"20 năm qua, chỉ mong một lần Sài Gòn mưa mà nhà tôi không bị ngập"
Đó là chia sẻ của một người dân sống trong con hẻm nhỏ ở quận Bình Tân, nơi thường xuyên xảy ra cảnh ngập nước từ rất nhiều năm nay. Họ chỉ biết sống chung với "lũ" mà không còn cách nào khác.
Cơn mưa to kéo dài ngày 15/9 khiến cho các tuyến đường Sài Gòn ngập úng, giao thông tắc nghẽn, người người phải dẫn xe dưới dòng nước cao hơn nửa mét. Tuy nhiên, chỉ qua một ngày nắng thì những tuyến đường trung tâm đã rút hết nước và trở nên khô ráo.
Thế nhưng, có rất nhiều hộ gia đình trong các con hẻm nhỏ ở những khu vực quận 2, quận 6, Bình Tân phải kêu trời khi nước vẫn còn ngập sâu. Dù đã hơn 1 ngày nhưng họ phải chờ đến khi nước rút mới có thể dọn dẹp nhà của mình.
Thế nhưng, có rất nhiều hộ gia đình trong các con hẻm nhỏ ở những khu vực quận 2, quận 6, Bình Tân phải kêu trời khi nước vẫn còn ngập sâu. Dù đã hơn 1 ngày nhưng họ phải chờ đến khi nước rút mới có thể dọn dẹp nhà của mình.
Những con hẻm nước ngập cao, không khí vắng lặng vì người dân "cố thủ" trong nhà, họ chẳng buồn ra đường.
Tại con hẻm ở KP3, P. An Lạc, Q. Bình Tân, nước tràn khắp nơi với độ cao gần nửa mét, mặc dù các nhà dân tại đây đã xây thêm bờ, "đắp đê",... nhưng vẫn không thể ngăn nước tràn vào nhà. Dù nắng đã lên, thế nhưng nước vẫn chưa có dấu hiệu rút, mọi người lo lắng cho công việc của mình, sinh hoạt hằng ngày cũng đảo lộn.
Nhiều nhà dân vừa đóng cửa, vừa chắn nước nhưng đành bất lực nhìn nước tràn ào ào vào nhà, học sinh đến trường cũng ướt, về nhà cũng không khá hơn. Nhiều người chọn giải pháp đi bộ, hoặc xe đạp ra ngoài khi cần thiết, vì xe máy vừa dẫn ra đã không thể nổ máy được. Chị Cái Thị Hà Thanh (người dân) cho biết: "Tôi ở đây hơn 20 năm, là ngần ấy thời gian bị... trời hành, tại đây mưa ít cũng ngập, mưa nhiều thì người nhà phải thức trắng đêm dọn đồ đạc, kê bàn ghế. Mỗi năm lại ngập mỗi kiểu, và khi khắp phục được điều này thì lại ngập theo hướng khác, năm nay tôi đã xây một bậc chống ngập khá cao, đắp thêm bao cát, thế nhưng tối hôm qua cả nhà phải thay phiên tát nước, dọn đồ. Hiện giờ nhà tôi nước vẫn ngập lênh láng, đồ đạc hư hỏng nặng, nếu những ngày tới nước không rút thì tôi lo là người nhà sẽ bị lở loét vì ngâm lâu ngày trong nước. 20 năm qua, chỉ mong một lần Sài Gòn mưa mà không gây ngập".
Mặc dù xây thêm tường, và "đắp đê" ngăn nước ngập, nhưng nhà chị Thanh vẫn đang vất vả chóng chọi với nước.
Hiện chị Thanh cũng như bao ngôi nhà khác, chấp nhận sống chung với nước, đợi khi nào đường hết ngập thì mới dọn dẹp sau.
Phía trước nhà chị Thanh, nước ngập khá cao, những hàng rào sắt rệu rạo chặn nước, thế nhưng cứ mỗi chiếc xe máy đi qua, nhà chị lại lầy lội vì nước ập vào. Quá chán nản, chị Thanh mặc kệ đến khi nào nước trước hẻm rút thì mới dọn nhà sau, vì theo chị, cứ dọn phía sau thì phía trước nước lại chảy vào ào ào.
Người dân ở con hẻm này chọn lựa giải pháp là đi xe đạp, vì có đi xe máy cũng không chạy được
Anh Ngọc Ngô cho rằng tuyến đường này là lối đi tắt của ba trường học quanh đây nên học sinh đi lại rất vất vả.
Những hộ dân có điều kiện hơn có thể nâng nền, xây bậc thang cao để ngăn nước. Tuy nhiên, họ cũng phải đóng cửa im ỉm vì sợ nước tràn vào nhà khi có phương tiện qua lại. Vì đây là con hẻm mà ba trường học quanh đây học sinh có thể dùng để đi đường tắt đến trường nên nhiều người chứng kiến không ít trường hợp học sinh té ngã phải quay trở về.
Anh Phạm Ngọc Ngô (SN 1987) cho biết: "Chúng tôi thì cùng lắm không ra đường, chứ học sinh thì rất tội, các em tiểu học không hiểu chuyện cứ thế đùa nghịch giữa dòng nước bẩn, còn những học sinh trung học đi học bằng xe đạp đến con hẻm này té ngã là chuyện thường xuyên. Chúng tôi sống chung với nước ngập, hôi thối rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Nhưng ở đây, mưa kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ là nước ngập khắp nơi, như hôm qua nước cao gần 1 mét, không ai có thể ngủ vì phải thức tát nước".
Anh Phạm Ngọc Ngô (SN 1987) cho biết: "Chúng tôi thì cùng lắm không ra đường, chứ học sinh thì rất tội, các em tiểu học không hiểu chuyện cứ thế đùa nghịch giữa dòng nước bẩn, còn những học sinh trung học đi học bằng xe đạp đến con hẻm này té ngã là chuyện thường xuyên. Chúng tôi sống chung với nước ngập, hôi thối rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Nhưng ở đây, mưa kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ là nước ngập khắp nơi, như hôm qua nước cao gần 1 mét, không ai có thể ngủ vì phải thức tát nước".
Người dân chỉ khi có việc mới đi ra đường, nhưng cũng phải lội nước ướt hết quần áo.
Hai cha con khá vất vả để vượt qua đường này.
Năm này qua năm khác, cứ đến mùa mưa thì tất cả người dân trong hẻm đều... chuẩn bị tinh thần chiến đấu với nước. Chống chọi thành quen, nhìn cơn mưa họ có thể dự đoán nước ngập bao nhiêu để kê cao đồ, và dự trữ thức ăn đủ đến khi nước rút. Anh Nghiêm Đình Hòa (người dân) cho biết: "Tôi sống ở đây từ năm 2004, thì từ lúc đó đến nay không khi nào mưa mà không ngập. Với lượng nước hiện tại, tôi nghĩ phải đến 4 ngày sau mới rút hết. Nhà tôi từ trưa đã chuẩn bị bao cát, kê sẵn đồ đạc thế nhưng không ngờ cơn mưa hôm qua quá to. Vợ tôi làm nghề may đồ thì vải ướt hết, may mà đồ thành phẩm chuẩn bị may cho người ta không bị ướt, nếu không không biết phải làm sao".
Nước ngập khiến anh Đình Hòa có luôn kinh nghiệm trong việc... dự đoán lượng mưa, thời gian nước rút và độ cao của "đê" ngăn nước.
Đi qua nhiều con hẻm khác trên Q. Bình Tân, Tân Phú, Quận 12,... cuộc sống của người dân cũng không thể khá hơn. Họ dường như ít nói, sống khép kín trong ngôi nhà ngập đầy nước, họ không buồn dọn dẹp, không buồn tát nước nữa, mà đợi ngoài kia nước rút hẳn mới bắt đầu lau dọn nhà cửa, còn bây giờ... tới đâu thì tới.
Trong khi đó, theo ghi nhận vào chiều ngày 16/9, nước hầu như đã rút hết tại tuyến đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TPHCM). Sau khi nước rút, người đi đường hoảng hốt khi thấy những hố sâu, khe nứt trên đường, thậm chí sỏi đá vương vãi khắp con đường đau khổ này.
Anh Lương Chí Hải (ngụ Bình Tân) cho biết: "Sáng nay khi nước ngập tôi chỉ biết cố gắng tìm đủ chỗ cao, chạy càng nhanh qua đoạn đường này càng tốt. Tuy nhiên chiều nay khi nước rút hết tôi mới giật mình nhận ra con đường loang lỗ khắp nơi. May là sáng nay xe tôi không rơi vào những lỗ hỏng này, nếu không không biết mọi chuyện sẽ thế nào?".
Trong khi đó, theo ghi nhận vào chiều ngày 16/9, nước hầu như đã rút hết tại tuyến đường Kinh Dương Vương (Q.Bình Tân, TPHCM). Sau khi nước rút, người đi đường hoảng hốt khi thấy những hố sâu, khe nứt trên đường, thậm chí sỏi đá vương vãi khắp con đường đau khổ này.
Anh Lương Chí Hải (ngụ Bình Tân) cho biết: "Sáng nay khi nước ngập tôi chỉ biết cố gắng tìm đủ chỗ cao, chạy càng nhanh qua đoạn đường này càng tốt. Tuy nhiên chiều nay khi nước rút hết tôi mới giật mình nhận ra con đường loang lỗ khắp nơi. May là sáng nay xe tôi không rơi vào những lỗ hỏng này, nếu không không biết mọi chuyện sẽ thế nào?".
