Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện
Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình tại cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám - chữa bệnh uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai.
Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày.
Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay
tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa... Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 - 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “ Khu thu gom lưu trữ sử (viết “s” thay vì “x”) lý chất thải tập chung (viết “ch” thay vì “tr”). Khu sử (viết “s” thay vì “x”) lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào ”.
Tấm biển sai chính tả
Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai
để tới các cơ sở tái chế
Đi sâu vào qua cổng khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
Sự thật kinh hãi
Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.
Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai.
Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…
Trò chuyện với “người trong cuộc”
Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự. Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống - dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
- Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
- Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
Người ta mua về làm gì ạ?
- Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
- Nhân viên nam: Đúng.
Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
- Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
- Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
- Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
- Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
- Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
- Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
- Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
- Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.
(Còn nữa...)
Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay
tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được. Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp. Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm. Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa... Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 - 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “ Khu thu gom lưu trữ sử (viết “s” thay vì “x”) lý chất thải tập chung (viết “ch” thay vì “tr”). Khu sử (viết “s” thay vì “x”) lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào ”.
Tấm biển sai chính tả
Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai
để tới các cơ sở tái chế
Đi sâu vào qua cổng khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt. Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng. Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ. Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
Sự thật kinh hãi
Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được). Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc. Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng.
Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai.
Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?). Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”…
Trò chuyện với “người trong cuộc”
Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự. Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống - dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
- Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
- Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
Người ta mua về làm gì ạ?
- Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
- Nhân viên nam: Đúng.
Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
- Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
- Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
- Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
- Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
- Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
- Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
- Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
- Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt. Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết.
(Còn nữa...)
Theo Lao động
-
1 giờ trướcCông an An Giang khởi tố, bắt giam 6 người dùng bom xăng, hung khí chống đối lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi mặt bằng thi công đường tỉnh 945.
-
2 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
5 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen (Bảo Yên, Lào Cai) nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
5 giờ trướcDù phải lùi giờ cất cánh 27 phút nhưng toàn bộ hành khách trên chuyến bay VN214 từ TPHCM đi Hà Nội vẫn vui vẻ, kiên nhẫn chờ vì lý do rất đặc biệt.
-
5 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
7 giờ trướcĐến nay, chính quyền phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) phát hiện tổng số 408 tiểu sành, tăng 258 chiếc so với thông tin ban đầu.
-
7 giờ trướcĐi làm vườn, người phụ nữ ở Vĩnh Long bị đối tượng lạ mặt khống chế, dùng tay siết cổ để cướp vàng; gây án xong đối tượng dùng băng keo bịt miệng nạn nhân.
-
7 giờ trướcĐại diện VKS cho rằng, hậu quả do bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra trong lịch sử tố tụng là chưa từng có, chưa biết khi nào mới khắc phục được. Vì vậy, vẫn giữ nguyên mức đề nghị tử hình đối với bị cáo.
-
10 giờ trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 Thượng Đình (Thanh Xuân, Hà Nội), chỉ có những người cố tình đi ngược chiều đường mới phản đối việc lắp barie ngăn xe vào ngõ.
-
10 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy quán bar đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
12 giờ trướcBị VKS tiếp tục đề nghị giữ nguyên mức án tử hình ở tội “Tham ô tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan hoảng loạn nói: “Bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn”.
-
12 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn xảy ra tại xã Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), sáng 25/11, lãnh đạo UBND xã thông tin, cơ quan chức năng đang điều tra vụ 4 người trong gia đình tử vong dưới mương nước trên địa bàn.
-
12 giờ trướcMột xe máy rơi xuống mương nước khiến 4 người trong một gia đình ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị thương vong.
-
13 giờ trướcDự báo thời tiết 25/11/2024, không khí lạnh tràn đến, khu vực Bắc Bộ giảm 3 - 5 độ so với ngày 24/11. Đêm 25 và sáng 26/11 nhiều nơi rét sâu và có mưa.
-
1 ngày trướcBộ GTVT đề xuất người dân được sử dụng lòng đường, vỉa hè trên các tuyến đường huyện, xã, đường đô thị - không bao gồm đường phố chính, để tổ chức đám tang, đám cưới.
-
1 ngày trướcLực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm bé 2 tuổi ở Quảng Nam mất tích 2 ngày qua, nghi bị rơi xuống suối gần nhà.
-
1 ngày trướcKhi bị bắt, Lê Công Linh khai đã mua gom xe máy trên mạng xã hội rồi vận chuyển về cất giấu tại nhà riêng chờ cơ hội mang đi tiêu thụ tại Campuchia.
-
1 ngày trướcTại cơ quan công an, bị can Phùng Thị Sơn nói lời hối hận muộn màng sau khi 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
-
1 ngày trướcSáng 24/11, bà Hứa Thị Xuân Liên - Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, lực lượng chức năng thống nhất phương án di dời toàn bộ số hài cốt ở ngõ 167 Tây Sơn về nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì).
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
1 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước