7 bộ phim 'làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn' chỉ vì tư duy kỳ thị

Không dễ để làm phim về những đề tài khó nhằn, thậm chí chúng còn bị phần đông khán giả Hàn Quốc ngó lơ, thậm chí là kỳ thị.

Xã hội Hàn Quốc vẫn còn nhiều định kiến, thậm chí là kỳ thị đối với bệnh tâm thần, vấn đề tự tử hay cộng đồng LGBTQ+.

Việc các phim truyền hình tích cực đưa những chủ đề này vào nội dung phim trong vài năm gần đây rất được khuyến khích và đã góp phần thay đổi phần nào nhận thức của khán giả Hàn. 

1. It’s Okay to Not Be Okay

Moon Kang Tae (Kim Soo Hyun) làm nhân viên chăm sóc tại bệnh viện tâm thần. Sau vài lần chạm mặt, anh được một tác giả truyện thiếu nhi là Go Moon Young (Seo Ye Ji) thích và quyết tâm theo đuổi.

Tuy nhiên Kang Tae không có thời gian cho chuyện yêu đương vì anh bận chăm sóc người anh trai Moon Sang Tae (Oh Jung Se) mắc chứng tự kỷ. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-1
Moon Sang Tae (Oh Jung Se)

Bộ phim lồng ghép rất nhiều nhân vật khác nhau để nói về sức khỏe tâm thần.

Cảnh phim Kang Tae chỉ cho Moon Young cách ôm kiểu cánh bướm để giúp cô giảm lo lắng rất được chú ý. Kiểu ôm này rất được khuyến khích tại các cơ sở sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở Hàn Quốc. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-2

2. It’s Okay, That’s Love

It’s Okay, That’s Love đưa bạn vào chuyến tàu lượn siêu tốc của những cung bậc cảm xúc. Phim đề cập đến chủ đề bệnh tâm thần và chuyện tình cảm nam nữ rất đời thường, khiến người xem dễ dàng liên hệ với đời sống thực tế. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-3

Nam chính bộ phim là Jo In Sung trong vai Jang Jae Yeol, một tác giả mắc chứng tâm thần phân liệt. Sau nhiều trở ngại, anh quyết định mở lòng với bạn gái Ji Hae Soo (Gong Hyo Jin) là một bác sĩ mắc chứng sợ quan hệ nam nữ do ám ảnh về việc bị ngoại tình.

Sự cởi mở trong cách truyền đạt của It’s Okay, That’s Love đã giúp giảm bớt sự kỳ thị xung quanh sức khỏe tâm thần ở Hàn Quốc. Bộ phim khẳng định một người dù ở vị trí xã hội thế nào đều hoàn toàn có thể yêu cầu sự giúp đỡ về tâm lý nếu cần. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-4
Các nhân vật phụ trong phim như D.O. (vai Han Kang Woo) cũng được đánh giá cao

3. The Universe’s Star

Sau khi gặp tai nạn giao thông, Byul Yi (Ji Woo) trở thành một Thần Chết. Khi còn sống, cô là fan trung thành của ca sĩ nổi tiếng Woo Joo (Suho). Dù đã là Thần Chết, Byul Yi vẫn tiếp tục theo đuổi Woo Joo. 

Thế nhưng Byul Yi phát hiện đằng sau ánh hoàng quang, Woo Joo cũng đối mặt với hàng loạt áp lực: phải duy trì sự nổi tiếng và buộc phải tạo ra một ca khúc hit. Áp lực lớn đến mức Woo Joo bị trầm cảm và phải dùng thuốc. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-5

The Universe’s Star đặc biệt tập trung vào việc kể những sức ép của các thần tượng hàng đầu. Chứng trầm cảm rất phổ biến ở Hàn Quốc, nhất là trong giới idol. Cảm thấy thất bại, thấp thỏm lo âu là những trạng thái mà nhiều thần tượng phải trải qua mỗi ngày.

Bộ phim cho thấy dù sở hữu hàng trăm nghìn fan, thần tượng vẫn chỉ là người bình thường và cần được chia sẻ về tinh thần như mọi người. 

