Âm nhạc thế giới thay đổi thế nào trong 100 năm qua?
Trải qua 100 năm từ thập niên 1920 đến nay, nền âm nhạc thế giới luôn có sự biến động với sự xuất hiện của nhiều dòng nhạc khác nhau.
Sau 100 năm, nhạc Âu - Mỹ đã có sự lột xác mạnh mẽ, không chỉ sản sinh ra các lớp nghệ sĩ huyền thoại mà còn là dấu ấn mạnh mẽ về văn hoá, xã hội.
Thập niên 1920 đến giữa những năm 1940: Kỷ nguyên toả sáng của nhạc Jazz
Xuất hiện từ những năm 1900, Jazz bắt nguồn từ tầng lớp nô lệ châu Phi khi được ngân nga trên những cánh đồng cháy nắng, sau đó thịnh hành tại Mỹ và được đón nhận trên toàn cầu. Nhạc Jazz là sự lai trộn hài hoà và tinh tế giữa chất nhạc Blues với hoà âm cổ điển, pha một chút vui nhộn trong âm nhạc châu Phi.
Nhạc Jazz chia thành phân khúc khác nhau qua từng thời kỳ như Ragtime, Cool-Jazz, Hot-Jazz, Bebop... Đặc điểm nổi bật của Jazz là tiết tấu Swing, sự ngẫu hứng trong cách chơi và sự sáng tạo của từng nhạc công, lúc rõ ràng chậm rãi, lúc lại mạnh mẽ, điên cuồng. Nhạc cụ phổ biến thường được dùng là kèn saxophone, kèn đồng, contrabass, piano trống...
Jazz là dòng nhạc thống trị những thập kỷ đầu năm 1900 và ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều dòng nhạc sau này.
Louis Armstrong, Ben Goodman, Ella Fitzgerald... là những nghệ sĩ nổi tiếng nhất về nhạc Jazz trong thời kỳ này. Ngoài ra còn có các ban nhạc kinh điển như Paul Whiteman, Chick Webb...
Sức ảnh hưởng của Jazz ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều dòng nhạc về sau này như Funk, Soul, R&B và thậm chí là Pop ngày nay.
Thập niên 1950: Sự pha trộn của Pop, Country
Khi Jazz đang thống trị nước Mỹ, thì đây cũng là thời điểm mà nhiều dòng nhạc khác cũng được ưa chuộng như Country, Pop và đặc biệt là nhạc Rock.
Cùng khởi điểm với nhạc Jazz đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng của dòng nhạc này, nhạc Country đã có nhiều bước thay đổi đột phá. Johnny Cash là một trong nhiều nghệ sĩ có công rất lớn trong việc biến đổi nói trên. Vươn xa khỏi khu vực miền quê và núi rừng, nhạc đồng quê đã được thổi thêm nhiều chất liệu đa dạng trong các sáng tác như cuộc sống, tình yêu... chứ không chỉ là âm nhạc dành cho cowboy miền tây.
1950 cũng là thời điểm bắt nguồn của nhạc Pop truyền thống. Khác với dòng nhạc Jazz kén người nghe hay nhạc Country vẫn còn đang thịnh ở các miền quê thì Pop với giai điệu dễ nghe và câu từ gần gũi đã nhanh chóng được công chúng ưa chuộng.
Tony Bennett, Dean Martin, Dean Martin... là những nghệ sĩ nổi danh nhất trong dòng nhạc này thời bấy giờ.
Thập niên 1960: Rock thống trị và sự xâm lấn của các band nhạc nước Anh
Cuối những năm 1950 đến giữa những năm 1960, nhạc Rock nở rộ như vũ bão. Là sự kết hợp đầy tinh tế và điên cuồng của Blues, Jazz, R&B và Country..., Rock đã không chỉ là âm nhạc mà còn dần trở thành một trào lưu văn hoá của giới trẻ. Không giống nhiều thể loại âm nhạc thị trường bấy giờ, ca từ của Rock được lấy cảm hứng bao trùm từ nhiều chủ đề đa dạng từ tình yêu, tình dục đền văn hoá, chính trị xã hội... Elvis Presley, Chuck Berry là những tên tuổi nổi bật của dòng nhạc này đầu những năm 1950.
Rock&Roll bành chướng sang Anh Quốc và tạo nên nhiều band nhạc huyền thoại.
Khi thế hệ trẻ của Mỹ chuyển hướng dần sang Pop, thì tại Anh, Rock&Roll lại trở thành một làn sóng mãnh liệt và tạo nên phong cách riêng không còn lai tạp với Mỹ. Nhạc Rock đã tạo nên nhiều khái niệm mới ở Anh như Rocker, Mod...
Đây cũng là thời điểm vương quốc Anh sản sinh ra nhiều band nhạc huyền thoại như The Beatles, Rolling Stones,...
Thập niên 1970: Disco lên ngôi
Giữa những năm 1970, Disco phát triển cực thịnh và được ưa chuộng tại Mỹ. Tên của thể loại này được bắt nguồn cụm từ tiếng Pháp discothèque nhưng sau đó được sử dụng để chỉ những hộp đêm tại Paris. Disco thuộc thể loại nhạc Dance và là sự pha trộn của các thể loại nhạc khác nhau như Funk, Soul, Pop, Salsa...
Disco ban đầu được lan truyền trong các quán bar và vũ trường trong cộng đồng người thuộc giới tính thứ 3, sau đó nhanh chóng được sử dụng trong nhiều bộ phim nổi tiếng như Star War, Saturday Night Fever... và dần trở thành một dòng nhạc đỉnh cao trong thời điểm đó.
Giống như thánh địa của Rock, Disco cũng đi vào văn hoá của Mỹ khi có gu thời trang riêng biệt. Sự hầm hố của màu đen, những chiếc thắt lưng có phần bụi bặm cùng những phụ kiện và trang phục đính kim loại lấp lánh được sử dụng rộng rãi trong vũ trường và các MV ca nhạc thời bấy giờ.
Một số band nhạc nổi tiếng như ABBA, Donna Summer, The Bee Gees, Kraftwerk được xem là có đóng góp lớn nhất và sự phát triển của Disco.
Thập niên 1980: Pha trộn và hình thành của nhiều dòng nhạc
1980 được xem là thời điểm hình thành và phát triển của nhiều dòng nhạc khác nhau. Hai dòng nhạc thịnh nhất bấy giờ là R&B, Pop.
Rhythm and Blues hay còn gọi là R&B ban đầu là dòng nhạc chủ yếu dành cho khán giả người Mỹ gốc Phi sau đó được khán giả đại chúng ưa chuộng và phát triển đến tận bây giờ. Huyền thoại Prince đã đưa R&B lên đỉnh cao vào thời điểm đó.
Cùng với Rock và Disco, những năm 1980 còn là thời điểm trỗi dậy của những ngôi sao nhạc Pop tài năng như Michael Jackson, Madonna, Elton John. Họ không chỉ định hình dòng nhạc Pop ban đầu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến văn hoá và phong cách nhạc Pop sau này.
Từ giữa thập niên 1980 - 1990: Kỷ nguyên “vàng”của Hip Hop
Hip Hop được xem là một phong trào văn hoá được phát triển tại Bronx, New York vào cuối những năm 1970. Bắt nguồn từ nghệ thuật đường phố, Hip Hop dần trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ, nhất là giai đoạn thập niên 1990.
Không giống với nhiều dòng nhạc khác, Hip Hop/Rap lại được trình diễn như việc đọc hoặc nói những câu từ có vần điệu với nhau, được xem là sự hoà hợp giữa nói và hát. Chủ đề của Hip Hop được khai thác khá trần trụi, tập chung nhiều về tình dục, chất kích thích, tội phạm... Những nghệ sĩ nổi bật trong thời điểm đó kể đến nhiều cái tên như Dr.Dre, Snoop Dogg, Jayz, Eminem...
Hip Hop không chỉ là một thể loại nhạc mà còn là trào lưu văn hoá ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau như Dance, DJ, Graffiti, Rap... Nhiều ngôi sao nhạc Pop cũng bắt đầu kết hợp Hip Hop vào trong những tác phẩm của mình.
Cuối năm 1990 - giữa năm 2000: Thập niên của Teen Pop và sự pha trộn của nhiều dòng nhạc
Đây là thập niên được xem là thời kỳ thăng hoa của nhiều dòng nhạc như R&B, Ballad, Hip Hop và đặc biệt là sự thống trị của những nghệ sĩ Teen-Pop. Những nghệ sĩ này đã mang lại một làn gió mới với dòng nhạc Pop tưởng chừng như sắp thoái trào.
Thời điểm này cũng là lúc thị trường xuất hiện các boy band/girl band mang nhiều phong cách khác nhau khiến cho dòng nhạc Pop trở nên sôi động. Các ca sĩ với ngoại hình xinh đẹp, cùng các bước nhảy bắt mắt với những giai điệu dễ nghe đã khiến khán giả tuổi teen mê mệt.
Không chỉ ở Mỹ mà phong trào này cũng lan rộng sang Anh và các quốc gia Châu Á. Những cái tên đời đầu như: Spice Girls, Backstreet Boys, Boyzone, Britney Spears, Christina Aguilera, Justin Timberlake... đã định hình dòng nhạc Teen-Pop về sau này.
Cuối năm 1900 - đầu năm 2000 được xem là thời kỳ thăng hoa của Teen-pop.
Pop vẫn phát triển vào vào giai đoạn cuối những năm 2000 khi nhiều nghệ sĩ tên tuổi nghệ sĩ như Katy Perry, Lady Gaga, Beyoncé, Rihanna, Justin Bieber...
Những nghệ sĩ này đã kết hợp Pop với nhiều thể loại khác như Pop Ballad, R&B đương đại khiến thị trường âm nhạc càng trở nên nhiều màu sắc.
Hip Hop vẫn là thể loại được ưa chuộng khi hàng loạt các nghệ sĩ tên tuổi như Bruno Mars, Drake, Lil Wayne, Kendrick Lamar trở thành những ông hoàng thống trị các bảng xếp hạng âm nhạc lúc bấy giờ.
Thập niên từ 2010-2020: Sự xâm chiếm của âm nhạc điện tử
Thập kỷ vừa qua đã đánh dấu sự bùng nổ mạnh mẽ của EDM (âm nhạc điện tử) khi Internet và công nghệ 4.0 ngày càng phát triển không ngừng. Xuất hiện và được kế thừa từ dòng nhạc disco những năm 1970, EDM có tiết tấu mạnh, được tạo ra từ các thiết bị điện tử. EDM được chia thành nhiều thể loại, đặc trưng nhất là dòng House, Electro, Trance, Dubstep, Techno, Trip Hop và Moombahton.
Sự phát triển của EDM đã ảnh hưởng đến tất cả các thể loại nhạc chính thống, các nghệ sĩ ngày nay cũng đã kết hợp các thể loại trong EDM vào các ca khúc của mình.
Các lễ hội âm nhạc điện tử cùng có dịp bùng nổ với sức hút lên đến hàng trăm nghìn khán giả và là thánh địa mà bất cứ DJ nào cũng khao khát được chơi nhạc ở đó.
Theo Zing
-
8 giờ trướcSau một năm kể từ khi đạt ngôi vị Quán quân "Ca Sĩ Mặt Nạ" mùa 2, ca sĩ Anh Tú "Voi" đã có một "hành trình rực rỡ" và nhận thêm nhiều tình cảm từ khán giả
-
12 giờ trướcBằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội.
-
17 giờ trướcMỹ Linh tiết lộ bản thân bị đau cổ, vai, gáy nên động tác trong Sân khấu Dance là thử thách đối với cô. Trong khi đó, Minh Hằng hài hước chia sẻ chuyện Minh Tuyết gọi điện xin giảm bớt động tác.
-
19 giờ trướcMột số sản phẩm bị chê "nhạc rác", vướng ồn ào đạo nhái của các ca sĩ show Anh trai khiến khán giả hụt hẫng, thất vọng. Sau cơn sốt từ hai game show Anh trai, chuyên gia nhận định về những chiêu thức truyền thông sau hàng loạt tranh cãi, điều các nghệ sĩ cần làm để giữ nhiệt và không bị cuốn theo những xu hướng bề nổi.
-
20 giờ trướcCa sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn "Mufasa: Vua sư tử". Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
-
22 giờ trướcĐoạn video ngày nhỏ của ca sĩ Jihyo - thành viên nhóm Twice - đang được quan tâm trên mạng xã hội X (Twitter cũ). Nội dung video ghi lại khoảnh khắc vui vẻ của Jihyo nhưng khiến người hâm mộ khó chịu.
-
1 ngày trướcSau ngôi vị quán quân Rap Việt, Dế Choắt, Seachains và Double2T có bước đệm thuận lợi để xây dựng sự nghiệp. Dù vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, tất cả hụt hơi và bị những người từng thua mình ở game show vượt lên.
-
1 ngày trướcViện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam - từng tiết lộ doanh thu của show Anh trai vượt ngàn chông gai có thể đạt 340 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần doanh thu này không bao gồm doanh thu concert.
-
1 ngày trướcCa sĩ Mỹ Linh đang chiếm ưu thế khi chiến thắng cả 3 công diễn và giành được 4 bông hoa đạp gió.
-
1 ngày trướcViệc hàng chục concert quy mô lớn được tổ chức trong năm cho thấy năng lực tổ chức sự kiện biểu diễn ở Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp. Concert không chỉ tăng cường kết nối giữa nghệ sĩ và khán giả mà còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm âm nhạc và tương tác trực tuyến sau sự kiện.
-
2 ngày trướcThứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho biết concert sau show anh trai có sức hút không thua kém BlackPink. Với tiềm năng này, ngành nghệ thuật biểu diễn kỳ vọng thu 770 tỷ đồng vào năm 2030.
-
2 ngày trướcỞ tuổi gần 90, NSND Trần Hiếu vẫn hát, vẫn luyện thanh để chuẩn bị tâm thế ngồi bất cứ đâu, cứ được yêu cầu là biểu diễn.
-
2 ngày trướcHai show Anh trai mở ra sự sôi động chưa từng thấy cho nền giải trí Việt, tuy nhiên cũng để lại ảnh hưởng tiêu cực cho các nghệ sĩ hoạt động độc lập hay các công ty vừa và nhỏ. Từ thành công của 63 nam nghệ sĩ, chuyên gia cho rằng cần đẩy mạnh ở thị trường quốc tế, nghệ sĩ Việt vẫn còn nhiều cơ hội chưa được khai thác triệt để.
-
2 ngày trướcDangrangto có một năm thành công đột phá trong sự nghiệp âm nhạc nhưng cũng vướng một loạt tranh cãi. Nam rapper khiến khán giả tiếc nuối khi đột ngột bỏ thi chung kết Rap Việt mùa 4.
-
2 ngày trướcRa mắt chưa lâu, MV "Chẳng thể nhắm mắt" của Hùng Huỳnh biến mất khỏi YouTube sau bê bối đạo nhái. Đây là cái kết tệ nhất có thể cho một sản phẩm âm nhạc.
-
2 ngày trướcHậu '"Anh trai say hi", WEAN Lê và HURRYKNG bất ngờ phát hành ca khúc hát chung.
-
2 ngày trướcLisa và Frédéric Arnault vẫn bên nhau bền chặt trong ánh mắt ngưỡng mộ của cư dân mạng, nhưng cách họ hẹn hò ngày càng khiến fan phải chú ý.
-
3 ngày trướcHùng Huỳnh xuất hiện và nhận giải Mỹ nam của năm trong khi đang gây tranh cãi dữ dội bởi nghi vấn đạo nhái Jungkook (BTS). Phát ngôn của nam ca sĩ này đang bị chỉ trích và chia sẻ trên nhiều nền tảng mạng xã hội.