Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được

Ngày 12/4, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở bán tiền 100 đồng lưu niệm, đã có rất đông người dân xếp hàng, thậm chí nghỉ việc, bỏ cơm... chỉ để mua được những tờ tiền lần đầu tiên được phát hành này.

Xếp hàng chờ mua tiền 100 đồng lưu niệm

Được biết, trước khi mở bán vài tiếng đã có khá đông người tập trung trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) để có thể sở hữu những đồng tiền lưu niệm đầu tiên. Một số người là nhân viên văn phòng đã phải tranh thủ giờ nghỉ trưa thậm chí là xin vào làm muộn, xếp hàng đợi mua. 

Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được - Ảnh 1.

Rất đông người xếp hàng trước cửa Ngân hàng để mua tờ 100 đồng lưu niệm.

Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được - Ảnh 2.

Tớ giấy hướng dẫn mọi người đăng kí mua tiền được dán ngay cửa ra vào.

Được biết, do lượng mua khá đông, và số người chờ tại Ngân hàng Nhà nước quá tải nên hiện tại những ai muốn mua tờ 100 đồng lưu niệm sẽ phải đăng kí trước qua email của Ngân hàng để được phản hồi, hẹn ngày đến lấy.

Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được - Ảnh 3.

 Mọi người phải mang theo chứng minh thư nhân dân để mua tiền lưu niệm.

Phải xếp hàng khá lâu, nhưng mọi người vẫn không giấu được vẻ vui mừng khi được cầm những đồng tiền 100 đồng trên tay dù nó chỉ có giá trị lưu niệm. Để mua được những tờ tiền này, mọi người phải mang theo chứng minh thư nhân dân và có đăng kí trước, mỗi cá nhân chỉ được mua tối đa 20 tờ tiền rời và 5 tờ tiền loại có phong bao. Được biết, ngoài thị trường, tiền lưu niệm 100 đồng sẽ có giá bán 20.000 đồng/tờ (loại tờ rời) và 25.000 đồng/tờ có phong bao.

Nhiều người hớn hở khoe tiền 100 đồng mua được

Sau khi những tờ tiền lưu niệm đầu tiên được bán ra, hình ảnh những tờ 100 đồng được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. Tờ 100 đồng là đồng tiền lưu niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên ai cũng cố gắng xếp hàng chờ đợi để mua về làm quà tặng cho người thân hoặc giữ làm kỉ niệm.  

Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được - Ảnh 4.

Những tờ 100 đồng đầu tiên đến tay người dân.

Một số người còn hào hứng chụp lại và khoe với mọi người trên mạng xã hội kèm theo những dòng chia sẻ vui: "Bõ công chờ đợi nhé, 100 đồng đã có trong tay. Giành tặng cho những người thân yêu thì thật ý nghĩa". Một số tập thể hay công ty nhỏ cũng tranh thủ đặt một số lượng tờ 100 đồng này về làm quà tặng nhân viên. 

Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được - Ảnh 5.

 Tờ 100 đồng được một tài khoàn chia sẻ trong nhóm. Ảnh: Otofun

Sau khi những hình ảnh đầu tiên về tờ tiền 100 đồng được khoe trên mạng, không ít người tỏ ra khá tiếc vì chưa có cơ hội sở hữu đồng tiền lưu niệm này. V.M. chia sẻ: "Mình đi làm hành chính suốt nên chưa có thời gian đi ra đó mua được. Nhìn mọi người sở hữ những tờ tiền đó mà mê quá. Nhất định phải mua thôi".

"Mình mê sưu tập các loại tiền, lần này Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền lưu niệm nên cũng cố gắng đặt mua từ trước và sắp xếp thời gian để ra lấy sớm, vừa làm kỉ niệm vừa tặng cho bạn bè người thân. Không biết mọi người thấy sao chứ mình thấy nó có giá trị kỉ niệm lớn lắm", Anh D.K. bày tỏ.

Người dân hớn hở khoe những tờ 100 đồng lưu niệm đầu tiên mới mua được - Ảnh 6.

Tờ 100 đồng vừa được nhận  được chia sẻ tại ngay tài Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Facebook

Trong những status khoe những tờ tiền mới mua được, một số bạn bè của những tài khoản ấy đã bình luận khá hóm hỉnh và bày tỏ mong muốn được tặng một tờ tiền tương tự như, "Chúc mừng nhé, đã có được tờ 100 đồng trong tay, vậy có mua dư để tặng bạn chứ". Hay bày tỏ sự vui mừng "Mình cũng vừa được tặng một tờ 100 đồng. Đẹp lắm mọi người ạ".


Tờ tiền 100 đồng được phát hành nhân "Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam"

Mặt trước: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", mệnh giá 100 đồng bằng số và chữ, hình quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 15/SL ngày 6/5/1951 in bằng chữ siêu nhỏ, chữ ký của Thống đốc NHNN, số "1951-2016", dòng chữ "Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam", số 65 và cuốn sách cách điệu đánh dấu chặng đường 65 năm phát triển của ngành ngân hàng;

Mặt sau: Dòng chữ "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", mệnh giá 100 đồng bằng số và chữ, hình ảnh tòa nhà trụ sở NHNN, hình ảnh Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), hình ảnh cách điệu đồng tiền cổ ở phần nền phía sau tòa nhà tượng trưng cho chủ quyền tiền tệ của nước CHXHCN Việt Nam.

Họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ, hình mây, rồng được sử dụng làm nền trên cả mặt trước và mặt sau đồng tiền lưu niệm;

Kỹ thuật bảo an chính: Bóng chìm hình hoa sen và số 65; Hình định vị; Mực đổi màu chuyển động; Dây bảo hiểm có hiệu ứng chuyển động; Mực màu vàng lấp lánh phát quang. 

Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất