Sự thật rợn người về cách chữa bệnh bằng đỉa
Việc dùng đỉa chữa bệnh là câu chuyện tưởng rằng chỉ gặp trong phim ảnh nhưng với người hoạt động trong ngành y, phương pháp chữa bệnh này hoàn toàn thực tế và không hề xa lạ.
1. Lịch sử dùng đỉa để chữa bệnh trong y khoa:
Trong Đông y, đỉa được coi là một trong những vị thuốc cổ xưa nhất. Cách đây 2000 năm, bộ sách y văn đầu tiên của Trung Quốc "Thần Nông bản thảo kinh" đã từng ghi nhận tác dụng đối với sức khỏe của sinh vật này.
Những hình vẽ khắc trên đá mà các nhà khoa học tìm thấy được cho thấy, ngay từ thế kỷ 15 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã biết dùng đỉa để chữa bệnh.
Tài liệu của Hipocrate cũng khẳng định rằng ở thế kỷ 5 trước Công nguyên, phương pháp chữa bệnh bằng đỉa đã rất thịnh hành.
Vào thời điểm này, đỉa được dùng để chữa những căn bệnh như thừa dịch, máu độc cần tiêu ở những bệnh nhân trúng độc do côn trùng hoặc bò sát cắn...
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Đến những năm 1700, việc dùng đỉa chữa bệnh không chỉ bó hẹp trong phạm vi tầng lớp bình dân mà ngay cả tầng lớp vua chúa quý tộc châu Âu cũng rất "sùng tín" phương pháp chữa bệnh này.
Chữa bệnh bằng đỉa trở nên thịnh hành đến nỗi người ta phải nuôi đỉa để cung cấp cho các bệnh viện châu Âu vì sợ rằng nếu lấy đỉa từ tự nhiên thì mất an toàn và có nguy cơ lây lan nhiều căn bệnh nguy hiểm khác từ sinh vật này.
Ở Việt Nam, phương pháp chữa bệnh bằng đỉa được ghi nhận từ năm 1330, theo những ghi chép của Tuệ Tĩnh trong cuốn "Nam y thần hiệu".
Sau một thời gian dài bị lãng quên, liệu pháp dùng đỉa phục vụ sức khỏe đã được y học thế giới khôi phục lại với nhiều ứng dụng hiện đại hơn trong thẩm mỹ, phẫu thuật, chữa bệnh tim mạch, ung thư...
2. Dùng đỉa để chữa bệnh như thế nào?
Tìm trong lịch sử y khoa có thể thấy một sự thật rằng, đỉa được dùng trong y học cả phương Đông và phương Tây từ rất lâu đời.
- Cách dùng ngay từ ban đầu được ghi nhận tới tận ngày nay là dùng đỉa trực tiếp chữa bệnh bằng cách cho đỉa hút máu độc ở những vết loét lâu ngày.
Thông qua việc hút máu độc, đỉa cũng vô tình làm cho máu trong cơ thể được lưu thông, vết thương mau lành hơn.
Với cách chữa này, một con đỉa có thể hút tối đa 15ml máu, nhưng sau đó máu còn chảy thêm 15ml nữa mới tự cầm. Do đó, tính ra mỗi con đỉa có khả năng lấy từ cơ thể người 30ml máu.
Trong y văn có ghi lại các trường hợp dùng đỉa trực tiếp để chữa bệnh mà cứu sống được mạng người. Điển hình là trường hợp vị tướng Simmoms người Anh trong trận chiến Walterloo năm 1885. Vị tướng này bị thương rất nặng ở ổ bụng.
Để cứu được mạng sống của Simmoms, bác sĩ đã phải cho người đi tìm 20 con đỉa về để hút máu độc. Kết quả là đã cứu được vị tướng này khỏi tay thần chết.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
- Chữa bệnh bằng đỉa còn có tác dụng đối với các bệnh về xương khớp do đỉa có khả năng hút máu và tiết ra chất dịch này hirudin giúp chữa ghép liền các mô tế bào, giúp các ngón tay, ngón chân đứt lìa nhanh lành hơn...
Điều này đã được chứng minh bằng nghiên cứu ở Viện Kliniken Essen-Mitte (Đức).
Các nhà nghiên cứu đã đặt đỉa vào các điểm đau trên đầu gối của các bệnh nhân trong vòng 70 phút. Sau 7 ngày đỡ đau khớp gối hơn nhiều. Tác dụng này kéo dài đến tận nhiều ngày sau và các chức năng khớp cũng được cải thiện rõ rệt.
- Trong phẫu thuật tạo hình, đỉa giúp chữa áp xe phủ tạng trong khi cấy mô phẫu thuật tái tạo hoặc trong khi gắn lại các bộ phận của cơ thể.
Trong thời gian phẫu thuật, đỉa được dùng để hút từ 10 - 15ml máu. Nó sẽ làm máu rỉ ra tại chỗ cắn liên lục, nhờ đó máu lưu thông hiệu quả trong thời gian vết thương chưa liền và làm chúng nhanh liền lại hơn.
- Ngoài ra, đỉa còn được dùng như một nguyên liệu để sản xuất tân dược. Người ta chiết xuất nước bọt của đỉa để bào chế các loại thuốc chữa bệnh tim mạch, thấp khớp, hen suyễn, tăng nhãn áp, bệnh phụ khoa...
Nhờ chất hirudin có trong tuyến nước bọt của đỉa, người ta đã chiết xuất được nguyên liệu để bào chế các loại thuốc chống tắc mạch máu do cục máu đông, chống tụ máu vết thương, tụ máu trong nội tạng...
Đặc biệt, đỉa còn được dùng để bào chế thuốc chữa bệnh ung thư.
3. Ứng dụng chữa bệnh bằng đỉa ở Việt Nam:
Như đã nói ở trên, việc dùng đỉa chữa bệnh ở Việt Nam được ghi nhận từ những năm 1330, theo như ghi chép của Tuệ Tĩnh trong cuốn "Nam dược thần hiệu".
Cũng theo cuốn này, việc sử dụng đỉa làm thuốc được tiến hành như sau: Phơi khô, đốt xác con đỉa, tán nhỏ, sao vàng. Khi đã thành dược liệu, thuốc có vị mặn, tính lạnh, có độc, tác dụng phá hòn cục, tiêu tích, trị kinh bế, mụn nhọt, phong lở, lợi tiểu tiện.
Khi dùng kết hợp với các loại thuốc thảo dược khác như cam thảo, kỳ tử, can thìa... chủ trị các chứng bệnh như mụn nhọt, phong lở, đau bụng.
Ngoài ra, trong dân gian cũng lưu lại nhiều cách dùng đỉa chữa bệnh như: Đỉa phơi khô, tẩm cồn đốt, tán nhỏ. Khi dùng kết hợp với các vị địa long (giun đất), xuyên sơn giáp, hổ trượng... Tác dụng chữa yếu sinh lý, ít tinh trùng ở nam giới.
Hoặc đỉa kết hợp với đan sam, trạch lan, chữa bệnh u nang buồn trứng ở nữ giới.
Y học Việt Nam hiện đại giai đoạn trước, do điều kiện khó khăn về khoa học kỹ thuật cũng thường dùng đỉa sống hút máu thường dùng đỉa sống hút máu trực tiếp trong nhiều trường hợp bệnh nhân bi sưng phù, máu đông ứ đọng gây đau nhức.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng trong một số trường hợp đặc biệt chứ không được áp dụng phổ biến.
Ngày nay, việc dùng đỉa trong y học chủ yếu là sử dụng làm nguyên liệu chiết xuất để bào chế thành dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xoa điều trị nghẽn mạch huyết khối tĩnh mạch, đông máu, huyết khối gây tắc nghẽn mạch não...
4. Không được tự ý dùng đỉa chữa bệnh:
Theo giới chuyên môn, đỉa mặc dù là vị thuốc quý nhưng không dễ sử dụng. Nếu không được điều chế đúng cách và không có chỉ định của bác sỹ, dùng đỉa để chữa bệnh có thể còn rước thêm bệnh.
Một "gương xấu" điển hình cho việc tự ý dùng đỉa chữa bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng chính là Geoger Washington. Theo những tài liệu ghi lại, Geoger Washington thường cho đỉa hút máu 4 lần mỗi ngày để tăng sức khỏe.
Việc lạm dụng phương pháp chữa bệnh này đã khiến vị tổng thống bị mất máu và suy nhược cơ thể trầm trọng. Kết cục là ông đã đột tử do cảm lạnh.
Việc tự ý dùng đỉa cho hút máu để chữa bệnh có thể mang đến những nguy cơ sau:
- Có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, các bệnh lây lan qua đường máu, bệnh than... virus những loại bệnh này có thể có trong dịch tiết từ miệng của con đỉa.
- Dùng đỉa quá nhiều dễ gây mất máu, vỡ động mạch gây tai biến, có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Phương pháp này đặc biệt không được sử dụng đối với phụ nữ có thai, những người có nguy cơ xuất huyết như chảy máu cam, xuất huyết trĩ, rong kinh...
-
1 phút trướcDù có kích thước khổng lồ, phần thịt có thể ăn sống của loài ốc này lại vô cùng ít ỏi, thậm chí “chẳng bõ dính răng”.
-
2 giờ trướcNhững bông tuyết đầu mùa bắt đầu xuất hiện ở Paris từ ngày 20/11, khiến thủ đô của nước Pháp chìm trong màu trắng tinh khiết, đẹp lung linh và huyền ảo.
-
4 giờ trướcBộ lạc Himba ở phía Bắc Namibia là một trong những bộ lạc còn giữ được nhiều phong tục cổ xưa, phụ nữ không tắm bằng nước suốt đời, để ngực trần và chỉ quấn khố nhỏ.
-
5 giờ trướcTrứng là thực phẩm hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng ăn vào thời điểm nào giúp cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ sức khỏe não bộ thì không phải ai cũng biết.
-
7 giờ trướcTrứng và khoai lang được xem là thực phẩm vàng cho chế độ giảm cân vì chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lương calo thấp.
-
8 giờ trướcGần 200 con khỉ mới đây đã trốn khỏi khu Pho Khao Ton và hoành hành khắp Lopburi, thành phố du lịch nổi tiếng ở miền trung xứ chùa Vàng.
-
8 giờ trướcNhìn giống giun đất nhưng mang hương vị thơm ngon khó cưỡng, đặc sản này khiến không ít du khách nước ngoài lần đầu nhìn thấy phải “rùng mình”.
-
9 giờ trướcNgay sau khi được đăng tải, những hình ảnh về con hổ cái trong vườn thú đêm Chiang Mai, đã trở thành chủ đề gây sốt trên khắp các nền tảng mạng xã hội xứ chùa Vàng.
-
13 giờ trướcNấm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
22 giờ trướcNgười dân ở Murung Raya, Trung Kalimantan, mới đây đã được một phen hoảng hồn khi bất ngờ thấy "đám mây" nhỏ trên không bất ngờ rơi xuống đất
-
1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
-
1 ngày trướcGiảm ăn tinh bột có giảm cân không là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là nhóm thừa cân, béo phì.
-
1 ngày trướcTrong bài viết mới nhất được đăng tải, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Travel+Leisure (T+L) đã ca ngợi thành phố biển Nha Trang là "thủ phủ hải sản" của Việt Nam.
-
1 ngày trướcĂn trứng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên ăn trứng buổi sáng và ăn trứng buổi tối sẽ có những sự khác biệt gì.
-
1 ngày trướcRau thơm không chỉ là gia vị làm tăng hương vị món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dưới đây là 7 loại rau thơm tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên.
-
1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
1 ngày trướcĂn tỏi có phòng ngừa đột quỵ không là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng tham khảo các nhóm thực phẩm có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ dưới đây.
-
1 ngày trướcGiá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.
-
1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.
Tin tức mới nhất
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước