WHO công bố 116 thứ có thể gây ra ung thư

Trong tình trạng ô nhiễm hiện nay thì con số gây sốc này được xem là một lời cảnh báo nghiêm trọng tới cộng đồng.

Qua hơn 800 nghiên cứu, 22 chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO tìm ra mối liên quan giữa thịt đỏ và thịt chế biến công nghiệp với các chủng loại ung thư. Dựa vào ảnh hưởng xấu trên cơ thể con người, họ kết luận, các loại thịt kể trên có thể gây ra ung thư trực tràng hoặc ung thư ruột. Ước tính, chỉ ăn 50 gr thịt chế biến công nghiệp mỗi ngày cũng có thể khiến con người có khả năng mắc ung thư ruột lên tới 18%.

151029tgungthu2-6a8a5
WHO mới công bố thịt xông khói cùng xúc xích là loại thực phẩm có thể gây ung thư.

Theo các chuyên gia y tế WHO, các loại thịt đã qua chế biến gia công như hun khói, pate, hamburger... sẽ có khả năng gây ung thư vì chúng có chứa muối và các chất phụ gia cũng như chất bảo quản như Nitrat, Nitrit. Tiến sĩ Kurt Straif, Giám đốc Chương trình Chuyên khảo IARC cho biết, khả năng mắc ung thư trực tràng do ăn thịt chế biến công nghiệp hiện vẫn thấp nhưng sẽ tăng tỷ lệ thuận với lượng thịt này mà họ tiếp nạp vào cơ thể.

Song song cùng với thịt chế biến công nghiệp, thịt đỏ tươi sống vốn được ưa chuộng cũng bị xếp cùng nhóm thực phẩm gây ung thư. Trước công bố gây sốc này, Chương trình Chuyên khảo IARC đã công bố danh sách 116 điều bao gồm thực phẩm, hoạt động hằng ngày cũng như các bệnh có thể gây ung thư nhằm đưa ra cảnh báo về sức khỏe cho con người.

151029tgungthu1-6a8a5
Nhìn chung, những loại thịt đã qua chế biến công nghiệp đều có thể gây ung thư.

151029tgungthu3jpg-6a8a5
Ngoài ra, lá trầu không ăn kèm với hạt cau và thuốc lào cũng có thể gây ra ung thư.

Danh sách 116 thứ gây ung thư

1. Hút thuốc lá
2. Đèn cực tím, tắm nắng
3. Sản xuất nhôm
4. Thạch tín (Asen) trong nước uống
5. Sản xuất phẩm màu Auramine
6. Sản xuất, sửa chữa giày, bốt
7. Quét ống khói
8. Khí hóa than đá
9. Chưng cất hắc ín than đá
10. Sản xuất than đốt
11. Làm đồ nội thất, cabin
12. Khoáng Hematit phơi nhiễm với khí radon
13. Hít khói thuốc
14. Đúc sắt, thép
15. Sản xuất rượu isopropylic
16. Sản xuất thuốc nhuộm màu đỏ tím
17. Làm thợ sơn
18. Lát và lớp mái bằng hắc ín than đá
19. Công nghiệp sản xuất cao su
20. Tiếp xúc với sương axit vô cơ mạnh có chứa axit sunfuric
21. Hỗn hợp tự nhiên của độc tố do nấm mốc gây ra
22. Đồ uống có cồn
23. Nhai trầu cau cau
24. Nhai lá trầu với thuốc lào
25. Nhai lá trầu không
26. Hắc ín than đá
27. Nhựa than đá
28. Khí tỏa ra từ các thiết bị đốt than trong nhà
29. Khí thải trong sản xuất dầu diesel
30. Dầu khoáng thô và đã qua xử lý
31. Thuốc giảm sốt, giảm đau Phenacetin
32. Cây chứa axit aristolochic (sử dụng trong thảo dược Trung Quốc)
33. Hợp chất clo hóa của biphenyl (PCBs)
34. Cá ướp muối kiểu Trung Quốc
35. Dầu đá phiến
36. Muội, nhọ
37. Sản phẩm thuốc lá không khói
38. Mùn cưa
39. Thịt chế biến công nghiệp
40. Chất acetaldehyde
41. Chất 4-Aminobiphenyl
42. Axit aristolochic
43. Thạch miên
44. Thạch tín và các hợp chất của nó
45. Thuốc ức chế miễn dịch có chứa thành phần azathioprine
46. Chất benzen
47. Chất benzidine
48. Chất benzo[a]pyrene
49. Berili và các hợp chất của nó
50. Chất chlornapazine
51. Hợp chất hữu cơ Bis(chloromethyl) ether
52. Hợp chất chloromethyl methyl ether
53. Chất hóa học 1,3-Butadiene
54. Hợp chất hữu cơ 1,4-Butanediol
55. Cadimi và các hợp chất của nó
56. Thuốc có chứa thành phần chlorambucil
57. Thuốc có chứa thành phần methyl-ccnu (semustine)
58. Crom VI và các hợp chất của nó
59. Thuốc có thành phần ciclosporin
60. Thuốc điều trị hoóc-môn kết hợp tránh thai
61. Thuốc tránh thai hằng ngày
62. Thuốc có thành phần cyclophosphamide
63. Hoóc-môn sinh dục nữ tổng hợp diethylstilboestrol
64. Thuốc nhuộm chuyển hóa thành chất benzidine
65. Virus Epstein-Barr
66. Hoóc-môn sinh dục nữ không steroid
67. Hoóc-môn sinh dục nữ steroid
68. Điều trị hoóc-môn sinh dục nữ trước thời kỳ mãn kinh
69. Chất ethanol trong đồ uống có cồn
70. Tinh thể khoáng erionite
71. Hợp chất hữu cơ ethylene oxide
72. Thành phần etoposide tách riêng, etoposide kết hợp với cisplatin và bleomycin
73. Phoóc- môn
74. Hợp chất bán dẫn gallium arsenide
75. Nhiễm xoắn khuẩn helicobacter pylori
76. Nhiễm virus viêm gan B mãn tính
77. Nhiễm virus viêm gan C mãn tính
78. Các thuốc thảo dược chứa cây thuộc chi Aristolochia
79. Nhiễm virus suy giảm miễn dịch loại 1 ở người
80. Nhiếm virus papilloma ở người chủng 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 51, 56, 58, 59 và 66
81. Virus sinh u lympho T ở người tuýp 1
82. Thuốc Melphalan
83. Thuốc Methoxsalen bức xạ tia cực tím A
84. Chất bisamine
85. Liệu pháp MOPP và hóa trị liệu alkyl
86. Khí lưu huỳnh mù tạt
87. Chất 2-Naphthylamine
88. Bức xạ nơtron
89. Hợp chất mạ kền
90. Chất 4-(N-Nitrosomethylamino)-1-(3-pyridyl)-1-butanone
91. Chất N-Nitrosonornicotine
92. Nhiễm sán lá gan Đông Nam Á
93. Không khí ngoài trời ô nhiễm
94. Ô nhiễm không khí dạng hạt
95. Phốt-phát
96. Chất phóng xạ Plutoni-239 và các sản phẩm phân rã của nó
97. Thành phần radioiodines, chất đồng vị ngắn ngày sinh ra từ tai nạn phản ứng nguyên tử và vũ khí hạt nhân
98. Nuclit phóng xạ phân rã hạt α
99. Nuclit phóng xạ phân rã hạt β
100. Radium-224 và sản phẩm phân rã của nó
101. Radium-226 và sản phẩm phân rã của nó
102. Radium-228 và sản phẩm phân rã của nó
103. Radon-222 và sản phẩm phân rã của nó
104. Nhiễm sán máng
105. Hít phải silic đi-ô-xit, kết tinh dưới dạng thạch anh hoặc khoáng cristobalite
106. Bức xạ mặt trời
107. Đá tan chứa thớ cấu trúc
108. Thuốc chứa thành phần tamoxifen trong điều trị ung thư vú, nội tiết
109. Chất dioxin
110. Thuốc có chứa thành phần thiotepa
111. Thorium-232 và phân rã của nó được tiêm vào tĩnh mạch để phân tán chất keo của thorium-232 đi-ô-xít
112. Chất treosulfan
113. Hợp chất hữu cơ ortho-toluidine
114. Hợp chất vinyl chloride sản xuất ra nhựa
115. Bức xạ tia cực tím
116. Bức xạ X-quang và bức xạ gamma

Theo kênh 14/ Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất