Bí ẩn vùng đất bị cả thế giới lãng quên, nơi ai cũng có thể đến ‘xưng vương’
Một mảnh đất nhỏ của Châu Phi không có người ở, không được quản lý bởi nhà nước, pháp quyền, đến nay vẫn hoàn toàn vô chủ.
Đó là Bir Tawil, mảnh đất rộng 2.000 km² nằm giữa biên giới Ai Cập và Sudan. Phần lớn nơi này chủ yếu là đất và cát, hoàn toàn không có đường sá, dân cư sinh sống hay tài nguyên thiên nhiên. Do đó việc xác lập chủ quyền cũng không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế nào.
Vùng đất Bir Tawil đã trở thành chủ đề tranh luận và thu hút sự tò mò của du khách bởi lịch sử bí ẩn của nó - Ảnh: The Guardian
Tuy nhiên, nằm cạnh Bir Tawil là một vùng đất tam giác rộng lớn hơn có tên Hala’ib - cũng toàn cát và đá nhưng lại tiếp giáp với Biển Đỏ nên có giá trị hơn.
Cả Ai Cập và Sudan đều muốn Hala’ib nhưng vì lý do địa lý về đường biên giới, mỗi nước chỉ có thể tuyên bố chủ quyền với hoặc Bir Tawil, hoặc Hala’ib. Tuy vậy, không nước nào muốn nhường.
Theo ghi chép, nguồn cơn bắt đầu từ năm 1899, khi nước Anh đang nắm trong tay quyền hành tại khu vực và ký một thỏa thuận với Ai Cập để cùng quản lý Sudan.
Theo thỏa thuận, đường biên giới giữa Ai Cập và Sudan sẽ chạy thẳng dọc theo đường vĩ tuyến 22. Tuy nhiên, sau 3 năm, Anh nhận thấy đường ranh giới đó không phản ánh thực chất việc sử dụng đất bởi các bộ lạc bản địa tại khu vực nên đã vẽ ra một đường biên giới mới.
Một ngọn núi nhỏ ở phía nam vĩ tuyến 22 được Anh quyết định sẽ trao cho Ai Cập. Vùng này trở thành Bir Tawil. Trong khi đó, vùng đất tam giác rộng lớn hơn, gọi là Hala’ib, nằm ở phía bắc vĩ tuyến 22, bên cạnh Biển Đỏ được trao cho Sudan kiểm soát.
Cho đến khi Sudan giành độc lập vào năm 1956, chính quyền Sudan mới tuyên bố chủ quyền với Hala’ib.
Mặt khác, Ai Cập nói rằng đây chỉ là chia cắt tạm thời về quyền và rằng chủ quyền thực sự được chia theo như bản thỏa thuận 1899 với đường biên giới là vĩ tuyến 22. Điều này khiến tam giác Hala’ib trở thành một phần của Ai Cập.
Mâu thuẫn bắt đầu xảy ra, cả Ai Cập và Sudan đều không muốn tuyên bố chủ quyền với Bir Tawil vì làm vậy sẽ đồng nghĩa với việc rút bỏ tuyên bố chủ quyền với Hala’ib. Trên bản đồ của Ai Cập, Bir Tawil được vẽ là một phần lãnh thổ của Sudan; ngược lại, trên bản đồ của Sudan, Bir Tawil lại được vẽ là một phần của Ai Cập.
Và rồi sau đó, không có luật pháp hay chính phủ nào cai trị Bir Tawil, khiến nơi đây trở thành "vùng đất vô chủ". Du khách đến đây có thể tự do khám phá mà không cần lo lắng về luật pháp hay biên giới.
Tuy nhiên, chính vì không có chính phủ quản lý, Bir Tawil mặc nhiên trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho tội phạm hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu và ma túy.
Và cũng chính việc Bir Tawil vô chủ đã tạo ra một nguyên tắc thú vị: Bất kỳ ai cũng có quyền xưng vương. Điều này dẫn đến việc nhiều người đến đây và tự nhận là chủ nhân của vùng đất này.
Dmitry Zhikarev và Mikhail Ronkainen giương cờ Nga trên Bir Tawil - Ảnh: Dmitry Zhikarev
Điển hình, vào năm 2014, một người Mỹ tên là Jeremiah Heaton đã bay tới Ai Cập và thực hiện chuyến đi bộ kéo dài 14 giờ đến Bir Tawil. Ông đặt tên cho Bir Tawil là “Vương quốc Bắc Sudan” và con gái ông là công chúa của vương quốc này.
Jeremiah Heaton, du khách Mỹ tuyên bố "chủ quyền" tại Bir Tawil - Ảnh: The Guardian
Tương tự, những du khách tự xưng là Vua Dmitry I và Công tước Mika Ronkainen cũng tuyên bố đã đến Bir Tawil vào cuối năm đó.
Họ tuyên bố đây là “Vương quốc Mediae Terrae Bir Tawil”. Tiếp đến là Suyash Dixit, một người Ấn Độ, cũng tuyên bố đã đến Bir Tawil vào năm 2017 và mặc định cho rằng đây là “Vương quốc Dixit”.
Gần đây hơn, vào năm 2019, Young Pioneer Tours, một nhóm du lịch được thành lập bởi những người nước ngoài sống ở Trung Quốc, tuyên bố đã đến lãnh thổ chưa có người nhận.
Tuy nhiên, cho đến nay, những tuyên bố này không có giá trị pháp lý. Nếu không được cộng đồng quốc tế công nhận, những nỗ lực này chỉ là những tuyên bố mang tính biểu tượng hơn là khẳng định cụ thể về chủ quyền.
Cộng thêm, với việc tái giao tranh ở Sudan diễn ra kể từ tháng 4/2023, tình trạng chính thức của Bir Tawil khó có thể sớm thay đổi, “chủ nhân” của mảnh đất này vẫn sẽ là dấu chấm hỏi lớn trong tương lai.
Theo VTC
-
1 giờ trướcSau khi vừa ra mắt, linh vật rắn baby trên phố đi bộ Nam Bình, quận Ngũ Hoa, Côn Minh, Vân Nam ở Trung Quốc lập tức gây “bão” mạng xã hội vì “xấu lạ” và nhìn như bị trúng độc.
-
4 giờ trướcKhoảng 200 dấu chân khủng long thuộc nhiều loài khác nhau, có niên đại 166 triệu năm, được phát hiện ở Anh.
-
5 giờ trướcCác thành phần của cây chay từ quả, lá, vỏ đến rễ đều được dùng làm thuốc. Quả chay trở thành món ăn tốt cho sức khỏe đặc biệt là cơ quan tiêu hóa.
-
8 giờ trướcVới xe đạp mua bằng phiếu giảm giá, mỗi ngày ông lão 75 tuổi chạy khắp Tokyo đổi voucher trước khi hết hạn, ông sống bằng phiếu giảm giá, miễn phí dù có 97 tỷ đồng.
-
10 giờ trướcDù có hình dáng kỳ quặc nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại rất cao, “lộc trời” này có thể giúp nhiều người hốt bạc mà không cần tốn công chăm bón.
-
11 giờ trướcNó được gọi là "giống gà nhà giàu" vì có giá đắt đỏ hơn những loại khác, con nhỏ cũng phải tiền triệu; gà Đông Tảo có gì đặc biệt mà đắt đỏ như vậy?
-
14 giờ trướcMón thịt nướng với lớp bì giòn rụm, thịt mềm mượt sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn gia đình hoặc những dịp tụ họp bạn bè.
-
1 ngày trướcLoại trà có mức giá đắt đỏ này thường được hái vào sáng sớm trong những ngày đặc biệt. Sau đó, trà được lựa chọn bằng tay rồi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
-
1 ngày trướcChiếc siêu xe đắt tiền Lamborghini Huracan được một người đàn ông rửa sạch bên đường bằng phương pháp hết sức rẻ tiền: Xô nước và giẻ lau.
-
1 ngày trướcMột vụ cá mập tấn công người vừa được ghi nhận tại khu nghỉ dưỡng nổi tiếng trên Biển Đỏ ở Marsa Alam, khiến 1 du khách thiệt mạng.
-
1 ngày trướcViệc chế biến để loại bỏ mùi 'thối' của loài cá này khá phức tạp và tốn công sức, song thịt của chúng lại cực kỳ thơm ngon.
-
1 ngày trướcNằm ở trung tâm xứ Basque, nước Pháp, làng Espelette nổi tiếng với những chùm ớt đỏ tươi, thu hút gần 1 triệu lượt du khách/năm.
-
1 ngày trướcMột số thói quen như đun quá lâu, uống khi nóng… có thể khiến món nước canh phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe của bạn.
-
1 ngày trướcMột xu hướng mới nổi lên trong giới trẻ trước thềm năm Ất Tỵ 2025 là nuôi rắn cảnh.
-
1 ngày trướcCủ kiệu là món ngon ngày Tết được nhiều gia đình yêu thích, cách làm món này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
-
2 ngày trướcKhi còn là một cậu bé, Simon Sio từng bị yêu cầu rời khỏi một khách sạn sang trọng. Ông tự hứa một ngày nào đó, sẽ làm chủ nơi này.
-
2 ngày trướcGiờ đây, đặc sản này đã “một bước lên tiên”, trở thành nguyên liệu xa xỉ trên bàn ăn của giới nhà giàu.
-
2 ngày trướcMột bác sĩ người Mỹ đã chia sẻ cách đơn giản để bạn có thể giảm cảm giác say rượu mệt mỏi sau khi uống nhiều đó là "ăn phô mai".
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
2 giờ trước
-
3 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
11 ngày trước
-
11 ngày trước