'Sáp nhập Hoàn Kiếm vào bất cứ quận nào đều không phù hợp'
"Ở Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận trung tâm, mang nhiều giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và cả tâm linh. Vì thế, sáp nhập Hoàn Kiếm vào bất cứ quận nào, đều không phù hợp", theo KTS Trần Ngọc Chính.
Quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới, nhưng theo ý kiến chuyên gia, việc tính toán sáp nhập quận phải rất thận trọng và tính tới các yếu tố đặc thù về lịch sử, văn hóa.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, nêu nhiều lý do để thể hiện quan điểm "không đồng tình sáp nhập quận Hoàn Kiếm".
Mất nhiều hơn được
Theo ông Chính, chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính là chủ trương đúng đắn, nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, giúp cơ cấu tổ chức hành chính ngày một tốt lên.
Nhưng sáp nhập đơn vị hành chính nào cũng cần đánh giá và tính toán trên nhiều góc độ. Riêng với quận Hoàn Kiếm, ông Chính không ủng hộ phương án sáp nhập.
"Ở Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận trung tâm, mang nhiều giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và cả tâm linh. Vì thế, việc sáp nhập Hoàn Kiếm vào bất cứ quận nào khác, đều không phù hợp", theo lời ông Chính.
Quận Hoàn Kiếm là nơi mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và có nhiều công trình tiêu biểu của Hà Nội (Ảnh: Hữu Nghị).
Chia sẻ cụ thể hơn, ông cho rằng Hoàn Kiếm không thể sáp nhập với Long Biên hay Gia Lâm vì còn cách nhau con sông Hồng, không thuận tiện về mặt địa lý.
Với các quận lõi lân cận như Ba Đình, Đống Đa hay Hai Bà Trưng, ông Chính lo ngại nếu sáp nhập quận Hoàn Kiếm vào sẽ gây xáo trộn rất lớn. Điển hình như việc sau sáp nhập đổi tên quận cũng sẽ làm mất đi bản sắc của những quận vốn dĩ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội.
"Riêng tên Hoàn Kiếm mang đầy giá trị lịch sử mà không thể đánh mất. Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Hoàn Kiếm, cũng như nhắc tới Việt Nam không thể không nhắc tới Hà Nội. Bởi vậy, Hà Nội không thể mất đi quận Hoàn Kiếm", Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị nêu quan điểm.
Về giá trị lịch sử, KTS Trần Ngọc Chính nhắc lại quận Hoàn Kiếm có hồ Hoàn Kiếm, địa danh có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Hà Nội và cả nước. Bên cạnh đó còn có quần thể Tháp Bút, cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, tượng đài Lý Thái Tổ… Đó đều là những biểu tượng văn hóa, lịch sử mang đầy ý nghĩa của Thủ đô.
Không những thế, quận Hoàn Kiếm còn có 36 phố phường với lịch sử nghìn năm văn hiến và nhiều công trình nổi tiếng như Nhà hát lớn, Nhà thờ lớn…
"Như vậy đủ để thấy Hoàn Kiếm rất đặc biệt, có giá trị lịch sử lớn, bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội, cũng như giá trị kiến trúc đô thị với những phố cổ nổi tiếng", ông Chính nói.
Vị kiến trúc sư đặt vấn đề: "Nếu chỉ vì việc sáp nhập mà làm mất đi những giá trị lịch sử, văn hóa của quận Hoàn Kiếm, có nên làm không?".
KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam (Ảnh: Hữu Nghị).
Theo ông, Hà Nội còn rất nhiều việc cần làm, như quy hoạch tốt thủ đô, chuẩn bị thật tốt hạ tầng khi xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, quy hoạch có hiệu quả hai bên sông Hồng, xây dựng thêm nhiều công viên và trường học… Vì thế, tính toán sáp nhập một quận quan trọng như Hoàn Kiếm vào thời điểm này hay cả giai đoạn tới, là không hợp lý.
"Với các đơn vị hành chính khác, nhất là cấp phường, xã, Hà Nội nên triển khai, xem xét đơn vị nào đủ điều kiện thì sáp nhập, nhưng với quận Hoàn Kiếm, không nên tính tới chuyện sáp nhập nữa mà nên giữ lại và tập trung đầu tư để phát triển", KTS Trần Ngọc Chính nhắc lại quan điểm.
