Hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris: Nước mắt rơi trong ngày ‘hồn thiêng’ nước Pháp sụp đổ

Vụ Hỏa hoạn ở nhà Thờ Đức Bà Paris, trong bối cảnh công trình cổ này đã xuống cấp trầm trọng trong nhiều năm qua, đã khiến “biểu tượng nước Pháp” bị hư hại nặng nề: cột và đỉnh tháp sụp đổ, 2/3 cấu trúc mái bị phá hủy, nhiều cửa sổ hoa hồng bị tàn phá…

Khi ngọn lửa bốc lên dữ dội trên đỉnh tòa tháp Nhà thờ Đức Bà Paris, rất nhiều những giọt nước mắt đã rơi. “Paris không còn Nhà thờ Đức Bà, đâu còn là Paris nữa”. Từ hàng thế kỉ qua, Nhà thờ Đức Bà Paris không chỉ là biểu tượng của thành phố, của đất nước mà còn là một phần hồn, trân quý và linh thiêng, của người dân nơi đây…

Hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris: Nước mắt rơi trong ngày ‘hồn thiêng’ nước Pháp sụp đổ-1

Biên niên sử nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Paris) là một nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc gothic trên đảo Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine) của Paris. Đây cũng là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris.

Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những biểu tượng được công nhận rộng rãi nhất của không chỉ của thành phố Paris mà cả còn của cả nước Pháp. Nhà thờ Đức Bà Paris đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm như The Hunchback of Notre Dame của Victor Hugo và bộ phim Disney năm 1996. Đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris, Notre-Dame do Tổng giám mục Paris (Michel Aupetit) quản lý. Hàng năm có hơn 12 triệu khách du lịch ghé thăm nơi đây.

Theo truyền thuyết thì thánh Dennis truyền bá Kitô giáo vào thành phố Paris khoảng năm 250. Công trình tôn giáo đầu tiên có thể đã được xây dựng bên bờ trái sông Seine, cạnh Val-de-Grâce ngày nay. Nhưng sử sách đã không ghi lại được chính xác về nhà thờ lớn đầu tiên của Paris cũng như các nhà thờ sau đó.

Hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris: Nước mắt rơi trong ngày ‘hồn thiêng’ nước Pháp sụp đổ-2

Theo những dấu tích, trên đảo Île de la Cité từng có một ngôi đền, rồi được thay thế bởi một nhà thờ Cơ Đốc giáo mang tên Saint-Etienne. Nhưng không thể biết nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ 4 rồi được tu sửa sau đó hay xây vào thế kỷ 7 trên các dấu tích cũ. Một điều chắc chắn rằng Saint-Etienne là một giáo đường rất lớn và giống với các nhà thờ cổ khác của La Mã hay Ravenna.

Bên trong, năm gian được chia cách bởi những cột lớn, tường được trang trí ghép mảnh. Phía Bắc nhà thờ còn có nhà rửa tội mang tên Saint-Jean le Rond. Bên bờ trái sông Seine, tu viện Saint-Germain-des-Prés được xây khoảng thập niên 540. Nhưng vào thế kỷ 9 và 10, những người Normand thường xuyên tấn công Paris và đã phá hủy tu viện Saint-Germain-des-Prés. Tu viện mới được xây lại trong khoảng 990 tới 1021.

Quá trình xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris

Thế kỷ 12, Paris là một thành phố quan trọng của Kitô giáo. Đây cũng là giai đoạn thành phố có những phát triển mạnh mẽ về cả dân số và kinh tế. Nhà buôn và thợ thủ công tập trung tại chợ lớn bên bờ phải sông Seine. Trường học của nhà thờ tạo được uy tín. Vương triều Capet cũng quay trở lại Paris.

Ngày 12 tháng 10 năm 1160, dưới thời Louis VII, Maurice de Sully trúng cử giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã có một quyết định quan trong: xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ. Nhà thờ sẽ thờ Đức Mẹ và theo phong cách kiến trúc mới, về sau được gọi là kiến trúc Gothic.

Hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris: Nước mắt rơi trong ngày ‘hồn thiêng’ nước Pháp sụp đổ-3

Cùng với việc xây dựng nhà thờ là cả một dự án quy hoạch đô thị. Nhà thờ cũ Saint-Etienne sẽ bị phá bỏ. Bố trí sân trước nhà thờ mới như một khoảng trung gian giữa những người ngoại đạo và các tín đồ Công giáo. Vạch ra con phố Neuve-Notre-Dame rộng 6 mét, cho phép một lượng lớn dân chúng đến nhà thờ. Tòa giám mục và Hôtel-Dieu cũng được xây dựng lại.

Năm 1163, viên đá đầu tiên được đặt với sự có mặt của Giáo hoàng Alexanđê III và vua Louis VII. Tên của kiến trúc sư đầu tiên đã không được nhắc tới. Giám mục Maurice de Sully chỉ đạo công việc xây dựng cho tới năm 1196, rồi tiếp tục bởi giám mục Eudes de Sully.

Việc thi công đầu tiên gồm bốn giai đoạn chính: 1163-1182: Xây dựng điện và hai hành lang chính diện; 1182-1190: Xây dựng hai gian cuối, các gian bên và diễn đàn; 1190-1225: Xây dựng mặt ngoài, hai gian đầu của nhà thờ; 1225-1250: Xây dựng hành lang thượng, hai tháp cùng thay đổi, mở rộng các cửa sổ; 1350: Chính thức xây dựng xong.

Hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris: Nước mắt rơi trong ngày ‘hồn thiêng’ nước Pháp sụp đổ-4

Các xây dựng tiếp theo từ cuối thế kỷ 13 cho tới đầu thế kỷ 14, tên tuổi các kiến trúc sư được ghi lại: Jean de Chelles, Pierre de Montreuil, Pierre de Chelles, Jean Ravy và Jean le Bouteiller. Hai cánh ngang nhà thờ được mở rộng, điện thờ được bố trí lại.

Vụ hỏa hoạn không ảnh hưởng tới khu vực bên trong nhà thờ

Vụ hỏa hoạn ở nhà Thờ Đức Bà Paris tối – đêm 15/4 (theo giờ địa phương) đã gây ra thiệt hại rất lớn cho cấu trúc nhà thờ. Hầu như toàn bộ mái nhà bị sụp đổ. Bên cạnh đó, các cửa sổ hoa hồng cũng bị thiệt hại phần lớn.

Theo Guardian, sau nỗ lực dập lửa của cơ quan chức năng, cấu trúc chính của nhà thờ Đức Bà đã được lưu giữ và bảo tồn. Chỉ huy cứu hỏa Paris Jean-Claude Gallet nói rằng thành tựu lớn của hàng trăm lính cứu hỏa là đã ngăn chặn ngọn lửa lan sang tòa tháp phía bắc. Họ cứu được hai tòa tháp của nhà thờ nhưng hai phần ba mái nhà đã bị tàn phá. 

Hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris: Nước mắt rơi trong ngày ‘hồn thiêng’ nước Pháp sụp đổ-5

Ngoài ra, khu vục hầm đá vẫn còn nguyên vẹn bên trong, theo như mô tả của một số người được liên quan được cho phép vào hiện trường thì "khu vực này tương đối không bị ảnh hưởng". Nhiều cổ vật đã được cứu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố kế hoạch kiến thiết xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà trong thời gian sớm nhất.

Theo SHTT


Nhà thờ Đức Bà Paris hỏa hoạn cháy lớn

Tin tức mới nhất