4. Our Blues

Our Blues là loạt phim có sự tham gia của nhiều tên tuổi nổi tiếng như Han Ji Min, Kim Woo Bin, Lee Byung Hun, Shin Min Ah, Cha Seung Won, Lee Jung Eun, Kim Hye Ja,...

Phim lấy bối cảnh ở đảo Jeju xinh đẹp, thể hiện những vấn đề đời thường khác nhau mà các nhân vật phải trải qua như khuyết tật, trầm cảm, làm cha mẹ đơn thân và thậm chí cả phá thai.

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-6

Một vấn đề khác được đề cập là việc mang thai ở tuổi vị thành niên và cách mà hai thiếu niên Bang Yeong Joo (Roh Yoon Seo) và Bae Hyun Sung (Jung Hyeon), quyết định giữ lại đứa con của họ.

Trong xã hội Hàn Quốc, tư tưởng mang thai ở tuổi vị thành niên rất bị coi thường. Nhưng Our Blues đã đem lại một góc nhìn bao dung hơn với tình huống này. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-7
Bang Yeong Joo (Roh Yoon Seo) và Bae Hyun Sung (Jung Hyeon)

5. Extraordinary Attorney Woo

Woo Young Woo (Park Eun Bin) là một luật sư thiên tài mắc chứng tự kỷ.

Khi còn nhỏ, cô đã có thể ghi nhớ nội dung tất cả cuốn sách luật và quyết định theo nghề luật khi trưởng thành. Cô may mắn được làm việc với các đồng nghiệp rất nhiệt tình giúp đỡ.

 Woo Young Woo cũng có mối quan hệ tình cảm với một đồng nghiệp tại công ty luật tên là Lee Joon Ho (Kang Tae Oh).

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-8

Việc một cô bé bị chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi còn nhỏ nhưng lại sở hữu IQ 164 đã thay đổi nhận thức đối với người tự kỷ ở Hàn Quốc. Công chúng nhận ra chẩn đoán của bác sĩ không hoàn toàn làm nên tính cách của một người.

Tâm trí và nhân cách của Woo Young Woo được kể lại rất tuyệt vời, đặc biệt là qua những tương tác giữa cô và mọi người xung quanh. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-9

6. Good Doctor

Good Doctor có sự tham gia của Joo Won trong vai Park Shi On, một bác sĩ mắc chứng tự kỷ.

Mặc dù bị mọi người cho là chỉ có nhận thức xã hội của một đứa trẻ 10 tuổi, Park Shi On lại là một thiên tài và trở thành một bác sĩ phẫu thuật nhi khoa thành công. Anh làm cùng bệnh viện với Kim Do Han (Joo Sang Wook), cũng là một bác sĩ phẫu thuật nhi khoa và cả hai thường tranh cãi về các bệnh án.

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-10

Good Doctor là một trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc đầu tiên có nhân vật tự kỷ đóng vai chính. Tương tự như Woo Young Woo, Park Shi On cũng là một thiên tài. Anh cũng có nhiều nét quyến rũ riêng, giúp đề tài tự kỷ được thảo luận thoải mái hơn trong công chúng Hàn Quốc. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-11

7. Semantic Error

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-12

Bộ phim lãng mạn học đường có sự tham gia của Jaechan (DONGKIZ) trong vai Chu Sang Woo và Park Seoham trong vai Jang Jae Young.

Hai sinh viên hoàn toàn trái ngược nhau về tính cách và khá khó chịu với nhau khi lần đầu gặp mặt. Thế nhưng tình cảm giữa hai người phát triển nhanh chóng và tạo nên nhiều cảnh phim lãng mạn "đốn tim" người hâm mộ. 

7 bộ phim làm đã khó, tiêu thụ còn khó hơn chỉ vì tư duy kỳ thị-13

Có thể nói thành công của Semantic Error ở châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng đã giúp các nội dung về cộng đồng LGBTQ+ được đón nhận rộng rãi hơn.

Bằng chứng là sau Semantic Error, một show truyền hình thực tế đầu tiên với dàn cast LGBTQ+ có tựa đề Merry Queer đã được lên sóng tại "xứ sở kim chi". 

Như Quỳnh
Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/7-bo-phim-han-quoc-co-noi-dung-chong-lai-dinh-kien-n-315567.html

định kiến Phim Hàn

Tin tức mới nhất