Ông cho rằng nếu sáp nhập quận Hoàn Kiếm, mất sẽ nhiều hơn được. Và đặc biệt, việc này có thể khiến tâm lý nhiều người dân hoang mang.
Quận Hoàn Kiếm có yếu tố đặc thù để không phải sáp nhập
Phân tích về tiêu chuẩn và điều kiện sáp nhập, KTS Trần Ngọc Chính nhấn mạnh điều quan trọng nhất là trong Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, có quy định rõ các huyện, xã thuộc không bắt buộc sáp nhập nếu có một trong các yếu tố đặc thù theo quy định.
Ví dụ, "đơn vị có địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào; hoặc đơn vị hành chính có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hay có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội".
Khu phố cổ cũng là một nét đặc trưng của quận Hoàn Kiếm (Ảnh: Tố Linh).
Áp theo quy định này, quận Hoàn Kiếm có các yếu tố để "không bắt buộc phải sáp nhập".
Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), cũng cho biết quận Hoàn Kiếm hiện mới chỉ được đánh giá trên tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên. Ngoài ra, các bộ ngành liên quan sẽ còn phải xem xét những yếu tố đặc thù khác về điều kiện giao thông, vị trí địa lý, truyền thống dân tộc, lịch sử.
"Đây mới chỉ là báo cáo rà soát của Hà Nội về mặt chính sách, chưa phải là quyết định", ông Thành nói.
Ngoài Hoàn Kiếm, Hà Nội còn 7 quận khác không đảm bảo diện tích tự nhiên nhưng không trong diện sáp nhập.
Đó là các quận: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm. Các quận này không thuộc diện phải sáp nhập vì dù không đạt tiêu chí diện tích tự nhiên, nhưng lại có dân số cao đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
Theo kết quả rà soát, quận Hoàn Kiếm có diện tích tự nhiên hơn 5,3km2, (quy định đối với quận là 35km2). Quy mô dân số của Hoàn Kiếm là gần 213.000 người, còn quy định là 150.000 người.
Với diện tích đạt dưới 20% so với quy định, dân số của quận Hoàn Kiếm phải đạt trên 200% mới không phải sáp nhập. Tuy nhiên, cả 2 tiêu chí này của Hoàn Kiếm đều chưa đáp ứng.
Theo Dân trí
-
0 phút trướcNửa đêm, Nguyễn Văn Đoan cảm thấy bực tức vì bị ông C. nhiều lần chửi nên đã nảy sinh ý định phóng hoả, đốt nhà ông này để trả thù.
-
1 giờ trướcLực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội đã giải cứu 2 người bị mắc kẹt trong ngôi nhà đang cháy ở quận Long Biên.
-
1 giờ trước8 tài sản đang nằm trong 1.121 mã tài sản của bà Trương Mỹ Lan bị kê biên, con trai “chúa đảo” Tuần Châu đề nghị toà phúc thẩm loại bỏ các tài sản này ra khỏi vụ án hình sự để cho các bên khởi kiện bằng vụ án dân sự.
-
1 giờ trướcCông an tỉnh Hà Giang bắt đối tượng Vương Văn Thiêng (37 tuổi, trú xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì) vì hành vi giết người.
-
4 giờ trướcCông an đã bắt nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy trên đường với tốc độ cao, hò hét và kéo lê các tuýp sắt hàn dao phóng lợn xuống đường gây khiếp sợ cho người dân.
-
5 giờ trướcTin và làm theo kẻ tự xưng là công an, bà L. ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo nhằm đồng bộ dữ liệu dân cư cho con và quét nhận diện khuôn mặt trên điện thoại, để rồi bị lừa hơn 100 triệu đồng.
-
6 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
6 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
7 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
7 giờ trướcDự báo thời tiết 22/11/2024, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa to đến rất to trong hôm nay và ngày mai, cục bộ có nơi mưa trên 300mm. Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm.
-
8 giờ trướcTheo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
-
20 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
20 giờ trướcQuá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lực lượng công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
-
20 giờ trướcBị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.
-
23 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
-
1 ngày trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) đã đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học 2 tuần đối với nhóm nữ sinh đánh bạn cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng đã kiểm tra bất ngờ vũ trường New MDM ở Hải Phòng, phát hiện 26 ‘dân chơi’ dương tính với ma túy.
-
1 ngày trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường "nhìn đểu" nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông làm 555 người chết.
Tin tức mới nhất
-
27 phút trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước