Những việc tưởng bình thường nhưng cũng có thể đe dọa tính mạng
Tự ý chữa bệnh hay chữa bệnh nghe theo trào lưu... là những việc làm hết sức nguy hiểm vì nó có thể đe dọa tính mạng chứ không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Dưới đây là 3 việc làm tưởng chừng đơn rất bình thường nhưng cũng có thể đe dọa tính mạng của nhiều người nếu làm không đúng cách.
Nặn mụn không đúng có thể dẫn đến tử vong
Nặn mụn trên mặt hay cơ thể tưởng chừng là việc dễ dàng, nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng…
Mụn thông thường khi được xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách hoặc nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng…
Ngoài ra, việc nặn mụn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều người sau khi xử lý các vết xước hay nặn mụn, thấy da xấu lại dùng các sản phẩn kem trộn, hoặc các loại kem che khuyết điểm phủ lên cục mụn… Điều này càng làm cho vết thương do mụn bị nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng. Vì thế theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn không chườm nóng hay lạnh lên vết sưng đỏ.
Theo bác sĩ Lê Ngọc Diệp (Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) chúng ta cần thận trọng với những mụn quanh miệng, đây được xem là “vùng tử thần” vì tĩnh mạch vùng quanh miệng nối liền với tĩnh mạch não. Do đó, tự ý nặn mụn vùng này có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng có thể bị nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa mụn, chúng ta nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Trường hợp mụn đinh râu, chỉ cần để yên đến khi cồi mụn chín muồi sẽ tự vỡ. Không nên tự ý mua thuốc trị mụn, nhất là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì không phải thuốc trị mụn nào cũng phù hợp với các loại da và trị được mụn. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, BS Diệp cho biết.
Nguy hiểm khi tự chữa bằng gạch nung nóng
Thay vì tìm đến bác sĩ nha khoa mỗi khi răng bị nhức, nhiều người lại tìm đến nhà thầy lang để nhờ "bắt con sâu răng" bằng cách nung nóng hòn gạch và thổi vào ống phễu với suy nghĩ: "bắt con sâu răng hiệu quả nhanh mà lại không đau. Đó thông tin trong thời gian qua được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo TS. BS Bùi Nguyên Kiểm, Trưởng khoa Nội bệnh viện Xanh Pôn, điều này không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, răng sâu là hậu quả của 3 yếu tố: men răng yếu, vi khuẩn xâm lấn và thức ăn tồn đọng. Sâu răng là hiện tượng xảy ra khi không vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn, các chất dinh dưỡng bám vào răng. Trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn sẽ lên men thức ăn và sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu. Sâu răng là do cả quá trình lên men do đó không thể có “con sâu răng” nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Sử dụng phương pháp "bắt con sâu răng" như nói trên rất nguy hiểm do dụng cụ sử dụng không được khử trùng. Trong khi đó, người bệnh đang bị đau răng, cộng với bị nhiễm thêm các vi khuẩn từ các dụng cụ bẩn sẽ càng nguy hiểm. Bởi các vi khuẩn cứ thế từ từ ăn sâu vào bên trong răng, theo đường tủy đi xuống phần xương bên dưới và ăn lan ra xung quanh sẽ gây nên các biến chứng về răng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng làm cho việc ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc.
Ngoài ra, cách làm này còn có thể gây ra viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tủy hàm khi viêm lan rộng gây nhiễm xuất huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ gây tử vong. Ngoài ra khi hít một lượng khói từ gạch nung nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ hô hấp của chúng ta.
Dùng dầu gió sai cách thậm chí gây tử vong
Hầu hết gia đình nào cũng có lọ dầu gió để trong nhà phòng lúc trái gió trở trời. Tuy nhiên, dầu gió không phải là thuốc chữa bệnh có thể dùng tùy tiện vì nếu dùng sai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não, thông, menthol.. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng,...
Tuy nhiên, theo DS Vũ Hữu Thịnh, trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở. Dầu gió còn có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng dầu gió cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp.
Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Ngoài ra, dầu gió chỉ được dùng để thoa ở ngoài da, không được dùng bằng đường uống vì tất cả các chế phẩm này đều có tinh dầu kích thích rất mạnh, có thể kích thích đường tiêu hóa, gây bỏng đường tiêu hóa…
Khi bôi dầu gió trên da cũng chỉ được bôi ở diện tích nhỏ, dùng ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt…. Không dùng nhiều hơn 4 lần trong ngày. Đặc biệt, không nên dùng thường xuyên và ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt, không bôi lên niêm mạc, vùng mắt.
Nặn mụn không đúng có thể dẫn đến tử vong
Nặn mụn trên mặt hay cơ thể tưởng chừng là việc dễ dàng, nhưng nếu không cẩn thận vẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bởi khi nặn mụn sẽ gây chảy máu, vi khuẩn qua vết nặn vào máu gây nên nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau như nhiễm trùng huyết, áp xe não, phổi, sốc nhiễm trùng…
Mụn thông thường khi được xử lý sai cách dễ bị phát triển thành mụn đinh râu. Loại mụn này thường xảy ra do việc nặn trứng cá, mụn nhọt không đúng cách hoặc nhổ râu, cạo râu bị chảy máu, xăm môi, ngoáy mũi bằng tay gây xước, dẫn đến nhiễm trùng…
Ngoài ra, việc nặn mụn trở nên trầm trọng hơn khi nhiều người sau khi xử lý các vết xước hay nặn mụn, thấy da xấu lại dùng các sản phẩn kem trộn, hoặc các loại kem che khuyết điểm phủ lên cục mụn… Điều này càng làm cho vết thương do mụn bị nhiễm khuẩn trở nên trầm trọng. Vì thế theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn không chườm nóng hay lạnh lên vết sưng đỏ.
Theo bác sĩ Lê Ngọc Diệp (Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) chúng ta cần thận trọng với những mụn quanh miệng, đây được xem là “vùng tử thần” vì tĩnh mạch vùng quanh miệng nối liền với tĩnh mạch não. Do đó, tự ý nặn mụn vùng này có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nặng có thể bị nhiễm trùng huyết, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa mụn, chúng ta nên giữ da thông thoáng bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, lau mồ hôi, không tự ý cào xước để tránh bị nhiễm trùng. Trường hợp mụn đinh râu, chỉ cần để yên đến khi cồi mụn chín muồi sẽ tự vỡ. Không nên tự ý mua thuốc trị mụn, nhất là sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì không phải thuốc trị mụn nào cũng phù hợp với các loại da và trị được mụn. Trong trường hợp mụn sưng to, kèm theo triệu chứng nóng, đỏ và đau nhức, sốt li bì, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, BS Diệp cho biết.
Nguy hiểm khi tự chữa bằng gạch nung nóng
Thay vì tìm đến bác sĩ nha khoa mỗi khi răng bị nhức, nhiều người lại tìm đến nhà thầy lang để nhờ "bắt con sâu răng" bằng cách nung nóng hòn gạch và thổi vào ống phễu với suy nghĩ: "bắt con sâu răng hiệu quả nhanh mà lại không đau. Đó thông tin trong thời gian qua được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo TS. BS Bùi Nguyên Kiểm, Trưởng khoa Nội bệnh viện Xanh Pôn, điều này không có cơ sở khoa học. Trên thực tế, răng sâu là hậu quả của 3 yếu tố: men răng yếu, vi khuẩn xâm lấn và thức ăn tồn đọng. Sâu răng là hiện tượng xảy ra khi không vệ sinh răng miệng sạch sau khi ăn, các chất dinh dưỡng bám vào răng. Trong điều kiện yếm khí, các vi khuẩn sẽ lên men thức ăn và sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu. Sâu răng là do cả quá trình lên men do đó không thể có “con sâu răng” nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Sử dụng phương pháp "bắt con sâu răng" như nói trên rất nguy hiểm do dụng cụ sử dụng không được khử trùng. Trong khi đó, người bệnh đang bị đau răng, cộng với bị nhiễm thêm các vi khuẩn từ các dụng cụ bẩn sẽ càng nguy hiểm. Bởi các vi khuẩn cứ thế từ từ ăn sâu vào bên trong răng, theo đường tủy đi xuống phần xương bên dưới và ăn lan ra xung quanh sẽ gây nên các biến chứng về răng như viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng làm cho việc ăn uống khó khăn, ngủ không yên giấc.
Ngoài ra, cách làm này còn có thể gây ra viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tủy hàm khi viêm lan rộng gây nhiễm xuất huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ gây tử vong. Ngoài ra khi hít một lượng khói từ gạch nung nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hệ hô hấp của chúng ta.
Dùng dầu gió sai cách thậm chí gây tử vong
Hầu hết gia đình nào cũng có lọ dầu gió để trong nhà phòng lúc trái gió trở trời. Tuy nhiên, dầu gió không phải là thuốc chữa bệnh có thể dùng tùy tiện vì nếu dùng sai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não, thông, menthol.. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng,...
Tuy nhiên, theo DS Vũ Hữu Thịnh, trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở. Dầu gió còn có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp. Vì vậy không được dùng dầu gió cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp.
Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có nguy cơ gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở, vì vậy không dùng dầu gió cho trẻ em dưới 2 tuổi, và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Ngoài ra, dầu gió chỉ được dùng để thoa ở ngoài da, không được dùng bằng đường uống vì tất cả các chế phẩm này đều có tinh dầu kích thích rất mạnh, có thể kích thích đường tiêu hóa, gây bỏng đường tiêu hóa…
Khi bôi dầu gió trên da cũng chỉ được bôi ở diện tích nhỏ, dùng ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt…. Không dùng nhiều hơn 4 lần trong ngày. Đặc biệt, không nên dùng thường xuyên và ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt, không bôi lên niêm mạc, vùng mắt.
Theo Trí thức trẻ
-
4 giờ trướcMột con cá sấu khổng lồ bất ngờ xuất hiện trên đường băng sân bay ở Florida.
-
8 giờ trướcHai nguyên liệu chính của món canh này là trứng và cà chua. Trong đó, cà chua cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng. Dưới đây là giá trị dinh dưỡng và cách nấu món canh bổ dưỡng này.
-
15 giờ trướcTrở lại Việt Nam sau thời gian về thăm quê, vị khách Tây làm ngay việc đầu tiên là đi ăn các món đường phố. Anh đã thử nhiều món vừa lạ vừa ngon, trong đó có thịt quay Tây Bắc.
-
16 giờ trướcNhiều người mắc phải tình trạng chảy nước dãi khi ngủ, đôi khi đây cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh.
-
19 giờ trướcLoại quả nhiệt đới quen thuộc với vị ngọt thanh và màu sắc hấp dẫn này không chỉ là món ăn tráng miệng ngon lành mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích đáng kinh ngạc.
-
1 ngày trướcDù tháng 11 đã cận kề nhưng những trận tuyết đầu mùa vẫn vắng bóng trên đỉnh Phú Sĩ, khiến nhiều du khách chờ đợi không khỏi bồn chồn.
-
1 ngày trướcDù chưa mở cửa, "thang dây tử thần" lơ lửng ở độ cao 1.500m nối 2 vách núi dựng đứng đang thu hút du khách ưa cảm giác mạnh trên khắp thế giới đăng ký trải nghiệm.
-
1 ngày trướcTháng 11 có khá nhiều ngày lễ, ngày kỷ niệm cả trong nước và quốc tế; cụ thể có những sự kiện nào trong tháng 11?
-
1 ngày trướcMột khách sạn hạng sang gần khu vực hồ Xuanwu ở thành phố Nam Kinh, Giang Tô, bất ngờ phải tiếp đón một "vị khách" không mời.
-
1 ngày trướcÍt ai biết rằng cảm hứng sáng tạo ra Doraemon lại đến từ một ngôi làng nhỏ bé nằm sâu trong nước Nhật.
-
1 ngày trướcMón tiết luộc giàu đạm hơn cả thịt lợn, thịt bò, là món ăn giúp bổ máu, thải độc, dưỡng phổi.
-
1 ngày trướcHạt tiêu rừng khô được bán ra với giá khoảng 300.000 đồng/kg, giờ đây đã thành đặc sản nổi tiếng của người dân vùng núi.
-
1 ngày trướcUBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, dù đã đi vào hoạt động kinh doanh hơn 30 năm, nhưng loại hình dịch vụ đạp vịt vẫn chưa được cấp phép hoạt động.
-
1 ngày trướcLoại quả này dù xanh hay chín đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Người Nhật Bản vẫn coi đó là món ăn trường thọ, đem ngâm giấm tốt đến bất ngờ mà bạn nên thử dưới đây.
-
1 ngày trướcJay Fai, nữ đầu bếp đường phố nổi tiếng hàng đầu ở Bangkok, gần đây gây xôn xao khi thông báo dự định "đóng cửa quán" trong tương lai gần để nghỉ hưu.
-
1 ngày trướcVị khách Tây di chuyển quãng đường khá xa từ phía bắc TP Đồng Hới (Quảng Bình) đến TP Huế để thưởng thức món đặc sản trứ danh mà anh cho rằng “ngon hơn phở”.
-
1 ngày trướcSau sự cố bất ngờ, những hành khách có mặt trên chuyến tàu lượn siêu tốc tại công viên Parque del Café ở Montenegro, đã phải bám vào đường ray, tự leo bộ xuống mặt đất.
-
2 ngày trướcMột nam thanh niên 23 tuổi đã bị voi hoang giẫm chết khi đang cố gắng chụp ảnh "tự sướng" (selfie) ở tiểu bang Maharashtra.
-
2 ngày trướcNhững thợ vẽ hoá trang thu về trung bình trên 1 triệu/đêm trong dịp lễ Halloween tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM)
Tin tức mới nhất
-
4 giờ trước
-
5 giờ trước
-
5 giờ trước
-
5 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
6 ngày trước