Tiếp viên hàng không: Cao thủ buôn lậu vàng xuyên quốc gia
Mặc dù được hưởng mức lương khá cao nhưng một số phi công, tiếp viên hàng không Việt Nam vẫn lợi dụng đặc thù nghề nghiệp để buôn lậu, vận chuyển trái phép tiền, vàng, đồ công nghệ..
Sức hút của vàng
Vụ việc 2 hành khách trên chuyến bay VN 416 khởi hành lúc 23h40' ngày 26/7 từ Việt Nam đi Hàn Quốc vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ do vận chuyển trái phép 3kg vàng, tương đương 80 cây vàng, trong đó có 1 người là tiếp viên hàng không, đang khiến dư luận xôn xao.
Hai vị khách này là Nguyễn Ngọc Sang, SN 1986 và Hoàng Thị Ngọc Anh, SN 1982, cùng khai báo trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đáng chú ý, Ngọc Anh có nghề nghiệp là tiếp viên hàng không. Cả 2 vị khách trên thừa nhận đã không khai báo hải quan gói vàng nguyên liệu trên. Mục đích là sẽ chuyển vàng từ Việt Nam sang Hàn Quốc để bán kiếm lời.
Để mang được toàn bộ số vàng trên lên máy bay trót lọt, Ngọc Anh đã nhận được sự trợ giúp của một nhân viên an ninh mặt đất, thuộc Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO). Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Trước vụ việc này, đã có không ít vụ tiếp viên, phi công Việt Nam bị bắt vì hành vi vận chuyển, buôn lậu vàng.
Gần đây nhất là vụ mang lậu 6kg vàng vào Hàn Quốc ngày 10/3/2015. Theo đó, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (số bằng lái 29836) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong sau khi hoàn thành chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae (Pusan, Hàn Quốc), đã bị phát hiện giấu 6 kg (6 thỏi vàng, mỗi thỏi vàng là 1 kg) dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay. Trong đó, tiếp viên Phong giấu 2 thỏi và cơ trưởng Dũng giấu 4 thỏi vàng.
Hay, giữa tháng 11/2009, khi chuyến bay VN937 hành trình Seoul (Hàn Quốc) - Hà Nội chuẩn bị cất cánh, lực lượng hải quan sân bay Incheon phát hiện trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên có 20 lượng vàng.
Cũng trong năm 2009, một tiếp viên của Việt Nam cũng bị hải quan Hàn Quốc “cấm” xuất cảnh vì trên cổ đeo nhiều dây chuyền vàng to bất thường.
Không chỉ ở Hàn Quốc, thị trường Hồng Kông cũng từng bị các tiếp viên Việt Nam “làm nóng” vì vàng. Điển hình là cuối năm 2009, chuyến bay VN791 từ Hồng Kông về Hà Nội được nhân viên mặt đất phát hiện có 6,4 kg vàng đựng trong túi giấy đặt dưới ghế của lái phụ. 11 thành viên phi hành đoàn đang trên đường về nhà bị gọi lại để làm rõ nguồn gốc số vàng nói trên nhưng không ai nhận của mình.
Vào năm 2002, dư luận trong nước rúng động trước vụ vận chuyển hàng lậu bị phát hiện sáng 16/5/2002, trên chuyến bay từ Dubai về Hà Nội. Khoảng 7kg vàng cùng gần 400 điện thoại di động được giấu trong túi đựng đồ ăn thừa. 9 tiếp viên hàng không đã bị đình chỉ sau khi vụ việc phát hiện.
Buôn lậu, xách tay hàng công nghệ
Ngoài những vụ buôn lậu vàng trên các đường bay khu vực Đông Bắc Á, tiếp viên và phi công Việt Nam từng bị bắt giữ khá nhiều lần tại Úc và Nhật Bản do vận chuyển “tiền đen” và hàng trộm cắp, các đường bay châu Âu “nóng” với tình trạng buôn lậu điện thoại của thành viên phi hành đoàn.
Năm 2014, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 Yen Nhật (tương đương 25,7 triệu VNĐ) khi đi trên xe dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến sân bay Quốc tế Kansai từ tháng 9/2013.
Cuối tháng 9/2013, lực lượng an ninh Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài phát hiện và tạm giữ 50 chiếc điện thoại iPhone 5S còn nguyên đai nguyên kiện do tiếp viên phó Bùi Ngọc Tuấn (SN 1977) vận chuyển trái phép qua đường hàng không trên chuyến bay VN1106 từ Paris (Pháp) về Hà Nội.
Tháng 4/2012, tiếp viên Thái Anh Tiến (31 tuổi) tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu là đồ điện tử từ Australia về Việt Nam tiêu thụ, khi qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TP.HCM thì số hàng vận chuyển trái phép này bị phát hiện và bắt giữ. Ngoài ra, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã lần theo các dấu vết từ tháng 10/2008 và xác định có khoảng 400 kiện hàng đã được hơn 30 tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển trái phép từ Australia về Việt Nam, do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu.
Cuối năm 2008, cơ phó Đặng Xuân Hợp bị hải quan Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép,...
Cũng trong năm 2008, hãng hàng không cũng buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Australia. Cùng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác là Trần Đình Đang bị cơ quan an ninh Australia bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000 USD).
Những vụ tiếp viên, phi công Việt Nam bị bắt giữ vì buôn lậu đã gây ảnh hưởng lớn tới hình ảnh của hàng không Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, bất chấp việc các hãng bay trong nước đã ban hành những quy định ngặt nghèo để hạn chế các hoạt động phi pháp trên.
Chẳng hạn, ngoài những quy định về nghiệp vụ và đạo đức đã ban hành, hãng hàng không còn yêu cầu 100% phi công, tiếp viên ký cam kết không buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu; mức độ kỷ luật đối với cá nhân vi phạm cũng rất nặng (cho nghỉ việc hoặc đình bay cả năm, thiệt hại cả tỷ đồng thu nhập).
Song thực tế, nhiều tiếp viên vẫn không “kiềm chế” được trước sức hút của đồng tiền đã lợi dụng đặc thù nghề nghiệp để buôn lậu. Hình thức vi phạm của họ ngày càng tinh vi, thậm chí có người còn gửi đồ nhờ khách hàng cầm hộ để tránh sự chú ý theo dõi của cơ quan chức năng.
Vụ việc 2 hành khách trên chuyến bay VN 416 khởi hành lúc 23h40' ngày 26/7 từ Việt Nam đi Hàn Quốc vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ do vận chuyển trái phép 3kg vàng, tương đương 80 cây vàng, trong đó có 1 người là tiếp viên hàng không, đang khiến dư luận xôn xao.
Hai vị khách này là Nguyễn Ngọc Sang, SN 1986 và Hoàng Thị Ngọc Anh, SN 1982, cùng khai báo trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đáng chú ý, Ngọc Anh có nghề nghiệp là tiếp viên hàng không. Cả 2 vị khách trên thừa nhận đã không khai báo hải quan gói vàng nguyên liệu trên. Mục đích là sẽ chuyển vàng từ Việt Nam sang Hàn Quốc để bán kiếm lời.
Tiếp viên bị phát hiện cất giấu trái phép vàng lậu
Để mang được toàn bộ số vàng trên lên máy bay trót lọt, Ngọc Anh đã nhận được sự trợ giúp của một nhân viên an ninh mặt đất, thuộc Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO). Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Trước vụ việc này, đã có không ít vụ tiếp viên, phi công Việt Nam bị bắt vì hành vi vận chuyển, buôn lậu vàng.
Gần đây nhất là vụ mang lậu 6kg vàng vào Hàn Quốc ngày 10/3/2015. Theo đó, cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (số bằng lái 29836) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong sau khi hoàn thành chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae (Pusan, Hàn Quốc), đã bị phát hiện giấu 6 kg (6 thỏi vàng, mỗi thỏi vàng là 1 kg) dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay. Trong đó, tiếp viên Phong giấu 2 thỏi và cơ trưởng Dũng giấu 4 thỏi vàng.
4kg vàng tang vật thu được trong giày của nhân viên phi hành đoàn
Hay, giữa tháng 11/2009, khi chuyến bay VN937 hành trình Seoul (Hàn Quốc) - Hà Nội chuẩn bị cất cánh, lực lượng hải quan sân bay Incheon phát hiện trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên có 20 lượng vàng.
Cũng trong năm 2009, một tiếp viên của Việt Nam cũng bị hải quan Hàn Quốc “cấm” xuất cảnh vì trên cổ đeo nhiều dây chuyền vàng to bất thường.
Không chỉ ở Hàn Quốc, thị trường Hồng Kông cũng từng bị các tiếp viên Việt Nam “làm nóng” vì vàng. Điển hình là cuối năm 2009, chuyến bay VN791 từ Hồng Kông về Hà Nội được nhân viên mặt đất phát hiện có 6,4 kg vàng đựng trong túi giấy đặt dưới ghế của lái phụ. 11 thành viên phi hành đoàn đang trên đường về nhà bị gọi lại để làm rõ nguồn gốc số vàng nói trên nhưng không ai nhận của mình.
Vào năm 2002, dư luận trong nước rúng động trước vụ vận chuyển hàng lậu bị phát hiện sáng 16/5/2002, trên chuyến bay từ Dubai về Hà Nội. Khoảng 7kg vàng cùng gần 400 điện thoại di động được giấu trong túi đựng đồ ăn thừa. 9 tiếp viên hàng không đã bị đình chỉ sau khi vụ việc phát hiện.
Buôn lậu, xách tay hàng công nghệ
Ngoài những vụ buôn lậu vàng trên các đường bay khu vực Đông Bắc Á, tiếp viên và phi công Việt Nam từng bị bắt giữ khá nhiều lần tại Úc và Nhật Bản do vận chuyển “tiền đen” và hàng trộm cắp, các đường bay châu Âu “nóng” với tình trạng buôn lậu điện thoại của thành viên phi hành đoàn.
Năm 2014, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc bị cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 Yen Nhật (tương đương 25,7 triệu VNĐ) khi đi trên xe dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến sân bay Quốc tế Kansai từ tháng 9/2013.
Cuối tháng 9/2013, lực lượng an ninh Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài phát hiện và tạm giữ 50 chiếc điện thoại iPhone 5S còn nguyên đai nguyên kiện do tiếp viên phó Bùi Ngọc Tuấn (SN 1977) vận chuyển trái phép qua đường hàng không trên chuyến bay VN1106 từ Paris (Pháp) về Hà Nội.
Tháng 4/2012, tiếp viên Thái Anh Tiến (31 tuổi) tham gia đường dây vận chuyển hàng lậu là đồ điện tử từ Australia về Việt Nam tiêu thụ, khi qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất - TP.HCM thì số hàng vận chuyển trái phép này bị phát hiện và bắt giữ. Ngoài ra, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã lần theo các dấu vết từ tháng 10/2008 và xác định có khoảng 400 kiện hàng đã được hơn 30 tiếp viên hàng không tham gia vận chuyển trái phép từ Australia về Việt Nam, do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu.
Cuối năm 2008, cơ phó Đặng Xuân Hợp bị hải quan Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép,...
Cũng trong năm 2008, hãng hàng không cũng buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Australia. Cùng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác là Trần Đình Đang bị cơ quan an ninh Australia bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000 USD).
Những vụ tiếp viên, phi công Việt Nam bị bắt giữ vì buôn lậu đã gây ảnh hưởng lớn tới hình ảnh của hàng không Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, bất chấp việc các hãng bay trong nước đã ban hành những quy định ngặt nghèo để hạn chế các hoạt động phi pháp trên.
Chẳng hạn, ngoài những quy định về nghiệp vụ và đạo đức đã ban hành, hãng hàng không còn yêu cầu 100% phi công, tiếp viên ký cam kết không buôn lậu hoặc tiếp tay cho buôn lậu; mức độ kỷ luật đối với cá nhân vi phạm cũng rất nặng (cho nghỉ việc hoặc đình bay cả năm, thiệt hại cả tỷ đồng thu nhập).
Song thực tế, nhiều tiếp viên vẫn không “kiềm chế” được trước sức hút của đồng tiền đã lợi dụng đặc thù nghề nghiệp để buôn lậu. Hình thức vi phạm của họ ngày càng tinh vi, thậm chí có người còn gửi đồ nhờ khách hàng cầm hộ để tránh sự chú ý theo dõi của cơ quan chức năng.
Theo Vietnamnet
-
2 giờ trướcCông an đã bắt nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy trên đường với tốc độ cao, hò hét và kéo lê các tuýp sắt hàn dao phóng lợn xuống đường gây khiếp sợ cho người dân.
-
3 giờ trướcTin và làm theo kẻ tự xưng là công an, bà L. ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo nhằm đồng bộ dữ liệu dân cư cho con và quét nhận diện khuôn mặt trên điện thoại, để rồi bị lừa hơn 100 triệu đồng.
-
4 giờ trướcDo số lượng hài cốt nhiều, đơn vị thi công phải di chuyển sang khu vực vườn hoa trước cửa Trường Đại học Công Đoàn (Hà Nội) để tiếp tục thu gom. Cơ quan chức năng đã tạm dừng thu gom vì hết tiểu.
-
4 giờ trướcKhi đang nằm võng ở quán cà phê để nghỉ ngơi, ông Toàn bị bạn mang dao chém tới tấp, hậu quả đứt lìa ngón tay.
-
5 giờ trướcLãnh đạo UBND xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh chết người xảy ra trên địa bàn.
-
5 giờ trướcDự báo thời tiết 22/11/2024, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa to đến rất to trong hôm nay và ngày mai, cục bộ có nơi mưa trên 300mm. Bắc Bộ và Thanh Hóa rét về đêm và sáng sớm.
-
6 giờ trướcTheo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
-
18 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
18 giờ trướcQuá trình cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội), lực lượng công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt nằm ở độ sâu gần 1m.
-
18 giờ trướcBị tuyên phạt chung thân vì liên quan tới vụ Vạn Thịnh Phát, cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn mong được xem xét thêm những tình tiết giảm nhẹ mới để có thể sớm trở về với gia đình và điều trị bệnh.
-
21 giờ trướcMột người đàn ông được phát hiện đã tử vong trong tư thế treo cổ tại nghĩa trang phường Chi Lăng, TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), cạnh ngôi mộ của người cha.
-
22 giờ trướcLực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
-
22 giờ trướcTrường THPT Nông Cống 2 (Thanh Hóa) đã đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học 2 tuần đối với nhóm nữ sinh đánh bạn cùng trường gãy đốt sống cổ.
-
22 giờ trướcLực lượng chức năng đã kiểm tra bất ngờ vũ trường New MDM ở Hải Phòng, phát hiện 26 ‘dân chơi’ dương tính với ma túy.
-
23 giờ trướcSau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở Quảng Nam nghĩ rằng mình bị người đi đường "nhìn đểu" nên đã giở thói côn đồ, dùng dao đâm nạn nhân.
-
1 ngày trướcCông an TP Hà Nội cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông làm 555 người chết.
-
1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
1 ngày trướcChính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang huy động người, phương tiện để tổ chức tìm kiếm 2 người bị mất tích sau khi xe chở rác húc văng thành cầu, rơi xuống sông.
-
1 ngày trướcLợi dụng cả xóm đang tổ chức ngày hội đại đoàn kết, Hợi đã đi đường rừng, đứng trên đồi và ném 2 chai hóa chất xuống ao cá của bị hại.
-
1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và chuyển thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
10 ngày trước
-
10 ngày trước