Tướng Lê Chiêm lên tiếng về phát ngôn ‘cán bộ chia lương khô cứu trợ'
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết tình trạng “cán bộ chia nhau lương khô cứu trợ làm quà" từng được phát hiện trước đây chứ không phải thực tế đang xảy ra ở Quảng Trị.
Trong cuộc làm việc của Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình với tỉnh Quảng Trị ngày 22/10, thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đề cập đến việc “cán bộ cấp cơ sở chia nhau lương khô cứu trợ làm quà”, đồng thời nhắc nhở, lưu ý địa phương không được để xảy ra hiện tượng này.
Phát ngôn này ngay lập tức gây chú ý trong dư luận. Bên hành lang Quốc hội chiều 23/10, thượng tướng Lê Chiêm giải thích rõ hơn phát ngôn của mình.
Có tình trạng dùng hàng cứu trợ không đúng mục đích
- Thưa ông, phát ngôn “một số cán bộ cơ sở chia nhau lương khô cứu trợ làm quà” của ông vừa qua được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh cả nước đều đang hướng về miền Trung, ủng hộ miền Trung vượt qua mưa lũ. Ông có thể giải thích rõ hơn?
Tôi là dân miền Trung, việc cứu hộ, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo cứu nạn ở địa bàn miền Trung rất nhiều cấp, từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quân khu và Bộ Quốc phòng. Các lần giải quyết nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn sau những đợt bão lụt, các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là quân đội đã tham gia tích cực, từ cơ sở vật chất đến lực lượng, con người, phương tiện. Họ luôn có mặt kịp thời để tham gia cùng lãnh đạo chính quyền địa phương và các đơn vị để cả hệ thống chính trị tham gia cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Cái này được nhân dân đánh giá rất tốt. Nhưng vấn đề rút ra là việc đưa hàng cứu trợ đến người dân có nơi, có lúc không tổ chức chặt chẽ, không đến nơi đến chốn, hàng không đến người dân, thời gian chậm, chất lượng thấp.
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: TTXVN.
Ngoài ra, có tình trạng sử dụng hàng hóa ở một số địa phương không đúng mục đích. Hàng cứu trợ được đưa vào kho dự trữ rồi sau hết đợt lũ lụt mới đưa ra, lúc đó không hiệu quả, không có tác dụng, đồng thời hàng hóa xuống cấp. Cấp phát cho dân thế là không tốt.
Vấn đề nữa là có nơi, một số người đi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn sử dụng hàng đó không đúng mục đích, ví dụ lấy một số hàng hóa chuyển đến nơi không đúng đối tượng. Như lương khô sử dụng cho cán bộ làm quà, bánh kẹo sử dụng cho các mục đích khác, rồi hàng cao cấp không được chuyển đến nơi cần nhất là người dân bị thiệt hại. Cái này cần phải khắc phục.
Qua khảo sát của chúng tôi, hiện hàng hóa ứ đọng lại rất nhiều, đặc biệt là hàng hóa của các địa phương khác đưa tới Quảng Trị, Quảng Bình. Hàng hóa ứ đọng không vận chuyển được đến nơi người dân cần, lý do không có phương tiện và phương pháp thực hiện không khoa học, các tổ chức của các địa phương chưa có lực lượng tiếp nhận, phân phối hàng kịp thời.
Thời gian tới đề nghị địa phương chú ý, dân cần nhất là nơi ăn chốn ở, điều kiện sinh hoạt, thuốc men phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm đời sống lâu dài cho họ. Đặc biệt không để dịch bệnh xảy ra với người và gia súc, gia cầm ở địa phương, tạo không khí tốt nhât để dân giải quyết hậu quả của thiên tai.
- Vậy chuyện cán bộ cơ sở lấy lương khô cứu trợ chia nhau làm quà xảy ra cụ thể ở địa phương nào, thưa ông?
Tôi là người tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt ở nhiều cấp, nhiều năm, tình trạng đó xảy ra là có, nhưng không nói cụ thể địa phương nào.
Đây là vấn đề cảnh tỉnh và phải chấn chỉnh ngay đối với cán bộ cơ sở, kể cả lực lượng vũ trang. Nói chung, tất cả hàng hóa của nhân dân, Nhà nước, quân đội phải được chuyển tới người bị thiệt hại đang cần chứ không phải cấp cho người khác.
Hiện tượng này không phải mới mà đã xảy ra những năm vừa qua.
Còn trong đợt mưa lũ này, đến nay chưa phát hiện tình trạng này, nhưng đây là cảnh báo. Chúng tôi cũng rút ra bài học sau các đợt lũ lụt đều có tình trạng đó, bớt xén chế độ, hàng cứu trợ.
Tôi nhắc lại, đây là lời cảnh tỉnh để lãnh đạo các địa phương phải có trách nhiệm ngăn chặn ngay, giúp hàng hòa phải đến người dân được hưởng.
Trực thăng sẵn sàng chuyển hàng cứu trợ đến vùng bị cô lập
- Bộ Quốc phòng đã có quyết định xuất cấp hàng chục tấn hàng viện trợ đến các tỉnh chịu thiệt hại bởi mưa lũ, số hàng này đã đến các địa phương chưa, thưa ông?
Sáng nay, hàng viện trợ của Bộ Quốc phòng đã vào các tỉnh như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình.
Các lực lượng đang chuyển hàng đó xuống từng địa bàn.
- Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, Bộ Quốc phòng đã sử dụng trực thăng. Ông đánh giá thế nào về hiệu quả cứu trợ qua các chuyến bay này?
Hiện hàng hóa biện trợ đang được chuyển lên máy bay để sẵn sàng cứu trợ ở những nơi cần thiết. Ở sân bay Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), Đà Nẵng, Nghệ An, trực thăng của Bộ Quốc phòng đã sẵn sàng để làm nhiệm vụ đó. Lực lượng quân đội lúc nào cũng sẵn sàng, nhưng trực thăng cứu trợ phải trong điều kiện thời tiết cho phép, còn khi thời tiết phức tạp thì rất khó.
Hàng cứu trợ được đưa đến cho bà con vùng lũ. Ảnh: Phạm Trường.
- Với các địa bàn hiện còn bị cô lập do nước lũ, phương án đưa trực thăng tiếp cận để chuyển hàng cứu trợ được Bộ Quốc phòng tính toán như thế nào?
Chúng tôi chưa thống kê hết các địa bàn bị cô lập, nhưng các địa phương nắm rất chắc. Vẫn còn nhiều nơi trong tình trạng này, như hôm qua ở Tây Giang (Quảng Nam) còn 3 xã chưa tiếp cận được, rồi Nghệ An, Hà Tĩnh mỗi tỉnh còn 4-5 xã.
Trong mưa lũ chỉ có thể tiếp cận bằng đường hàng không, nhưng nếu thời tiết không tốt cũng không dám bay. Trong khi đó, tàu thuyền chạy cũng rất khó khăn, phải đảm bảo an toàn mới tiếp cận được.
Hôm nay thời tiết có nắng nên tất cả phương tiện có thể sẽ tiếp cận được vùng bị cô lập. Trong ngày hôm nay có 4-5 chuyến máy bay tiếp cận, đưa hàng viện trợ để kịp thời cung cấp lương thực thực phẩm, đảm bảo người dân không bị đói, rét.
Phải đưa hàng đến tận tay người dân
- Với kinh nghiệm nhiều năm cứu hộ, cứu nạn, theo ông, làm sao để công tác này đảm bảo an toàn và luôn đạt hiệu quả cao nhất?
- Biện pháp tốt nhất là lãnh đạo địa phương các cấp phải vào cuộc, tổ chức bộ phận tiếp nhận và phân phối, đưa ngay hàng hóa cứu trợ về vùng cần tiếp nhận. Ví dụ, ở những vùng hàng cứu trợ của các tổ chức không thể băng rừng, vượt núi, vượt sông suối đi vào được thì các tổ chức ở địa phương phải làm được việc đó. Đặc biệt là quân đội, công an, dân quân tự vệ… cần đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận và dẫn đường mang hàng hóa vào.
Song, thực tế vẫn còn những vùng người dân chưa tiếp cận được hàng cứu trợ, trong khi hàng vận chuyển ùn ứ trên đường lại rất nhiều.
Tất cả nơi xảy ra bão lũ như Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh… đều có tình trạng này. Đó là vấn đề mà chính quyền địa phương cần nhanh chóng tập trung lực lượng giải quyết.
Về phía quân đội vừa rồi đã cấp hàng loạt phương tiện vận chuyển, như canô, các loại phương tiện nhỏ để các lực lượng tham gia vận chuyển hàng hóa đưa vào vùng lũ. Trong khi lực lượng bộ đội vận chuyển, trực tiếp khiêng vác hàng, trực thăng của lực lượng phòng không - không quân cũng đã chuyển 5 chuyến hàng xuống Quảng Trị. Nhưng quan trọng là quản lý hàng hóa quản lý thế nào.
