Sợ vô sinh vì uống thuốc tránh thai dài ngày

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày là cách tránh thai đơn giản nhất mà nhiều chị em thích sử dụng.

Chào bác sĩ, tôi đang có một số thắc mắc về chuyện uống thuốc tránh thai.  Những năm trước đây, tôi tránh thai bằng cách uống thuốc tránh thai hàng ngày. Hơn 1 năm trở lại đây, tôi dừng lại, không uống nữa để có con nhưng mãi chưa thấy "tin vui". Tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi và lo sợ mình sẽ bị vô sinh. Bác sĩ cho tôi hỏi, dùng thuốc tránh thai lâu như vậy có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không? Tôi xin cảm ơn! (Thanh Trúc)

Trả lời:


Bạn Thanh Trúc thân mến!

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày là cách tránh thai đơn giản nhất mà nhiều chị em thích sử dụng. Nếu như uống thuốc đều độ theo chỉ dẫn trong toa thì thuốc có hiệu quả đến 99% (nghĩa là nếu như có quan hệ tình dục thì trong 100 lần mới bị dính thai 1 lần). So với những biện pháp tránh thai khác thì dùng thuốc ngừa thai an toàn gấp 10 lần nói về phương diện chống không cho dính thai. Sau một thời gian, nếu muốn có thai trở lại, bạn chỉ cần dừng uống thuốc và chờ đợi cho nội tiết cơ thể cân bằng lại là đã có thể bắt đầu kế hoạch của mình.

uống thuốc tránh thai hàng ngày
Dùng thuốc tránh thai hàng ngày là cách tránh thai đơn giản nhất mà nhiều chị em thích sử dụng. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là thuốc không có tác động đến cơ chế snh sản của người phụ nữ. Vì thuốc có thành phần là nội tiết (estrogen va progresterone) nên khi uống thuốc hoặc ngưng, sự cân bằng nội tiết trong cơ thể có thể bị xáo trộn. Sau 2 tháng dừng thuốc mà lại không thấy kinh trở lại như trường hợp của bạn thì rất có thể bạn bị vô kinh thứ phát. Tình trạng vô kinh thứ phát này có thể do 2 nguyên nhân gây ra là:

 1. Buồng trứng chưa phục hồi hoạt động phóng noãn sau khi tiêm và uống thuốc ngừa thai
 2. Tác dụng không mong muốn của thuốc ngừa thai gây teo nội mạc tử cung.
 
Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng vô kinh thứ phát này có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, bạn nên đến khám lại với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Hơn nữa,  khả năng thụ thai của người phụ nữ giảm dần theo độ tuổi, bắt đầu từ tuổi 25 có bắt đầu suy giảm dần ở độ tuổi ngoài 30. Sức khỏe không tốt và chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai. Tuổi của bạn cũng đã nhiều, bởi vậu, nếu muốn nhanh có thai, bạn cần đi khám cụ thể và làm đầy đủ các xét nghiệm của bác sĩ.

Chúc vợ chồng bạn sớm có em bé!


Theo Tri Thức Trẻ


Tin tức mới nhất