Phản ứng sau tiêm vaccine Pfizer có gì khác với vaccine AstraZeneca?

Theo TS BS. Nguyễn Huy Luân - Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tiêm vaccine nào cũng có phản ứng kể cả Pfizer hay AstraZeneca.

Phản ứng của vaccine Pfizer

BS Luân cho biết phản ứng sau tiêm vaccine Pfizer được ghi nhận đó là những phản ứng bất lợi thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi là đau tại vị trí tiêm (> 90%), kiệt sức và đau đầu (> 70%), đau cơ và ớn lạnh (> 40%), đau khớp và sốt (> 20%).

Các phản ứng bất lợi ở những người tiêm từ 16 tuổi trở lên là đau tại vị trí tiêm (>80%), kiệt sức (> 60%), đau đầu (> 50%), đau cơ và ớn lạnh (> 30%), đau khớp (> 20%), sốt và thường có cường độ nhẹ hoặc vừa và khỏi trong vòng một vài ngày sau khi tiêm vắc xin. 

Các phản ứng ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100)="" bao="" gồm:="" nổi="" hạch,="" các="" phản="" ứng="" quá="" mẫn="" (ví="" dụ:="" phát="" ban,="" ngứa,="" ban,="" mày="" đay,="" phù="" mạch),="" mất="" ngủ,="" đau="" chi,="" khó="" chịu;="" ngứa="" tại="" vị="" trí="">

Phản ứng sau tiêm của vắc xin AstraZeneca

Theo BS Luân phản ứng thường được ghi nhận là nhạy cảm đau chỗ tiêm (> 60%); đau chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi (> 50%); đau cơ, khó chịu (> 40%); sốt, ớn lạnh (> 30%); và đau khớp, buồn nôn (> 20%).

Phần lớn các phản ứng ngoại ý ở mức độ nhẹ đến trung bình và thường hết vài ngày sau khi tiêm. Đến ngày thứ 7, tỷ lệ các đối tượng có ít nhất một phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân tương ứng là 4% và 13%. Khi so sánh với liều đầu tiên, các phản ứng ngoại ý được báo cáo sau liều thứ hai nhẹ hơn và ít xảy ra hơn.

Các phản ứng ít gặp (≥ 1/1.000 đến < 1/100)="" bao="" gồm:="" nổi="" hạch,="" giảm="" cảm="" giác="" thèm="" ăn,="" chóng="" mặt,="" đau="" bụng,="" tăng="" tiết="" mồ="">

TS Luân cho rằng so sánh với vaccine  AstraZeneca thì các phản ứng đau tại chỗ và mệt mỏi sau tiêm vaccine Pfizer nhiều hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng như sốt và rối loạn tiêu hoá sau tiêm vaccine AstraZeneca lại nhiều hơn sau tiêm vaccine Pfizer.

Phản ứng sau tiêm vaccine Pfizer có gì khác với vaccine AstraZeneca?-1
Tiêm vắc xin cho người dân ở TP.HCM. 

Biến chứng thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vaccine  AstraZeneca có tỷ lệ 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Còn với vaccine Pfizer, tỷ lệ này là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất.

Người có bệnh mãn tính như rối loạn đông máu, tăng huyết áp, thoái hoá khớp..., bác sĩ Luân cho rằng chỉ tiêm khi bệnh mạn tính được điều trị ổn định và phải được khám sàng lọc kỹ, và cần được tiêm chủng vaccine Covid-19 tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.

Người bệnh không được tự ý ngừng thuốc đang điều trị vì lý do tiêm vaccine Covid-19, và ngày đi tiêm vaccine cần đem toa thuốc và bệnh án đang điều trị để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Vaccine Pfizer – BioNTech được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Quyết định 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021.

Bảo quản vaccine ở tuyến quốc gia ở nhiệt độ âm sâu -60⁰C đến -90⁰C cho đến khi hết hạn sử dụng 6 tháng; bảo quản và tiêm chủng vaccine ở tuyến tỉnh - huyện - điểm tiêm chủng ở nhiệt độ 2⁰C đến 8⁰C trong thời gian không quá 31 ngày.

Vaccine ở dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm. Mỗi lọ chứa 6 liều vaccine, tương đương 0,45 ml sau pha với 1,8 ml dung dịch pha loãng. Dung dịch dùng để pha loãng vaccine là dung dịch nước muối sinh lý NaCl 9‰.

Vaccine này tại Việt Nam hiện được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên. Đường tiêm: tiêm bắp. Liều lượng: 0,3 ml. Lịch tiêm: 2 mũi cách nhau từ 3 đến 4 tuần.

Khuyến cáo hiện nay của Bộ Y tế Việt Nam là sử dụng cùng một loại vắc xin phòng Covid-19 để tiêm đủ 2 liều cho cùng một đối tượng.

Theo Infonet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/phan-ung-sau-tiem-cua-vac-xin-pfizer-co-gi-khac-so-voi-vac-xin-astrazeneca-290198.html

COVID-19 vaccine

Tin tức mới nhất