Cái chết 'oan nghiệt' của Archimedes và những bí mật mãi mãi chôn giấu

"Thần phát minh" Archimedes đã bỏ mạng dưới lưỡi gươm oan nghiệt của một quân sĩ La Mã chỉ vì người đó không nhận ra thiên tài.

Archimedes, "thần phát minh" thời bấy giờ

Những phát minh của nhà khoa học vĩ đại này không đến từ những suy nghĩ bâng quơ, mà đến từ chính những băn khoăn của ông về sự vận hành các vật trong thực tiễn. Quan sát, đặt câu hỏi và không ngừng tìm kiếm lời giải đáp chính là cách mà Archimedes cho ra đời những đứa con tinh thần của ông.
 


Archimedes luôn tìm tòi phát minh từ thực tiễn. (Ảnh: Internet)
 

Phát minh đầu tiên của Archimedes là một chiếc máy bơm nước. Ông đã mất cả chục ngày để thiết kế ra một bản vẽ kỹ thuật cho sản phẩm đầu tay của mình. Đó là một chiếc ống có trục xoắn bên trong, một đầu dẫn nước ra để tưới tắm nơi cần nước.

Sau khi được hoàn thành, chiếc máy bơm vận hành trơn tru đã khiến người dân quanh vùng sông Nile phải trầm trồ ngạc nhiên.

Sau phát minh đầu tiên, Archimedes phát hiện ra đơn vị của số pi - một trong những giá trị quan trọng nhất trong toán học. Ông cũng là người đặt nền móng cho phép tích vi phân sau này.

Một trong những phát minh vĩ đại của Archimedes không thể không nhắc tới là nguyên lý về sức mạnh của đòn bẩy, gắn liền với câu nói nổi tiếng của ông mà đến giờ chúng ta vẫn còn nhắc đến: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất lên".
 


"Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái đất lên"
 

Dựa trên nguyên lý này, Archimedes đã chế tạo ra thiết bị hạ thủy con tàu. Một lần nữa, phát minh này lại khiến bao người thán phục khi con tàu khổng lồ từ từ đáp xuống nước chỉ nhờ những khúc gỗ tròn làm con lăn.

Ngoài ra, nguyên lý chìm nổi của vật thể rắn trong chất lỏng do ông tìm ra đã giải đáp câu hỏi từ thủa nhỏ mà ông vẫn đau đáu trong lòng: "Tại sao thuyền lại nổi trên mặt nước?".

Phát minh này được ứng dụng rất nhiều trong khoa học kỹ thuật. Mọi hoạt động chế tạo tàu thuyền, khinh khí cầu ngày nay đều dựa trên nguyên lý chìm nổi của Archimedes.

Năm 240 trước Công Nguyên, khi trở lại quê hương Syracuse, Archimedes được tôn vinh là "thần phát minh" và "thần toán học".

>>> Xem thêm: Archimedes, từ cậu bé 11 tuổi vượt đại dương tới nhà khoa học lỗi lạc trong lịch sử cổ đại

Cái chết không đáng có của nhà bác học đại tài

Khi quân đội La Mã xâm chiếm Syracuse và tàn sát người dân vô tội, quê hương vốn bình yên và phồn hoa của Archimedes trở nên náo loạn.

Ông đã dùng trí thông minh của mình để giúp quê nhà dẹp quân ngoại xâm với nhiều mưu kế như: dùng kính hội tụ ánh sáng mặt trời để thiêu đốt cánh buồm thuyền của địch ngoài biển; chế tạo máy phóng đá khiến thuyền địch tan tác.

Về phía quân đội La Mã bấy giờ, tướng Marcellus đã nghe danh "thần phát minh" bấy lâu nên muốn trọng dụng người tài. Ông ra lệnh quân sĩ không được giết Archimedes mà phải bắt sống ông.
 


Archimedes bên bàn làm việc (Ảnh: Internet)
 

Một đêm trăng sáng năm 212 trước Công nguyên, cũng là Ngày Mừng Nữ Thần Mặt Trăng ở Syracuse, khi người dân trong vùng đang say sưa với lễ hội kỷ niệm thì Archimedes nhốt mình trong căn phòng vắng và cần mẫn làm việc.

Lợi dụng sự mất cảnh giác của dân chúng nơi đây, quân La Mã đã bất ngờ đánh úp, dìm Syracuse trong biển máu. Archimedes quá chú tâm nghiên cứu nên không hay chuyện gì xảy ra cho tới khi một tên lính La Mã đột nhập vào căn phòng nơi ông đang làm việc, hất đổ mọi thứ và đâm chết Archimedes vì không nhận ra ông.

Vậy là nhà bác học vĩ đại Archimedes đã từ giã cuộc sống ngay khi còn đang miệt mài nghiên cứu, không kịp để lại lời trăng trối nào.

Cả cuộc đời ông đã cống hiến hết mình cho niềm đam mê bất tận với khoa học; nhờ đó hậu thế được thừa hưởng nhiều phát minh quan trọng phục vụ cho cuộc sống nhân loại.
 


LEO
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/cai-chet-oan-nghiet-cua-archimedes-va-nhung-bi-mat-mai-mai-chon-giau-n-119726.html

Archimedes vĩ nhân khoa học Thiên tài

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao