Vì sao phim hài chiếu rạp ở Việt Nam vẫn là xu hướng không đổi?
(2Sao) – Kinh phí thấp, khán giả thích xem hài, các danh hài tên tuổi tham gia… là những nguyên nhân chính.
Phim chiếu rạp ở Việt Nam đã dần được định hình trong khoảng 10 năm đổ lại đây. Nếu ngày trước chỉ có Tết mới là mùa phim Việt Nam ra rạp, thì trong những năm gần đây phim Việt Nam đổ bộ ngày một nhiều hơn. Ngoài phim Tết thì hiện tại còn có phim hè, phim mùa Noel, phim Valentine… Tuy nhiên nếu để ý thì thể loại phim Việt Nam khi chiếu rạp không được đa dạng, mà thể loại hài gần như chiếm đa số. Vì sao phim hài chiếu rạp ở Việt Nam vẫn là xu hướng chung hiện nay?
Kinh phí thấp, dễ có lời
Từ sau “Gái nhảy” năm 2003 thì phim Việt chiếu rạp dần được khán giả chú ý trở lại sau thời kỳ phim “mì ăn liền” của thập niên 90 thế kỷ trước. Vào năm 2005, bộ phim hài “Khi đàn ông có bầu” do hãng phim Phước Sang trình chiếu trong dịp Tết cùng năm đã mở đầu cho xu hướng phim hài Việt trên màn ảnh rộng. Có nội dung hài hước, quy tụ dàn diễn viên hài nổi tiếng của làng hài kịch phía Nam, phim đã thu hút khán giả đến rạp xem phim và đạt được doanh thu cao lúc bấy giờ. Những năm sau đó, các phim thuộc thể loại hài như “Võ lâm truyền kỳ”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”… đã được sản xuất và có doanh thu khả quan.
Lý giải cho việc thể loại phim hài vẫn được các nhà sản xuất ưu ái phát triển thì có thể hiễu phần lớn nằm ở vấn đề kinh phí. Làm phim hài thì không cần kỹ xào hoành tráng quá nhiều, tiền đầu tư cho cảnh trí và hiệu ứng cũng ít hơn. Điển hình như phim “49 ngày” vào năm ngoái đã thu về hàng tỷ đồng lợi nhuận, dù rằng kinh phí bỏ ra cho bộ phim không quá cao.
Nhìn vào trường hợp của “Thiên mệnh anh hùng”, dù phim được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, song kinh phí bỏ ra lại quá cao so với doanh thu, nên phim bị lỗ nặng. Việc này dẫn tới việc không ai muốn mạo hiểm cho các thể loại phim khác, nhất là phim cổ trang. Bởi thể loại phim cổ trang không thể đầu tư qua loa, sơ sài mà phải chỉnh chu từ trang phục cho đến các màn đấu võ cùng ngoại cảnh. Mà nếu đầu tư quá cao thì nguy cơ hồi vốn càng thấp, nói chi tới có lời.
Khán giả vẫn yêu thích thể loại phim hài hơn
Nhiều ý kiến cho rằng bản thân nhà sản xuất phim dễ dãi khi sản xuất phim hài liên tục với nội dung có phần hời hợt và không có nhiều ý nghĩa. Thiết nghĩ khi kinh doanh thì ai mà không muốn nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy vậy nâng cao chất lượng đồng nghĩa với việc phải thay đổi lại định hướng đối tượng. Mà ở Việt Nam thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Trong tâm trí khán giả, phim Việt Nam là gắn liền với hài hước, xem phim Việt Nam để giải trí thư giãn, không cần hoành tráng không cần hành động, có hài là được. Nên không lạ khi các phim hài chiếu rạp ở Việt Nam lại có doanh thu “đại thắng”, như “Tèo Em”, “49 ngày”, “Nhà có 5 nàng tiên”, “Cô dâu đại chiến”…
Tuy nhiên khán giả hiện tại cũng đã biết chọn lọc phim hài để xem, nhờ vào những “thảm họa” trước đó cùng những ý kiến trên mạng xã hội và báo đài. Nên không phải cứ phim hài là sẽ có doanh thu tốt hay được khán giả yêu thích. Điển hình như “Nàng men chàng bóng”, “Em hiền như ma sơ”… đều là những phim hài có nội dung hời hợt, qua loa và rất vô duyên. Nên kết quả là phim bị khán giả quay lưng, doanh số không đạt như mong đợi dù đã quảng cáo PR mạnh mẽ. Điều đó cho thấy tuy khán giả Việt Nam thích xem phim hài, nhưng đó là những phim hài có nội dung tốt, chứ không phải chỉ làm không có đầu tư.
Vì sự thu hút của các danh hài nên có thời nhiều phim không cần quan tâm tới nội dung, chỉ việc “gom” các danh hài vào là được. Tuy vậy với “Hello cô Ba” lại là một thất bại khi bị dư luận lên án chỉ trích phim không có nội dung, dù quy tụ hàng loạt danh hài sáng giá tham gia. Nên sau đó trào lưu “gom” danh hài vào phim cũng đã giảm dần. Hiện tại các phim chiếu rạp thường chỉ quy tụ từ 1-2 danh hài có tiếng là đã thu hút khán giả rồi.
Lời kết
Xu hướng làm phim hài chiếu rạp ở Việt Nam có lẽ vẫn sẽ còn tồn tại, vì khán giả vẫn còn rất hứng thú với phim hài và các danh hài. Vì vậy chỉ mong sao kịch bản được cải thiện và phim sẽ có chiều sâu trong hài có bi, trong bi có hài thì sẽ nâng cao chất lượng phim hơn.
Kinh phí thấp, dễ có lời
Từ sau “Gái nhảy” năm 2003 thì phim Việt chiếu rạp dần được khán giả chú ý trở lại sau thời kỳ phim “mì ăn liền” của thập niên 90 thế kỷ trước. Vào năm 2005, bộ phim hài “Khi đàn ông có bầu” do hãng phim Phước Sang trình chiếu trong dịp Tết cùng năm đã mở đầu cho xu hướng phim hài Việt trên màn ảnh rộng. Có nội dung hài hước, quy tụ dàn diễn viên hài nổi tiếng của làng hài kịch phía Nam, phim đã thu hút khán giả đến rạp xem phim và đạt được doanh thu cao lúc bấy giờ. Những năm sau đó, các phim thuộc thể loại hài như “Võ lâm truyền kỳ”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Công chúa teen và ngũ hổ tướng”… đã được sản xuất và có doanh thu khả quan.
Lý giải cho việc thể loại phim hài vẫn được các nhà sản xuất ưu ái phát triển thì có thể hiễu phần lớn nằm ở vấn đề kinh phí. Làm phim hài thì không cần kỹ xào hoành tráng quá nhiều, tiền đầu tư cho cảnh trí và hiệu ứng cũng ít hơn. Điển hình như phim “49 ngày” vào năm ngoái đã thu về hàng tỷ đồng lợi nhuận, dù rằng kinh phí bỏ ra cho bộ phim không quá cao.
Nhìn vào trường hợp của “Thiên mệnh anh hùng”, dù phim được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, song kinh phí bỏ ra lại quá cao so với doanh thu, nên phim bị lỗ nặng. Việc này dẫn tới việc không ai muốn mạo hiểm cho các thể loại phim khác, nhất là phim cổ trang. Bởi thể loại phim cổ trang không thể đầu tư qua loa, sơ sài mà phải chỉnh chu từ trang phục cho đến các màn đấu võ cùng ngoại cảnh. Mà nếu đầu tư quá cao thì nguy cơ hồi vốn càng thấp, nói chi tới có lời.
Khán giả vẫn yêu thích thể loại phim hài hơn
Nhiều ý kiến cho rằng bản thân nhà sản xuất phim dễ dãi khi sản xuất phim hài liên tục với nội dung có phần hời hợt và không có nhiều ý nghĩa. Thiết nghĩ khi kinh doanh thì ai mà không muốn nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy vậy nâng cao chất lượng đồng nghĩa với việc phải thay đổi lại định hướng đối tượng. Mà ở Việt Nam thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Trong tâm trí khán giả, phim Việt Nam là gắn liền với hài hước, xem phim Việt Nam để giải trí thư giãn, không cần hoành tráng không cần hành động, có hài là được. Nên không lạ khi các phim hài chiếu rạp ở Việt Nam lại có doanh thu “đại thắng”, như “Tèo Em”, “49 ngày”, “Nhà có 5 nàng tiên”, “Cô dâu đại chiến”…
Tuy nhiên khán giả hiện tại cũng đã biết chọn lọc phim hài để xem, nhờ vào những “thảm họa” trước đó cùng những ý kiến trên mạng xã hội và báo đài. Nên không phải cứ phim hài là sẽ có doanh thu tốt hay được khán giả yêu thích. Điển hình như “Nàng men chàng bóng”, “Em hiền như ma sơ”… đều là những phim hài có nội dung hời hợt, qua loa và rất vô duyên. Nên kết quả là phim bị khán giả quay lưng, doanh số không đạt như mong đợi dù đã quảng cáo PR mạnh mẽ. Điều đó cho thấy tuy khán giả Việt Nam thích xem phim hài, nhưng đó là những phim hài có nội dung tốt, chứ không phải chỉ làm không có đầu tư.
Các tên tuổi hài là bảo chứng phòng vé
Xu hướng làm phim hài ở Việt Nam còn nằm ở việc nhà sản xuất cần những diễn viên “bảo chứng doanh thu phòng vé”, mà trong đó các nghệ sĩ hài hiện đang có vị trí “hot” nhất trong showbiz. Các tên tuổi quen thuộc với khán giả như Hoài Linh, Việt Hương, Trấn Thành, Trường Giang, Chí Tài, Lê Khánh… là bảo chứng cho doanh thu các phim Việt ở rạp. Chỉ cần nghe những cái tên này thì không cần biết nội dung ra sao, khán giả vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra mua vé. Vì sự thu hút của các danh hài nên có thời nhiều phim không cần quan tâm tới nội dung, chỉ việc “gom” các danh hài vào là được. Tuy vậy với “Hello cô Ba” lại là một thất bại khi bị dư luận lên án chỉ trích phim không có nội dung, dù quy tụ hàng loạt danh hài sáng giá tham gia. Nên sau đó trào lưu “gom” danh hài vào phim cũng đã giảm dần. Hiện tại các phim chiếu rạp thường chỉ quy tụ từ 1-2 danh hài có tiếng là đã thu hút khán giả rồi.
Lời kết
Xu hướng làm phim hài chiếu rạp ở Việt Nam có lẽ vẫn sẽ còn tồn tại, vì khán giả vẫn còn rất hứng thú với phim hài và các danh hài. Vì vậy chỉ mong sao kịch bản được cải thiện và phim sẽ có chiều sâu trong hài có bi, trong bi có hài thì sẽ nâng cao chất lượng phim hơn.
Nhân Sư
Theo Vietnamnet
-
29 phút trướcJang Nara thể hiện sự xuất sắc trong cả sự nghiệp diễn xuất lẫn ca hát. Cô lập kỷ lục chưa từng có trong giới giải trí Hàn Quốc.
-
1 giờ trướcSau gần 3 năm kết hôn, đây là lần hiếm hoi Park Shin Hye công khai nhắc đến ông xã Choi Tae Joon.
-
1 giờ trướcTrong ''Không thời gian'' tập 17, cô giáo Tâm chia sẻ với Hạnh không có tình cảm với Tài. Nghe vậy, Hạnh liền gán ghép cô giáo với Trung tá Đại.
-
2 giờ trướcPhim Việt "Chị dâu" vượt mặt bom tấn "Mufasa: Vua sư tử" để dẫn đầu phòng vé tuần qua. Với chiến lược quảng bá tốt và sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi, phim thu về hơn 25 tỷ đồng trong tuần mở màn.
-
3 giờ trước“Hidden Face” có tài tử Song Seung Hun đóng chính vượt mốc một triệu lượt người xem, trở thành bộ phim 19+ Hàn Quốc ăn khách nhất trong 5 năm.
-
4 giờ trướcPhim "Mẹ lao công học yêu" vừa lên sóng đã bị chỉ trích vì tình tiết đạo nhái phim Trung Quốc. Khán giả chê lời thoại của phim sến sẩm, gượng gạo, ê-kíp cố làm phim thảm họa để câu tương tác.
-
5 giờ trướcChuyện gì mà khiến Trấn Thành phải vào "check var" ngay thế này?
-
16 giờ trướcNăm 2024, Triệu Lệ Dĩnh có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sự nghiệp của mình.
-
20 giờ trướcTập 8 'Khi điện thoại đổ chuông' chạm đỉnh rating khi diễn biến phim ngày càng gay cấn, nam chính Baek Sa Eon gặp nạn, bất tỉnh trong biển lửa.
-
1 ngày trướcTạp chí Time của Mỹ đã chọn ra 10 bộ phim truyền hình Hàn Quốc hay nhất năm. Điều này chứng minh sự bành trướng của các tác phẩm nội dung tiếng Hàn ở thị trường Mỹ.
-
1 ngày trướcNhiều ý kiến cho rằng đạo diễn "Công tử Bạc Liêu" cần nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm vì đã xây dựng một tác phẩm hời hợt, thiếu chiều sâu và làm méo mó đi hình tượng nhân vật vốn quen thuộc với người dân.
-
1 ngày trướcSao nữ gây tiếc nuối vì sa đà vào việc chỉnh sửa nhan sắc dẫn tới khuôn mặt bị biến chứng.
-
1 ngày trướcSao cấp S của showbiz Việt tung dự án mới ngay thời điểm Phương Lan vướng ồn ào.
-
1 ngày trướcTrấn Thành khẳng định bản thân chưa từng so sánh mình với bất kỳ ai chứ đừng nói đến "vua hài" như Châu Tinh Trì.
-
1 ngày trướcTrấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết.
-
1 ngày trướcPhim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.
-
2 ngày trước"Mufasa: Vua sư tử" được kỳ vọng mang đến góc nhìn mới cho thương hiệu hoạt hình đình đám. Song, nội dung phim lại thiếu sáng tạo và không đủ chiều sâu nên chưa thể ghi điểm với giới phê bình.
-
2 ngày trướcThương Tín lúc hoàng kim có 4 vai diễn nhận được nhiều yêu mến của khán giả. Đó là những vai diễn nào?
Tin tức mới nhất
-
5 phút trước
-
29 phút trước
-
29 phút trước
-
59 phút trước
-
59 phút trước