'Rùng mình' sự thật những chiếc thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu, 99% nhà nào cũng mắc

Bạn có biết, nếu chỉ dùng một chiếc thớt để thái cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín.

Nhiều người lầm tưởng chỉ cần chà rửa theo cách thông thường bằng nước rửa chén có thể tẩy đi hết vết dơ, bụi bẩn bám trên mặt thớt. Ít ai biết nếu không vệ sinh đúng, đồ vật tưởng chừng vô hại này sẽ lây lan nguy cơ mắc bệnh đến thức ăn và rồi chui vào cơ thể chúng ta qua đường tiêu hoá.

"Dùng chiếc thớt quá lâu và chỉ dùng một thớt cho các loại thức ăn là sai lầm của nhiều người", phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết.

Rùng mình sự thật những chiếc thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu, 99% nhà nào cũng mắc-1

Thớt là một hỗn hợp tất cả loại thực phẩm bám vào và không được vệ sinh sạch sẽ. Khi băm chặt thức ăn, mảnh vụn bám lại trên mặt thớt lâu ngày biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong số này có vi khuẩn Salmonella gây viêm dạ dày, viêm ruột, sốt thương hàn. Vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy. Đặc biệt, độc tố aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất.

"Aflatoxin hình thành các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào gây ung thư", ông Thịnh nhấn mạnh. Lau chùi rửa bình thường không thể làm sạch aflatoxin.

Ngoài ra, nếu chỉ dùng một chiếc thớt để thái cả thức ăn sống lẫn thức ăn chín, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn sống sang thức ăn chín. Nhiều gia đình dùng thớt hai mặt, một mặt thái đồ sống, mặt thớt còn lại thái đồ chín, khả năng nhiễm khuẩn càng dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa...

Trước đó, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng: “Bề mặt thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu.” Vì vậy, không có lý do gì mà bạn lại bỏ qua những phương pháp làm sạch thớt triệt để sau đây để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình của mình.

Cách sử dụng thớt đúng cách

1. Chọn loại gỗ tốt

Rùng mình sự thật những chiếc thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu, 99% nhà nào cũng mắc-2

Thớt gỗ với độ đàn hồi cao là lựa chọn tối ưu của chị em khi chọn một sản phẩm để băm, chặt thức ăn. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm khó tránh khỏi là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục.

Vì vậy, bạn nên chú ý mua những chiếc thớt gỗ có độ đàn hồi cao và tốt. Đừng nên tiếc tiền mà chọn những loại rẻ hơn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

2. Ngâm thớt trong muối mặn

Nhiều gia đình có thói quen dùng thớt ngay sau khi mua về. Tốt nhất bạn nên làm thêm một công đoạn nữa là ngâm thớt gỗ mới mua vào nước muối theo tỷ lệ 200gr/1 lít nước.

Lâu lâu trong quá trình sử dụng, bạn có thể làm sạch thớt bằng xà phồng và rải muối lên. Cách này vừa giúp thớt của bạn sạch và sáng hơn, vừa giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.

3. Loại bỏ mùi hôi bằng chanh

Rùng mình sự thật những chiếc thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu, 99% nhà nào cũng mắc-3

Thớt là nơi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà cả gia đình ăn hằng ngày. Đôi khi những nguyên liệu như hành, tỏi, thịt sống hay cá,… để lại mùi hôi khá nặng.

Theo trang The Kitchen giải thích, nếu muối đóng vai trò là cái chổi giúp đẩy hết chất bẩn thì nước chanh diệt khuẩn và khử mùi. Với nửa quả chanh cọ sát lên bề mặt thớt, vấn đề sẽ được giải quyết ngay lập tức.

4. Thay thớt sau 6-8 tháng

Rùng mình sự thật những chiếc thớt bẩn gấp 200 lần bồn cầu, 99% nhà nào cũng mắc-4

Dù là thớt gỗ hay thớt nhựa, sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.

Giải pháp đưa ra: với thớt dành cho đồ ăn chín, hoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.\

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn


mẹo nấu ăn nấu ăn

Tin tức mới nhất