Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?

Để tiết kiệm chi phí, nhiều nhà sản xuất ở Trung Quốc thường chọn cách tái sử dụng trang phục từ phim này sang phim khác.

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-1
 TVB hiện là nhà đài nổi tiếng bậc nhất với việc tái sử dụng phục trang trong các dự án phim tự sản xuất. Không ít bộ trang phục được cho ra lò cách đây cả chục năm, nhưng vẫn được đài bảo quản tốt và trưng dụng ở nhiều dự án sau này. Trong ảnh, thiết kế nữ diễn viên Tuyên Huyên diện khi đóng "Kỳ án nhà Thanh" 2010, thực chất là kiểu áo mặc lại của Xa Thi Mạn trong "Phụng Hoàng Lâu" cách đây 4 năm.

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-2
Bộ giá y cầu kỳ, tinh xảo có "tuổi đời" hơn 25 năm được TVB bảo quản kỹ lưỡng. Hỷ phục này xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh vào năm 1994 trong "Thiên tử chư long". 5 năm sau, trang phục được truyền tay cho Tuyên Huyên ở bộ phim "Trò chơi may rủi". Lần cuối cùng nó xuất hiện trên màn ảnh là vào ngày đại hỷ của nữ diễn viên Đặng Tụy Văn trong "Xứng danh tài nữ" năm 2009

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-3
Loạt y phục cổ trang được TVB đặt may vào đầu năm 2000 để phục vụ cho dự án ăn khách "Cỗ máy thời gian" (ảnh bên trái), về sau, đều được trưng dụng lại trong nhiều dự án như "Ỷ thiên đồ long ký", "Hán Sở kiêu hùng" (2004), "Vua thảo dược" (2005).

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-4
Không chỉ đồ cổ trang, mà quần áo thời hiện đại cũng được nhà đài Hong Kong tái sử dụng. Chiếc áo cổ lọ màu hồng được khán giả phát hiện từng kinh qua 4 bộ phim khác nhau trong 6 năm là "Bao la vùng trời" (2003), "Bố mẹ bất đắc dĩ" (2004), "Phụng Hoàng Lâu" (2006) và "A Chip Off the Old Block" (2009). Trong khi đó, trang phục của nữ cũng thường được TVB đặt may với mùa sắc trang nhã, phù hợp với mọi lứa tuổi để có thể sử dụng nhiều lần. Giang Nhược Lâm và Thái Thiếu Phân "đụng hàng" chiếc váy dạ hội màu bạc trong cùng một năm trên màn ảnh nhỏ.

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-5
Bên cạnh TVB, ở một số dự án "cùng một mẹ" sản xuất trang phục cũng được truyền tay nhau giữa các thế hệ diễn viên. Ở loạt tác phẩm của nữ sĩ Quỳnh Dao khán giả dễ dàng nhận thấy sự trùng lặp về phục trang.​​​​​​​

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-6
Bộ xiêm y màu hồng từng được cả ba nhân vật chính Kim Tỏa, Tiểu Yến Tử, Hạ Tử Vi mặc trong "Hoàn Châu cách cách" 1997. 4 năm trước, nó từng được Trần Đức Dung diện trong "Tam độ mai"​​​​​​​

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-7
Tại Trung Quốc, tình trạng diễn viên "đụng hàng", đặc biệt là y phục cổ trang trên phim cũng diễn ra thường xuyên. Váy áo của Hoắc Tư Yến mặc vào đời Thuận Trị trước đó bỗng "xuyên không" đến đời Càn Long trong phim của Huỳnh Dịch.​​​​​​​

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-8
Hai mỹ nhân của showbiz Hoa ngữ là Phạm Băng Băng và Dương Dung bất phân thắng bại trong cuộc chiến nhan sắc khi diện cùng một thiết kế. Bộ y phục hoàng hậu này từng được Phạm Gia mặc trong bộ phim "Họa khuông mỹ nhân" 2017. Một năm sau, nó được ê-kíp "Thiếu niên thiên tử" tái dùng.

Phim đóng máy, trang phục trên màn ảnh được dùng làm gì?-9
Để tránh bị phát giác việc tái sử dụng trang phục qua nhiều phim, nhà sản xuất thường đánh lừa khán giả bằng cách thay đổi kiểu tóc hoặc thêm vào các phụ kiện, trang sức nhằm giúp cho xiêm y trở nên mới lạ hơn.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://zingnews.vn/phim-dong-may-trang-phuc-tren-man-anh-duoc-dung-lam-gi-post1074575.html

phim cổ trang tvb

Tin tức mới nhất