Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm

Vẻ ngoài tuềnh toàng, không gian chật chội, thế nhưng nhờ sức hấp dẫn từ thịt lươn siêu giòn, nước dùng đậm vị và quan trọng là giá cả phải chăng, miến lươn cô Nhung vẫn đắt khách suốt hơn 10 năm qua, trung bình mỗi ngày bán hết 2 tạ lươn.

Là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, lươn thường được sử dụng trong nhiều món ăn khá phổ biến. Một trong những món ngon khó lòng bỏ qua chính là miến lươn. Thức đồ này không nặng về tinh bột lại giàu đạm, rất phù hợp cho bữa sáng để khởi động một ngày mới với bộn bề công việc.

Trong một con phố nhỏ khá yên tĩnh thuộc trung tâm Hà Nội - đường Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có một hàng miến lươn nhỏ tồn tại đã hơn chục năm nay. Làm ăn lâu năm nên quán có nhiều khách quen. Từ khi mở cửa đến lúc dọn hàng, người ra, người vào tấp nập.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 1.
Không có biển báo, tên gọi nhưng khách hàng vẫn có thể nhận ra quán miến lươn khi còn cách rất xa bởi nó gần như lúc nào cũng đông khách.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 2.
Con ngõ nhỏ trước cửa nhà cô Nhung được tận dụng làm chỗ bán hàng.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 3.
Khuất trong ngõ nhỏ nên quán có chỗ để xe khá thoải mái.

Quán ăn này chỉ bán độc nhất món miến lươn và mở cửa vào buổi sáng. Ai chậm chân, đi ăn muộn thì chỉ 9h, đã phải tiếc nuối ra về vì... miến lươn đã hết từ bao giờ. Cô Nhung, chủ quán cho hay, quán đông khách tới nỗi, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2 tạ lươn và 50-70kg xương ống.

Giống như nhiều hàng ăn vỉa hè, quán miến này có vẻ ngoài rất dân dã. Khách đến ăn ngồi la liệt trong con ngõ nhỏ dài chừng 6m hoặc phải ngồi ké ở các quán cafe gần đó để gọi miến. Quán tuềnh toàng, bàn ghế cũ và cũng chẳng có tên gọi, không hề treo biển quảng cáo. Thế nhưng hơn chục năm qua, người ta vẫn quen gọi nó là quán miến lươn cô Nhung. Khách đến đây ăn, dẫu phải ngồi trên chiếc ghế thấp, khom người bưng bát miến vừa thổi, vừa ăn, họ cũng vui vẻ chấp nhận.

Lý do là miến lươn ở đây được đánh giá là vừa ngon, vừa rẻ. Một bát miến đầy đặn, nhiều lươn, giá chỉ 35.000 đồng. Nếu gọi suất đặc biệt, nhiều lươn thì giá nhỉnh hơn, lên 45.000 đồng/bát. Ai đi ăn miến ở đây rồi thì hẳn không muốn đổi địa chỉ. Ít quán nào bán miến lươn mà thịt lươn không xé nhỏ, lại để thành từng tảng chiên giòn như ở quán cô Nhung.


Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 4.
Một bát miến như thế này, giá chỉ 35.000 đồng.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 5.
Thịt lươn ở đây được thực khách đánh giá là rất thơm và giòn.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 6.
Cô Nhung tất bật với công việc thu ngân.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 7.
Buôn bán vỉa hè nhưng tính tình cô Nhung rất dễ chịu và chiều khách. Gặp người trẻ,
 cô thường xưng hô là cô và con, nghe rất thân mật, dễ thương.

Nước dùng ở đây rất ngọt, đậm vị. Thịt lươn giòn tan. Dù đã chan đầy nước dùng nhưng cái vị giòn ấy vẫn còn giữ lại rất lâu, cho đến khi thực khách ăn đến miếng cuối cùng vẫn còn cảm nhận được điều ấy. 

Không cần cách thưởng thức cầu kỳ, ăn miến lươn ở đây, chỉ cần vắt thêm chút quất, bỏ thêm ít ớt chưng là vị chua cay, mặn ngọt lập tức chạy dọc khắp cơ thể. Ăn bát miến giữa thời tiết mùa hè, vừa nóng bừng người, toát hết mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy thật đã miệng. Từng chi tiết trong bát miến lươn đều được chủ quán làm rất cẩn thận. Miếng rau thơm, giá đỗ ăn cũng thật ngon. Quán vỉa hè nhưng nhân viên đều đeo bao tay, cảm giác rất sạch sẽ.


Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 8.
Quán ăn vỉa hè nhưng nhân viên luôn đeo bao tay rất cẩn thận.

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 9.
Thực khách tận dụng mọi khoảng không gian nhỏ hẹp để ngồi thưởng thức miến lươn.

Nói về cách chế biến món ăn, cô Nhung cho hay: "Lươn nhà tôi chỉ làm sạch rồi tách làm đôi, không xé mảnh như nhiều quán, trụng qua một tí bột rồi chiên giòn lên. Nước dùng nấu từ nhiều xương ống nên rất ngọt. Bát miến bưng ra, không bao giờ có mùi tanh mà ăn lại rất "chất" vì nhiều thịt lươn".

Giữa khu trung tâm, một bát miến đầy đặn như thế, giá chỉ 35.000 đồng được xem là rất phải chăng. Cô Nhung nói mình bán nhiều làm lãi. "Do nhà tôi không mất công thuê mặt bằng và bán số lượng để bù. Chứ nếu ít khách, bát miến này chắc không giữ nổi giá ấy đâu".

Không đủ chỗ ngồi nhưng khách nhà cô Nhung cũng không kéo tràn ra khắp vỉa hè. Cô Nhung nói mình có cậy nhờ các chủ hàng cafe bên cạnh nên khách đến ăn, không cần gọi đồ uống vẫn có thể vào đó ngồi nhờ.


Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 10.
Ngày đông khách, chỉ khoảng 8h30 là quán đã dần "cạn hàng".

Khuất trong ngõ nhỏ, quán miến lươn này vẫn tiêu thụ hết cả 2 tạ lươn/ngày, đông khách suốt hơn 10 năm - Ảnh 11.

Mỗi ngày bán hết 2 tạ lươn, đối với một quán ăn vỉa hè là con số khá lớn. Chính vì đông khách nên công việc của cô Nhung cũng rất vất vả. Sáng nào cô cũng dậy sớm để 6h là kịp dọn hàng bán cho khách ăn sáng. Ngày cuối tuần khách đến ăn muộn hơn còn những ngày đi làm, chỉ tầm 8h30 là quán đã bắt đầu "cạn hàng". 

Cô Nhung nói miến lươn chỉ phù hợp ăn bữa sáng nên cô không ham bán vào các buổi khác trong ngày. "Thời gian khác tôi dành để chăm lo gia đình và nghỉ ngơi. Tôi thấy rất vui và hài lòng vì được khách ủng hộ, luôn luôn đắt hàng, có ngày mưa ngày nắng, mình cũng căn chỉnh nấu thêm hoặc ít đi một tí nhưng nhìn chung chưa khi nào ế cả", cô Nhung cười.


Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất