Chân dung méo mó về gã sát thủ bệnh hoạn giết hại 50 người ở Mỹ "theo phong cách IS"

Omar Mateen, nghi phạm vụ khủng bố Orlando, đã xách súng bước vào hộp đêm Pulse chuyên dành cho những người đồng tính. Hắn cầm súng lên và điên cuồng nã đạn vào mọi người ở đó.

Omar Mateen. (Ảnh: MySpace)

Thẻ căn cước trên người nghi phạm gây ra vụ xả súng Orlando cho thấy hắn có tên là Omar Mateen, một người Hồi giáo sống tại cảng St. Lucie, bang Florida, Mỹ. Năm nay 30 tuổi, Omar được cho là đã thề trung thành với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Ông Adam Schiff, Hạ nghị sĩ bang California, Mỹ tiết lộ: "Theo những gì chúng tôi biết được từ Phòng An ninh Nội địa sáng nay, có từ cảnh sát địa phương, hắn đã thề trung thành với IS. Việc hắn làm mang đậm dấu ấn của một vụ tấn công được truyền 'cảm hứng' từ IS".

Ông Schiff nói thêm: "Có người kể nghe thấy hắn cầu nguyện bằng tiếng nước ngoài". Các quan chức Orlando bổ sung thêm rằng Mateen đã gọi tới số điện thoại khẩn cấp 911 ngay trước khi xả súng vào mọi người và gửi lời thề trung thành đến Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của IS.

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ là người Mỹ nhập cư từ Afghanistan, Omar Mateen đã bước vào Pulse, hộp đêm dành cho những người đồng tính ở Orlando và điên cuồng xả súng. Với 50 người chết và 53 người bị thương, đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tuy nhiên, một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Orlando, nơi cấp cứu cho các nạn nhân, khẳng định số người thiệt mạng nhiều khả năng sẽ còn tăng lên nhiều. Người phát ngôn của FBI cho biết họ đang điều tra vụ việc như một vụ tấn công khủng bố.

Hiện trường vụ xả súng. (Ảnh: EPA)
Hiện trường vụ xả súng. (Ảnh: EPA)

Trong thông cáo đưa ra, ông Schiff nói: "Vụ tấn công này gợi nhớ những ký ức đau thương về vụ tấn công nhà hát Bataclan ở Paris và những vụ tấn ông khác mang 'dấu ấn' IS trong những năm qua. Vụ xả súng xảy ra trong tháng chay Ramadan và những ông trùm của IS tại Raqqa đã cổ vũ những đợt tấn công xảy ra thời gian này".

"Mục tiêu tấn công là một nơi dành cho người đồng tính. Vụ tấn công cần thời gian để điều tra xem có phải do IS đạo diễn hay không. Theo quan chức địa phương, tên này đã thề trung thành với IS và thực hiện một vụ tấn công theo kiểu IS", ông Schiff nói thêm.

Mateen sinh năm 1986 tại New York. Năm 2009, hắn kết hôn với Sitora Alisherzoda Yusufiy, một phụ nữ gốc Uzbekistan. Hai người quen nhau trên mạng Internet và kết hôn vài tuần sau đó. Tháng 3/2009, Sitora dọn đến Florida ở cùng gia đình chồng.

Sitora tiết lộ lúc hai người mới yêu nhau, Omar không thể hiện thái độ bạo lực và cực đoan trong tôn giáo. Dù có súng trong người, nhưng khi đó "anh ta luôn hành xử như người bình thường" và dành phần lớn thời gian vào việc tập thể hình.

Dù vậy chỉ trong thời gian ngắn sau khi cưới nhau, Omar bắt đầu trở thành kẻ vũ phu. "Anh ta là người không ổn định. Anh ta đánh tôi, trở về nhà và đánh tôi vì quần áo chưa được giặt xong hay mấy lý do như vậy".

Sitora kể Omar thường xuyên đánh đập cô.
Sitora kể Omar thường xuyên đánh đập cô.

Khi biết con gái mình bị đánh, bố mẹ Sitora đã phải can thiệp và đưa con gái mình rời khỏi nhà Omar. Đến năm 2011, hai người chính thức ly hôn và từ đó Sitora không còn liên hệ với Mateen nữa. Sau này Omar tiếp tục lấy vợ và có một cậu con trai 3 tuổi.

Trả lời NBC News, ông Mir Seddique, cha của Mateen nói con trai ông từng tỏ ra rất giận dữ khi thấy 2 người đàn ông hôn nhau tại Miami vài tháng trước: "Chúng tôi đang ở Miami. Omar nhìn thấy hai người đàn ông hôn nhau trước mặt vợ con nó và nó phát điên lên".

"Hai người đàn ông ôm hôn nhau và Omar gằn lên: 'Nhìn kìa. Chúng làm việc đó ngay trước mặt con trai tôi'. Sau đó chúng tôi vào trong nhà vệ sinh nam và thấy những người đàn ông hôn nhau", ông Seddique nói thêm.

"Điều đó không có nghĩa xúc phạm đến tôn giáo", ông Seddique nói. "Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi về vụ việc đã xảy ra. Chúng tôi nhận thức được bất kỳ bất kỳ việc nào nó sẽ thực hiện. Giống như cả đất nước này, chúng tôi đều cảm thấy sốc".

Ông John Mina, cảnh sát trưởng thành phố Orlando cho biết vụ xả súng xảy ra vào khoảng 2h sáng ngày 12/6 giờ địa phương. Lúc đó có khoảng 320 người trong hộp đêm. Có xấp xỉ 100 người bị Omar bắt làm con tin. Tên này sau đó còn đấu súng với cảnh sát trước khi bị tiêu diệt.

Mateen từng nằm trong danh sách tình nghi khủng bố của FBI. Hắn thậm chí còn bị điều tra 2 lần vào năm 2013 và 2014 nhưng phải kết thúc vì không đủ bằng chứng buộc tội.

Theo Đại đoàn kết

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao