Những bộ phận "đừng dại mà động vào" khi ăn thịt gà

Những bộ phận "đừng dại mà động vào" khi ăn thịt gà Là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon nên thịt gà là món ăn được nhiều gia đình ưa chuộng. Nhưng ít ai biết rằng, loại thịt này hoàn toàn không thể thưởng thức tùy tiện!

Những bộ phận "đừng dại mà động vào" khi ăn thịt gà

1. Phao câu

Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng phao câu gà là bộ phận chứa nhiều chất béo nhất, cũng là nơi tập trung của hạch bạch huyết.

Tuyến dịch này chứa rất nhiều vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư. Bởi vậy, câu nói "nhất phao câu, nhì đầu cánh" không phải là một quan niệm hợp lý trong việc thưởng thức thịt gà.

2. Cổ

Tuy ít thịt, nhưng cổ gà cũng là nơi tập trung khá nhiều của các hạch bạch huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người tiêu dùng nên bỏ bộ phận này khi thưởng thức thịt gà.

Nếu muốn ăn, bạn không nên ăn quá nhiều, đồng thời cần bỏ lớp da bên ngoài để giảm hàm lượng độc tố.

Không phải bộ phận nào trên cơ thể gà cũng có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: nguồn internet).

3. Da

Được coi là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng da gà lại hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

Lớp da này chứa một lượng lớn các chất béo và cholesterol, kéo theo đó là nguy cơ dẫn đến các căn bệnh như: béo phì, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, tiểu đường và nhiều bệnh mạn tính khác.

4. Gan

Bên trong gan gà chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế ăn bộ phận này để tránh tổn hại tới sức khỏe.

Đối tượng nào nên ăn gà trống hay gà mái


Trung y cho rằng, gà trống tính thuần dương, có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp để bồi bổ cho người bệnh dương hư khí nhược.

Tuy nhiên, gà trống hoàn toàn không phải là lựa chọn thích hợp đối với những đối tượng mắc cao huyết áp hoặc ung thư.

Trong khi đó, gà mái tính thuần âm, nên dùng để tẩm bổ từ từ, thích hợp cho sản phụ, người cao tuổi thể nhược, người bị bệnh lâu ngày.

Những gia vị giúp món gà trở thành "thần dược"

Đối với món canh gà nói riêng, việc thêm gừng vào canh có thể mang lại hiệu quả bổ thận cố tinh, phòng ngừa cảm mạo, tăng cường hệ miễn dịch.

Thêm câu kỷ tử vào món gà sẽ giúp người ăn bổ dương khí, tăng cường khả năng chịu lạnh. (Ảnh: nguồn internet).

Tương tự như vậy, thêm nhân sâm vào món gà sẽ giúp trị tỳ phế suy yếu, chủ trị hụt hơi, tim đập nhanh, tăng cường khả năng tái tạo máu, cải thiện thể chất thiên hàn.

Bí quyết chọn mua thịt gà "hàng thật giá thật"

Khi chọn mua thịt gà, yếu tố đầu tiên cần chú ý chính là màu thịt. Sau khi bị làm thịt, gà sống bị chảy hết máu nên sẽ có màu hơi trắng. Những màu sắc như hồng hoặc đen ở gà chết bị xem là dấu hiệu bất thường.

Khi chọn thịt gà, bạn nên dùng tay để kiểm tra lớp da bên ngoài. Thịt gà tươi là loại thịt có bề ngoài khô mà không dính, độ đàn hồi tốt (dùng ngón tay ấn thử, thịt sẽ hồi về trạng thái ban đầu).

Thịt gà bị tiêm nước thường có nhiều vết đốm nhỏ màu đỏ dưới cánh, lớp da bên ngoài bị nhão, trơn. Các bà nội trợ nên chú ý tới chi tiết này để tránh mua phải loại thịt kém chất lượng.

Theo Tri thức trẻ

Tin tức mới nhất