Những thí nghiệm đáng sợ nhất thế giới

Lịch sử từng ghi nhận không ít những thí nghiệm vô nhân tính, gây phẫn nộ dư luận.

Vốn được thực hiện vì mục đích khoa học, các thí nghiệm là một quá trình không thể thiếu cho mỗi phát minh, mỗi ý tưởng, đóng góp phần quan trọng cho sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên một số nhà khoa học dường như đã đi quá xa mục tiêu này, biến các thí nghiệm của mình trở thành những màn "tra tấn" kinh dị có một không hai trên thế giới.

Thí nghiệm trên các cặp song sinh

Đã có khoảng 1.500 cặp song sinh bị đưa đến để phục vụ cho thí nghiệm này. Tất cả họ đều bị nhốt trong các doanh trại suốt quá trình. Với mục đích tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong gen của các cặp song sinh, bác sĩ "tử thần" Joseph Mengele của trại tập trung Auschwitz (Đức Quốc xã) đã nảy ra phương thức thí nghiệm vô cùng đáng sợ: tiêm thuốc nhuộm vào mắt các cặp song sinh để theo dõi sự đổi màu của mắt có diễn ra không, truyền máu giữa 2 anh em của một cặp song sinh để kiểm tra tương thích máu. Ghê rợn hơn là khâu người các cặp song sinh lại với nhau để tạo ra các cặp song sinh dính liền. Cuối cùng, chỉ có khoảng 200 cặp sống sót.

Những cặp song sinh bị khâu vào nhau trong thí nghiệm. (Ảnh: Internet)
Những cặp song sinh bị khâu vào nhau trong thí nghiệm. (Ảnh: Internet)

Thí nghiệm kiểm soát tâm trí

Giáo sư Jose Delgado người Tây Ban Nha đến từ Đại học Yale đã thực hiện thí nghiệm kiểm soát tâm trí người bằng điện tử. Theo đó, ông cấy thiết bị nhận tín hiệu có tên “stimoceiver” vào não của một con bò đực. Với cách này, ông muốn chứng minh ông có thể ngăn chặn hành động hung hăng của con vật thông qua điều khiển từ xa.

Kết quả thí nghiệm trên cho thấy, khi giáo sư Delgado nhấn nút trên thiết bị phát sóng thì con bò đứng yên. Sau đó, ông bấm một nút khác và con bò ngoan ngoãn quay sang phía bên phải rồi chậm rãi bước đi. Nếu những thông tin này chính xác thì con người đã kiểm soát được tâm trí của động vật, điều khiển chúng chuyển động tứ chi và những bộ phận cơ thể khác theo ý muốn của người điều khiển.

Chân dung giáo sưJose Delgado. (Ảnh: Internet)
Chân dung giáo sưJose Delgado. (Ảnh: Internet)

Thí nghiệm triệt sản

Thí nghiệm điên rồ trái với quy luật tự nhiên này được thông qua bởi Luật Phòng chống gen khiếm khuyết Progeny của Đức Quốc xã ngày 14-7-1933 với mục đích tránh các nguồn gen xấu bị di truyền lại qua các thế hệ sau.

300.000 người trong các trại tập trung khi đó đã trở thành vật thí nghiệm bất đắc dĩ. Các phương thức triệt sản bao gồm: phẫu thuật X-quang, sử dụng thuốc hoặc tiêm i-ốt và nitrat bạc vào cơ thể. Điều này để lại các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hay ung thư cổ tử cung.

Gần 300.000 đã trở thành nạn nhân của thí nghiệm điên rồ này. (Ảnh: Internet)
Gần 300.000 đã trở thành nạn nhân của thí nghiệm điên rồ này. (Ảnh: Internet)

Về sau, các bác sĩ ở đây ưu tiên sử dụng phương thức triệt sản phóng xạ. Họ làm cho căn phòng bị nhiễm phóng xạ và khiến tù nhân bị triệt sản hoàn toàn. Một số thì bị bỏng phóng xạ rất nặng.

Thí nghiệm hồi sinh người chết sống lại

Đây được coi là một trong những thí nghiệm gây bất ngờ trong lịch sử nhân loại. Vào những năm 1930, nhà khoa học Robert Cornish ở Mỹ đã thực hiện một thí nghiệm rợn người với mục đích hồi sinh xác chết . Theo đó, ông đã đẩy xác chết của các con chó bập bênh lên xuống để tuần hoàn máu, đồng thời tiêm vào các chất adrenalin và chất chống đông máu.

Thí nghiệm hồi sinh người chết được thử nghiệm trên loài chó. (Ảnh: Internet)
Thí nghiệm hồi sinh người chết được thử nghiệm trên loài chó. (Ảnh: Internet)

Ngạc nhiên thay, trong số những con vật làm đối tượng thí nghiệm không tưởng trên, 2 con chó đã được "hồi sinh" từ cõi chết. Tuy nhiên, cuối cùng 2 con vật xấu số đó cũng tử vong.

Thí nghiệm “chế tạo” mèo điệp viên

Chính phủ Mỹ từng mong muốn đào tạo được mèo điệp viên nên đã tiến hành thí nghiệm huấn luyện một con mèo trong vòng 5 năm trời. Không chỉ dừng lại ở đó, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói vào trong con mèo bằng một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi. Kết quả, thí nghiệm thất bại thảm hại, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ.

Thí nghiệm mèo điệp viên nhận hậu quả thảm hại khi con mèo lao vào taxi và chết. (Ảnh: Internet)
Thí nghiệm mèo điệp viên nhận hậu quả thảm hại khi con mèo lao vào taxi và chết.
(Ảnh: Internet)


Tự đặt ống thông tim mạch vào người

Nghe có vẻ điên rồ nhưng thực chất đã có người từng thực hiện thí nghiệm trên. Đó là Werner Theodor Otto Forssmann, một bác sĩ phẫu thuật người Đức. Ông đã mạo hiểm chính mạng sống khi đã tự gây tê và chèn một ống thông vào tĩnh mạch cánh tay của mình. May mắn là thí nghiệm của bác sĩ Forssmann đã thành công trong việc đưa ống thông tim mạch vào tim của chính mình. Với thành tựu này, ông giành giải Nobel Y học năm 1956.

Với thí nghiệm gây thót tim này, bác sĩ Forssmann đã giành một giải Nobel. (Ảnh: Internet)
Với thí nghiệm gây thót tim này, bác sĩ Forssmann đã giành một giải Nobel. (Ảnh: Internet)

Thí nghiệm sử dụng phương pháp “kiềm chế”


Với vật thí nghiệm là loài khỉ, các nhà khoa học đã khóa tay và nhốt chúng vào lồng hẹp, kín rồi ép lại. Bên cạnh đó, họ còn tiêm thuốc ketamine, thuốc an thần vào cơ thể chúng để hạn chế phản ứng chống cự.

Bất chấp những nỗi đau đớn loài khỉ phải chịu đựng, các chuyên gia tiếp tục sử dụng chất độc thần kinh để gây tổn thương cơ thể loài khỉ y như một bệnh nhân thật. Sau đó tiến hành thử nhiều loại thuốc nhằm chữa trị căn bệnh đó.

Chú khỉ đáng thương làm vật thí nghiệm. (Ảnh: Internet)
Chú khỉ đáng thương làm vật thí nghiệm. (Ảnh: Internet)

Theo Thế giới trẻ

Tin tức mới nhất