Khi nước vừa rút, những vết nứt, lỗ hỏng lớn hơn bánh xe, hố sâu xuất hiện cả trên tuyến đường ô tô và xe máy. Những biển cảnh báo, rào chắn được ngăn khắp nơi để báo hiệu cho người đi đường rằng có nguy hiểm phía trước.
Tuy nhiên, khi nước rút, rào chắn xuất hiện khắp nơi, một đoạn đường mà hai phía đều có cảnh báo nguy hiểm, đi cùng với hố sâu đang được "vá lại" sỏi đá vương vãi khắp nơi, khiến người đi đường không khỏi rùng mình
Hố sâu xuất hiện ngay giữa làn đường.
Theo Trí thức trẻ
-
3 giờ trướcSau khi tránh va chạm với xe máy đang sang đường, chiếc ô tô đã lao thẳng vào nhà dân khiến 1 người tử vong.
-
9 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) khiến bối cảnh phim truyền hình "Donggung" bị thiêu rụi. Đây là phim có Nam Joo Hyuk đóng chính.
-
12 giờ trướcSáng 22-12, trên Quốc lộ 1 đoạn qua huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ tai nạn liên hoàn giữa 4 ô tô, một chiếc lao vào nhà dân
-
12 giờ trướcDự báo thời tiết 22/12/2024, khác với nắng vàng rực rỡ của ngày 21/12, Hà Nội ngày 22/12 sẽ khoác lên mình chiếc áo mây dày, điểm xuyết những hạt mưa lất phất, tạo nên một khung cảnh lãng mạn, thơ mộng.
-
12 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông được dự báo sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ, đồng thời gây mưa lớn cho khu vực Trung và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
-
15 giờ trướcSau 17 năm được duyệt, 12 năm thi công, metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức khai thác, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị ở TPHCM.
-
1 ngày trướcHĐND tỉnh Quảng Bình vừa có nghị quyết chi ngân sách, trong đó dành kinh phí 4,5 tỷ đồng làm hàng rào bảo vệ tang vật vụ án là 7 con hổ Đông Dương.
-
1 ngày trướcQua kiểm tra và sàng lọc đối tượng nghi vấn, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng xác định 2 thiếu niên 13 tuổi là nghi phạm sát hại cụ bà 70 tuổi.
-
1 ngày trướcTrong khi người bố đi vào nhà lấy dao, đi tìm đồng hương để “nói chuyện”, hai cậu con trai cố chạy theo can ngăn nhưng không được.
-
1 ngày trướcNhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.
-
1 ngày trướcTheo bảng giá đất mới, khu vực đắt đỏ nhất Hà Nội là quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2.
-
1 ngày trướcNhiều xe chuyên dụng của lực lượng CSGT Bình Dương được huy động mở đường cho ô tô vận chuyển tạng hiến đến các bệnh viện, sân bay ở TPHCM.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.
-
1 ngày trướcBác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thông tin tình hình sức khoẻ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê 11 người tử vong ở Hà Nội.
-
1 ngày trướcGiá vàng hôm nay 21/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng nhẹ sau phiên giảm sâu. Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn ngày càng rời xa mốc 90 triệu đồng/lượng và chỉ quanh 81-83 triệu đồng/lượng.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 21/12/2024, miền Bắc rét, trời có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Trong khi đó, Nam Bộ tiếp tục nắng với nhiệt độ cao nhất 29-32 độ.
-
2 ngày trướcCho rằng, vì ông T. mà mình bị cho thôi việc nên tài xế taxi đã nảy sinh ý định đến nhà ông T. để nói chuyện. Cuối cùng anh ta đã sát hại nạn nhân bằng nhát dao chí mạng.
-
2 ngày trướcLê Danh Tạo là cựu phóng viên của tờ báo chuyên ngành pháp luật, cùng vợ là Hồ Thị Hải và em vợ là Hồ Kim Cường đã nhận hơn 1,5 tỷ đồng của các tài xế xe đường dài để bảo kê các lỗi vi phạm.
-
2 ngày trướcTheo cơ quan chức năng, nguyên nhân vụ hỏa hoạn làm 2 người chết, 14 người bị thương ở TPHCM có thể xuất phát từ một xe điện để dưới tầng trệt căn nhà 4 tầng.
-
2 ngày trướcSau thời gian mật phục và theo dõi, lực lượng công an bắt giữ nam thanh niên đang vận chuyển thuê 2kg ma túy từ TPHCM về Bình Thuận và cả đối tượng đang chờ nhận “hàng”.