Phim về quái vật Na Uy gây thất vọng
"Troll" - phim truyền hình về quỷ đá khổng lồ xứ Bắc Âu - bám sát công thức làm phim quái vật của Hollywood, thiếu sự sáng tạo.
* Lưu ý: Bài viết tiết lộ một phần nội dung phim
Thể loại: Giả tưởng, hành động
Đạo diễn: Roar Uthaug
Diễn viên: Ine Marie Wilmann, Kim Falck, Mads Sjogard Pettersen
Đánh giá: 7/10
Sau khi ra mắt trên nền tảng trực tuyến, Troll do Roar Uthaug đạo diễn nhanh chóng nằm trong top phim được xem nhiều nhất tháng 12.
Tác phẩm nhận nhiều đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes, với tỷ lệ yêu thích tới 91%. Phần lớn nhà phê bình khen ngợi kỹ xảo và ý tưởng táo bạo, song chê trách kịch bản phim thiếu tính nguyên bản.
Kết hợp phong cách làm phim Godzilla và văn hóa bản địa
Nora Tidemann (Ine Marie Wilmann) từ thuở bé đã cùng cha đi leo núi, được ông kể nhiều giai thoại của loài troll. Cha cô tin rằng, những truyền thuyết dân gian chính là sự thật bị che giấu qua thời gian.
Nhiều năm sau, Nora trở thành một nhà cổ sinh vật học có tiếng. Lúc này, việc chính phủ xây dựng một đường hầm đi xuyên qua núi Dovre đã vô tình đánh thức một sinh vật đá khổng lồ.
Nora được giao nhiệm vụ hợp tác với trợ lý của Thủ tướng Andreas Isaksen (Kim Falck) và Đại úy Kristoffer Holm (Mads Sjogard Pettersen) để tìm cách vô hiệu hóa con quái vật, trước khi nó tiến vào thành phố đông dân cư.
Tác phẩm được đạo diễn Roar Uthaug ấp ủ ý tưởng từ cách đây hai thập kỷ. Uthaug lớn lên cùng những câu chuyện thần thoại xứ Bắc Âu, trong đó chuyện về loài troll luôn khiến anh hứng thú và muốn đưa lên màn ảnh.
Theo dân gian, có hai loại Troll: jontar – có hình dạng khổng lồ và huldrefolk – các quỷ lùn. Theo nhiều dị bản, loài quỷ này thường sống ở những khu vực biệt lập (đá, núi, rừng, hang động,...) theo đơn vị nhỏ, khá tàn ác với con người.
VFX (kỹ xảo hình ảnh) của phim được chăm chút. Ở tác phẩm mới, troll là quỷ đá có tạo hình khá sát với loài jontar, với cơ thể to sừng sững ẩn mình trong những rặng núi hùng vỹ.
Uthaug mang đến một cấu trúc giải phẩu học hợp lý cho quái vật, với phần da thịt được cấu tạo từ đất đá, bộ lông rậm rạp từ rễ cây,... Troll sở hữu hình dáng của tự nhiên tạo nên cảm giác chân thực. Chuỗi biểu cảm khuôn mặt đa dạng cũng mang đến cá tính nhất định cho sinh vật này.
Hình ảnh trong phim có chất lượng ngang tầm bom tấn Hollywood.
Điểm yếu ở khâu kịch bản
Tên tuổi của đạo diễn Roar Uthaug được biết đến qua các phim hành động, giả tưởng như Tomb Raider The Wave, Cold Prey,... Vì vậy, Troll làm tốt phần hình ảnh, với những trường đoạn hoành tráng và dữ dội không thua kém phim Hollywood.
Bên cạnh đó, tác phẩm sử dụng công thức kể chuyện của dòng Kaiju - quái vật khổng lồ. Đây là con dao hai lưỡi khi dễ dàng thu hút được lượng lớn sự quan tâm từ giới mộ điệu, song cũng khiến phim dễ đoán.
Theo nhiều ý kiến đánh giá, Troll giống như một nồi lẩu thập cẩm kết hợp từ nhiều bom tấn nổi tiếng như Godzilla (1998) của Roland Emmerich, King Kong (2005) của Peter Jackson nhưng không kịch tính bằng.
Chưa hết, kịch bản của Uthaug cũng thiếu đi chiều sâu. Hơn nửa thời lượng, những gì khán giả biết về troll chỉ gói gọn ở thông tin đây là một yêu tinh khổng lồ đang tiến vào thành phố Oslo.
Loài sinh vật có thể ngửi được máu, giật mình khi nghe thấy tiếng chuông nhà thờ và dường như có thể ngửi thấy mùi của những người Cơ đốc giáo.
Nhưng đến cuối, bộ phim cũng không đưa ra lý giải hợp lý về các đặc tính này, không bám víu vào câu nói "theo như thần thoại".
Cuộc đụng độ giữa troll và phe chính phủ cũng gây nhiều thất vọng khi thiếu đi tính logic và nhân văn. Những người cầm đầu đất nước chỉ chăm chú bắn phá mà gạt bỏ đi việc tìm hiểu gốc rễ của thế lực to lớn, gắn liền với Mẹ Thiên Nhiên này.
Việc thiếu mục tiêu rõ ràng cùng nhiều câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ cản trở đà phát triển câu chuyện của phim, dễ khiến người xem hụt hẫng.
Đúng với tinh thần của một bộ phim quái vật, Troll cũng cài cắm thông điệp về bảo vệ môi trường. Mặc kệ sự phản đối của người dân, chính phủ vẫn cho nổ núi làm đường tàu đã làm thức tỉnh quỷ núi và khiến thành phố bị tàn phá, đe dọa trực tiếp tới mạng sống của người dân.
Sự bất chấp hệ lụy phá hủy hệ sinh thái sẽ khiến cho thiên nhiên nổi giận và con người phải trả cái giá đắt. Tuy nhiên, thông điệp bị khai thác hời hợt, không đưa ra hướng giải quyết mới cho người xem.
Trước Troll, Na Uy cũng đã sử dụng chất liệu về loài sinh vật dân gian này trong Trollhunter (2010) của đạo diễn André Øvredal. Trái ngược với phần phim năm 2022, kỹ xảo của Trollhunter có nhiều hạn chế.
Song, nội dung tác phẩm logic và gọn gàng, đồng thời tạo cảm giác chân thực đến nghẹt thở hơn nhờ phong cách giả tài liệu.
Tạo hình quỷ khổng lồ trong Trollhunter.
Nhìn chung, Troll vẫn làm tốt vai trò của một bộ phim về quái vật khổng lồ. Mặc dù vẫn chưa có kế hoạch cho phần tiếp theo, những nhiều khán giả vẫn hy vọng cốt truyện của Troll sẽ được phát triển và sở hữu vũ trụ của riêng mình.
Theo Zing
-
8 phút trước“Hidden Face” có tài tử Song Seung Hun đóng chính vượt mốc một triệu lượt người xem, trở thành bộ phim 19+ Hàn Quốc ăn khách nhất trong 5 năm.
-
1 giờ trướcPhim "Mẹ lao công học yêu" vừa lên sóng đã bị chỉ trích vì tình tiết đạo nhái phim Trung Quốc. Khán giả chê lời thoại của phim sến sẩm, gượng gạo, ê-kíp cố làm phim thảm họa để câu tương tác.
-
2 giờ trướcChuyện gì mà khiến Trấn Thành phải vào "check var" ngay thế này?
-
12 giờ trướcNăm 2024, Triệu Lệ Dĩnh có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của mình.
-
17 giờ trướcTập 8 'Khi điện thoại đổ chuông' chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
-
22 giờ trướcTạp chí Time của Mỹ đã chọn ra 10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay nhất năm. Điều này chứng minh sự bành trướng của các tác phẩm nội dung tiếng Hàn ở thị trường Mỹ.
-
1 ngày trướcNhiều ý kiến cho rằng đạo diễn "Công tử Bạc Liêu" cần nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm vì đã xây dựng một tác phẩm hời hợt, thiếu chiều sâu và làm méo mó đi hình tượng nhân vật vốn quen thuộc với người dân.
-
1 ngày trướcSao nữ gây tiếc nuối vì sa đà vào việc chỉnh sửa nhan sắc dẫn tới khuôn mặt bị biến chứng.
-
1 ngày trướcSao cấp S của showbiz Việt tung dự án mới ngay thời điểm Phương Lan vướng ồn ào.
-
1 ngày trướcTrấn Thành khẳng định bản thân chưa từng so sánh mình với bất kỳ ai chứ đừng nói đến "vua hài" như Châu Tinh Trì.
-
1 ngày trướcTrấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết.
-
1 ngày trướcPhim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.
-
1 ngày trước"Mufasa: Vua sư tử" được kỳ vọng mang đến góc nhìn mới cho thương hiệu hoạt hình đình đám. Song, nội dung phim lại thiếu sáng tạo và không đủ chiều sâu nên chưa thể ghi điểm với giới phê bình.
-
2 ngày trướcThương Tín lúc hoàng kim có 4 vai diễn nhận được nhiều yêu mến của khán giả. Đó là những vai diễn nào?
-
2 ngày trướcTrấn Thành chính thức nhắc đến tin đồn Negav bị cắt vai, không còn được xuất hiện trong phim Tết "Bộ tứ báo thủ".
-
2 ngày trướcTừng được mệnh danh là mỹ nam màn ảnh nhưng Lý Dịch Phong đã bỏ bê chăm chút khiến ngoại hình sa sút thấy rõ.
-
2 ngày trướcThời gian qua, nhiều nàng hậu nổi tiếng của showbiz Việt chuyển hướng khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh, song không phải ai cũng thành công.
-
2 ngày trướcPhim với tựa đề "Công tử Bạc Liêu" nhưng lại xây dựng nhân vật mang những cái tên hư cấu, hời hợt về chiều sâu giá trị tác phẩm thông qua những thước phim.
Tin tức mới nhất
-
2 giờ trước