Người đi cứu trợ muốn đưa hàng trực tiếp đến người dân thì các lực lượng nên đóng vai trò dẫn đường, vận chuyển hàng, đưa vào vùng đang cần và chuyển hàng trực tiếp đến tay người dân.
Cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu thời bình của bộ đội, nhưng bộ đội không thể đơn độc làm được mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị. Trong đó, chính quyền và lãnh đạo địa phương giữ vai trò rất quan trọng. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao với lãnh đạo chính quyền địa phương thì rất khó thực hiện.
Theo Zing
-
44 phút trướcBé trai 1 tháng tuổi bị mẹ bỏ rơi trước cổng chùa kèm tờ giấy ghi nội dung "sinh viên năm 3 do khó khăn nhờ chùa giúp đỡ, chăm sóc con".
-
2 giờ trướcNgày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang đưa ra xét xử và tuyên án nhóm 4 bị cáo về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
-
6 giờ trướcNgười đàn ông vừa mua ô tô 5 chỗ với giá 100 triệu đồng, khi chạy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương thì xe bất ngờ bốc cháy dữ dội.
-
6 giờ trướcNgười đàn ông vừa mua ô tô 5 chỗ với giá 100 triệu đồng, khi chạy trên cao tốc TPHCM - Trung Lương thì xe bất ngờ bốc cháy dữ dội.
-
6 giờ trướcSau va chạm mạnh, một người trên xe máy bị thương nặng tử vong, người còn lại được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tại hiện trường 2 phương tiện bị hư hỏng nặng.
-
6 giờ trướcTôn Thất Phúc Lộc thuê hai ô tô có giá trị hơn 2 tỷ đồng của một doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế nhưng sau đó tự ý mang đi thế chấp vay tiền rồi bỏ trốn
-
6 giờ trướcXảy ra mâu thuẫn trong đám cưới, Dương chặn đánh nạn nhân đến bất tỉnh rồi cùng người dân đưa đi viện. Tại bệnh viện bác sĩ nhận định nạn nhân bị ngưng tim, tổn thương nội sọ dẫn đến tử vong.
-
6 giờ trướcCông an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tạm giữ một tài xế có hành vi chở pháo lậu, khi bị bắt đã xuất trình thẻ nhà báo nghi là giả nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
-
6 giờ trướcÁp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10, có tên quốc tế là Pabuk; với sức gió giật cấp 10 trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa. Dự báo, bão hướng về vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
-
6 giờ trước12h ngày 23/12, không khí Hà Nội ô nhiễm thứ 6 thế giới với chỉ số AQI là 198, ở ngưỡng không lành mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
8 giờ trướcNhóm người đi ôtô đến quán bida ở TP Vĩnh Long rồi hét lớn "bắn nó", sau đó được cho là nổ súng.
-
8 giờ trướcUBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
-
8 giờ trướcLúc rạng sáng, người dân phát hiện nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở quận Tân Bình, TPHCM.
-
9 giờ trướcChiếc xe ô tô ở giữa rừng chứa hơn 50kg vàng và khoảng 1,1 triệu USD (gần 28 tỷ đồng).
-
10 giờ trướcCông an TP Tuyên Quang xác định người cầm lái ô tô gây tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong là anh N.K.D. (30 tuổi), cán bộ Công an huyện Yên Sơn.
-
10 giờ trướcTrưa 23/12, cơ quan chức năng TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang vừa xác định được danh tính người điều khiển chiếc xe ô tô gây tai nạn khiến một bé gái 17 tháng tuổi tử vong.
-
11 giờ trướcLực lượng chức năng đang xác minh người cầm lái trong vụ việc ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong tại TP Tuyên Quang. Một nữ tài xế đã trình diện và tự nhận là người điều khiển ô tô gây ra vụ tai nạn thương tâm.
-
11 giờ trước14 người may mắn thoát chết sau khi chiếc phà gỗ ở xã đảo Tam Hải chìm trên sông Trường Giang ở Quảng Nam
-
11 giờ trướcThông tư 73/2024 của Bộ Công an quy định về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT, trong đó có kiểm soát thông qua thiết bị, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.
Tin tức mới nhất
-
37 phút trước
-
3 giờ trước
-
4 giờ trước
-
4 giờ trước