Cảnh sát ra mặt chặn phóng viên điều tra cơ sở SX thực phẩm bẩn

Trong quá trình điều tra một cơ sở sản suất thực phẩm bẩn, một phóng viên truyền hình đã bị công nhân tại đó bao vây và cảnh sát địa phương ngăn chặn tác nghiệp.

Nam phóng viên đài truyền hình địa phương ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc phát hiện và nghi ngờ một cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng các chất phụ gia trái phép trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm cho một công ty thực phẩm lớn gần đó.

Theo đó, cơ sở sản xuất này bị cho rằng đã làm giả các sản phẩm chế biến từ thịt bằng cách thêm các chất hóa học như sodium pyrosulfite và màu thực phẩm sunset yellow vào các sản phẩm làm từ đậu.

Loại phẩm màu nhân tạo có tên sunset yellow nói trên bị cấm vì có nguy cơ gây tổn thương nhiễm sắc thể của thai nhi trong thời kỳ phát triển.

 Màu thực phẩm sunset yellow bị cấm vì có thể gây tổn thương nhiễm sắc thể của thai nhi.

Màu thực phẩm sunset yellow bị cấm vì có thể gây tổn thương nhiễm sắc thể của thai nhi.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất này có liên quan đến vấn đề về hành vi và làm giảm chỉ số IQ ở trẻ nếu tiêu thụ nhiều các sản phẩm có chứa những chất này.

Sodium pyrosulfite được sử dụng như một chất bảo quản và chất chống oxy hóa trong thực phẩm và còn được gọi là E223.

Nó có thể gây ra dị ứng ở những người nhạy cảm với sulfite, bao gồm phản ứng về đường hô hấp ở bệnh nhân hen, sốc phản vệ và phản ứng dị ứng khác trong cá nhân nhạy cảm.

 Sodium pyrosulfite được sử dụng như một chất bảo quản và chất chống oxy hóa trong thực phẩm.

Sodium pyrosulfite được sử dụng như một chất bảo quản và chất chống oxy hóa
trong thực phẩm.

Trong khi đang tiến hành điều tra, phóng viên đã bị hàng chục công nhân bao vây khiến anh này phải vội vàng gọi cảnh sát cầu cứu. Tuy nhiên, thay vì tới giúp đỡ phóng viên bị hại thì cảnh sát có vẻ như đứng về phía cơ sở sản xuất thực phẩm kia.

Một nhân viên cảnh sát thậm chí còn yêu cầu phóng viên ngừng ghi hình bởi anh ta “đại diện cho quốc gia” cho nên quay phim anh ta là “vi phạm”.

Trong khi bị giam giữ và “thẩm vấn” tại đồn cảnh sát suốt 5 tiếng đồng hồ, phóng viên này còn bị chủ cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn đe dọa. Anh chỉ được thả sau khi đã xóa toàn bộ những video và hình ảnh quay lén được.

Ngay sau khi rời đồn công an, anh lập tức liên lạc với cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và dẫn nhân viên của cơ quan này tới xưởng chế biến thực phẩm bẩn trên thì đã thấy cơ sở này đóng cửa.

Theo cơ quan kiểm dịch, tất cả thiết bị và nguyên liệu thô để chế biến đồ ăn đã được đem “sơ tán” đi chỗ khác.



 Các chất phụ gia bị cấm trong sản xuất thực phẩm được chụp lại tại cơ sở sản xuất.

Các chất phụ gia bị cấm trong sản xuất thực phẩm được chụp lại tại cơ sở sản xuất.

An toàn thực phẩm hiện đang là mối quan tâm lo ngại hàng đầu của người dân Trung Quốc sau hàng loạt những vụ bê bối thực phẩm những năm gần đây.

Năm 2008, vụ việc sữa melamine gây rối loạn chức năng thận khiến 6 trẻ sơ sinh tử vong và 300.000 trẻ khác phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch đã làm rúng động dư luận trong nước và cả nước ngoài.

Sau vụ lùm xùm động trời về sữa bẩn, các nhà lập pháp đã đưa ra những quy định khắt khe hơn về an toàn thực phẩm để chấn an dư luận.

 Sữa melamine gây rúng động dư luận Trung Quốc.

Sữa melamine gây rúng động dư luận Trung Quốc.

Tuy nhiên, rất nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của một số quy định an toàn thực phẩm do tính chất manh mún, nhỏ lẻ của chuỗi cung cấp thực phẩm ở Trung Quốc.

Quốc gia đông dân nhất thế giới hiện đang có 500.000 công ty sản xuất và chế biến thực phẩm hoạt động nhưng 70% trong số đó chỉ có ít hơn 10 nhân viên.

Theo viện kiểm định chất lượng của Mỹ, AsiaInspection, điều này khiến các cơ quan chức năng rất khó quản lý.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên điều tra của Trung Quốc đã góp phần rất lớn trong việc phanh phui các vụ thực phẩm bẩn.

 Gà quá hạn 7 tháng được cung cấp cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonalds, Starbucks, KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc.

Gà quá hạn 7 tháng được cung cấp cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh như McDonald's, Starbucks, KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc.

Năm 2014, truyền thông Trung Quốc đã phanh phui vụ bê bối thực phẩm tại công ty Shanghai Husi Food, công ty con của Tập đoàn OSI có trụ sở chính ở bang Illinois, Mỹ.

Công ty này bị phát hiện cung cấp thịt quá hạn ôi thiu cho mạng lưới nhà hàng của McDonald's, Starbucks, KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc.

                                                                                                               Theo Soha/ trí thức trẻ


Tin tức mới nhất