Căn bệnh gì khiến 6 giây có một người tử vong?

Số người mắc tiểu đường của Việt Nam năm 2014 là 3,3 triệu người đứng đầu các quốc gia Đông Nam Á. Đây là con số đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường.

6 giây có 1 người chết vì tiểu đường

Theo thống kê của Viện Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa thì tiểu đường đã cướp đi khoảng 5,2 triệu người Việt vào năm 2013.

Ước tính cứ khoảng 6 giây có 1 người tử vong do biến chứng của tiểu đường, 20 giây là có một trường hợp phải cắt cụt chân do sự tàn phá của bệnh.

Năm 2014 Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế đã ước tính con số mắc tiểu đường của Việt Nam là 3,3 triệu người. Với con số này thì Việt Nam đang dẫn đầu các nước Đông Nam Á về tỷ lệ người mắc tiểu đường.

Độ tuổi mắc tiểu đường ở nước ta hiện nay đang dần trẻ hóa. Có những trường hợp phát hiện tiểu đường khi mới 11 tuổi. Điều này có liên quan mật thiết tới lối sống, sinh hoạt của người bệnh.

Tỷ lệ người thừa cân, béo phì và mắc chứng rối loạn chuyển hóa đang tăng chóng mặt ở độ tuổi thanh thiếu niên. Đây là nguồn lực dồi dào bổ sung cho tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng tăng cao.

Bên cạnh đó người bệnh tiểu đường thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Thường khi có những biến chứng về thần kinh, võng mạc, tổn thương thận và hoại tử chi mới đến gặp bác sĩ.

Hiện có 33,4% bệnh nhân được chẩn đoán trong số đó lại có tới 56,3% chưa được điều trị.

Do đó, tiểu đường được nằm 1 bệnh trong 10 loại bệnh có biến chứng trầm trọng gây tàn tật và mù lòa cao nhất.

Qua khảo sát của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thì tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở TP.HCM là gần 8% và tiền đái tháo đường là gần 36%.

Đây là căn bệnh mang nhiều gánh nặng cho xã hội. Tính riêng chi phí điều trị bệnh đã chiếm từ 3-6% ngân sách của ngành y tế.

Nguyên nhân khiến tiểu đường tăng cao ở Việt Nam

Sử dụng quá nhiều gạo trắng

Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người Việt mắc tiểu đường. Ăn quá nhiều tinh bột từ gạo trắng khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng, tạo cơ hội cho tiểu đường phát triển.

Thừa cân béo phì

Đây là yếu tố đang có sự gia tăng lớn ở độ tuổi thanh thiếu niên. Với cuộc sống ít vận động, ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng khiến việc tích trữ mỡ cao trong cơ thể, làm tăng insulin trong máu, làm tăng khả năng mắc tiểu đường tuýp 2.

Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Cơ thể mệt mỏi

Mệt mỏi thường xuyên, uể oải ngay cả khi bạn được nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do lượng đường trong các tế bào đã bị lấy suy giảm khiến chúng trở nên mệt mỏi, uể oải, làm bạn mất tập trung trong công việc.

Tiểu nhiều về đêm

Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là buổi tối thường bị tỉnh giấc bởi buồn tiểu. Do lượng đường trong máu dư thừa khiến thận phải hoạt động hết công suất để đào thải chúng ra ngoài theo đường tiểu.

Bên cạnh đó bạn còn luôn cảm thấy khát nước, uống lượng nước lớn nhưng luôn cảm thấy cơ thể bị thiếu nước.

Giảm cân

Bổng dưng bị sụt cân trong khi bạn không hề có những biện pháp giảm cân nào. Đặc biệt là sụt cân nhanh chóng với khoảng từ 5-10kg trong vòng 2-3 tháng thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường huyết trong máu.

Đói

Thường xuyên bị đói mặc dù trước đó bạn đã ăn rất nhiều. Đặc biệt là tình trạng đói cồn cào vào sáng sớm, bạn thường bị đánh thức bởi con đói.

Trường hợp này là do các tế bào bị thiếu hụt đường và chúng “lên tiếng” đòi bạn phải nạp thêm vào cơ thể.

Vết thương khó lành

Các vết xước, vết bầm tím trên cơ thể khó lành hoặc có thể bị nhiễm trùng. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu quá lớn, máu chỉ lưu thông ở các động mạch, tĩnh mạch chủ mà hạn chế sự lưu thông đến các vùng khác trên cơ thể.

Mắt sáng hơn

Nếu bình thường bạn không nhìn được ở xa hay phải dùng kính mà bỗng dưng lại có thể nhìn rõ mọi vật khi không dùng kính thì đây là một dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao.

Khi lượng đường trong máu tăng cao nó sẽ kích thích võng mạc làm chúng nở to ra khiến bạn dễ nhìn hơn.

Cho đến khi được phát hiện bệnh và tiến hành điều trị tiểu đường mắt sẽ lại mờ đi, thậm chí tình trạng còn tệ hơn nữa.

Ngứa ran hoặc tê bì

Lượng đường tăng cao trong máu làm phá hủy các dây thần kinh. Do đó, nó sẽ khiến bạn bị ngứa rán hay tê bì vùng tay chân do máu không lưu thông được đến những khu vực này.

Bệnh về da

Da có triệu chứng khô, nhiễm nấm kết hợp với những biểu hiện như trên bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra lượng đường huyết.

Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất