" luôn rồi, chỉ chờ Tòa giải quyết vụ tranh chấp này. Nhưng trong khi chờ gia đình tôi phải chịu khổ, bất tiện vì làm phiền người khác khi nhờ lối đi".

"Tôi làm việc trong xưởng cơ khí này thấy cảnh leo thang và cuộc sống của ông Thức và bà Tuyết mà xót thay. Người dân ở đây ai cũng biết họ khốn đốn như thế nào khi bị "nhốt" và phải đi nhờ lối thoát hiểm nhà hàng xóm", chị Lâm Ngọc Dung (công nhân trong xưởng cơ khí) chia sẻ.

Cuộc sống bị đảo lộn vì nhà bỗng nhiên bị "nhốt"

Gia đình bà Tuyết cho biết, từ khi lối ra vào bị bịt, cuộc sống sinh hoạt ở trong nhà bà bị đảo lộn hoàn toàn, tinh thần và sức khỏe cũng đi xuống. Người thân, bạn bè, hàng xóm muốn tới thăm cũng không có đường vào. Vài ngày bà mới đi chợ mua đồ ăn dự trữ, mua thuốc uống một lần. Đi nhờ hàng xóm lâu ngày cũng rất ngại.

"Đến nổi người thu tiền điện, nước cũng khốn đốn khi muốn tiếp cận người trong nhà tôi. Bị "nhốt" cô lập giữa xung quanh là nhà như này thì sống sao nổi chứ. Hai vợ chồng tôi cũng già rồi, sức đâu mà leo thang mãi được", bà Tuyết thở dài nói.

a8-8f3cd
Ông Thức (70 tuổi) vẫn phải leo thang vào nhà khiến cuộc sống gia đình ông đảo lộn hoàn toàn.

Nói về những khúc mắc trong việc tranh chấp dẫn đến sự việc lối đi bị bịt kín, ông Thức cho hay, năm 1994, ông Trần Công Khanh (lúc đó là cán bộ phường Linh Đông) chuyển đến sống ở khu đất trước nhà mình. Lúc này hai gia đình đã thỏa thuận miệng rằng sẽ mở lối đi khác bên hông nhà ông Khanh, để căn nhà này vuông vức, thay vì lối đi ngay giữa miếng đất sẽ chia tách miếng đất ra làm hai.

" Sau đó, ông Khanh hợp thức hóa chủ quyền nhà đất, bán lại nhà cho ông Ngô Quang Tiến. Chủ mới này về nhận nhà, cũng được thông báo đây là lối đi chung", ông Thức cho biết.

Đến năm 2007, ông Sơn (anh chồng bà Tuyết) làm giấy tờ nhà, phần đất 8,8 m² được xem là lối đi. Tuy nhiên, đến năm 2012, chủ mới Ngô Quang Tiến bắt đầu cản trở việc ra vào của gia đình ông Sơn. Cả hai bên khiếu kiện ra tòa. Đầu tháng 9/2014, TAND quận Thủ Đức xét xử sơ thẩm buộc hộ ông Tiến mở lối đi chung để hai gia đình cùng sử dụng. Đồng thời hộ ông Sơn phải thanh toán 66 triệu đồng cho hộ ông Tiến.

a6-8f3cd
Ông Thức và gia đình mong cơ quan chức năng sớm giải quyết để trả lại lối đi bình thường.

Tuy nhiên, gia đình ông Tiến đã kháng cáo lên TAND TP. HCM vì không bằng lòng với phán quyết. Ngày 3/6/2015, TAND TP đã hủy án sơ thẩm và chuyển hồ sơ về TAND quận Thủ Đức xét xử lại. Trong lúc đang chờ tòa xử thì từ đầu tháng 5/2015, gia đình ông Tiến bịt kín lối đi, ngăn cản không cho gia đình ông Sơn ra vào nhà.

"Tôi không hiểu tại sao chỉ có cái lối đi thôi mà cũng cản trở gia đình tôi đến cùng. Gia đình phải rời bớt đi thuê trọ nơi khác sống chứ không biết làm sao. Ban ngày thì nhờ lối đi của xưởng cơ khí trong khoảng từ 7h30 - 17h30. Thật sự khốn đốn lắm, có xe đạp, xe máy cũng không thể đem vào nhà, hoặc để ở nhà rồi thì không mang ra ngoài được", ông Thức trải lòng trong khi sống trong cảnh bị "nhốt". 

a7-8f3cd
Bức tượng bị nứt làm điểm tựa cho chiếc tháng cao 3m khiến gia đình ông Thức rất bất an mỗi khi đi qua.

Theo bà Tuyết, khi lối đi bị bịt kín thì gia đình bà đã kiến nghị lên phường để giải quyết, nhưng kết quả vẫn bị "nhốt". Bà Tuyết nói trong tuyệt vọng: "Phường Linh Đông có đến giải quyết nhưng chỉ làm việc với bên này xong rồi mới làm việc với bên kia, chứ không cùng có mặt hai bên, thành thử ra vụ việc cũng chưa đi tới đâu. Tôi chỉ cầu mong sao vụ việc sớm kết thúc để gia đình còn có lối đi, chứ khổ quá rồi...".

Theo Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao